Nghe hoặc hát bài hát Lớn lên em sẽ làm gì của nhạc sĩ Trần Hữu Pháp và trả lời câu hỏi.
Em hãy kể tên những nghề nghiệp được nhắc đến trong bài hát.
Nghe hoặc hát bài hát Lớn lên em sẽ làm gì của nhạc sĩ Trần Hữu Pháp và trả lời câu hỏi.
Em hãy kể tên những nghề nghiệp được nhắc đến trong bài hát.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
a. Em hãy nêu những đóng góp của người lao động trong các tranh trên.
b. Hãy kể thêm đóng góp của một số người lao động khác mà em biết.
a. 1 - Nhạc công: đem lại tiếng đàn cho người nghe
2 - Bộ đội: bảo vệ Đất Nước
3 - Nông dân: cung cấp lương thực, thực phẩm
4 - Bác sĩ: khám và chữa bệnh cho bệnh nhân
5 - Công nhân may: cung cấp quần áo, đồ dùng may mặc ...
6 - Người làm muối: cung cấp muối
b. Một số đóng góp của người lao động khác mà em biết:
- Cô, thầy giáo: truyền tải kiến thức và kĩ năng cần thiết cho các em học sinh
- Bác bảo vệ: bảo vệ cơ sở vật chất
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Cái gì quý nhất
Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.
Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”.
Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì! Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”.
Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thời gian. Thầy giáo thường nói thời gian quý hơn vàng bạc. Có thời gian mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!”.
Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.
Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:
– Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thời gian đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thời gian vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thời gian? Đó chính là người lao động, các em ạ! Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có và thời gian cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.
(Theo Trịnh Mạnh – Tiếng Việt 5, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
a. Bài học quý mà Hùng, Quý và Nam nhận được là gì?
b. Theo em, vì sao phải biết ơn người lao động?
a. Bài học quý mà Hùng, Quý và Nam nhận được: quý giá nhất đôi khi không phải là những gì to lớn (vàng, thời gian) mà thật ra chỉ đơn sơ và giản dị, gần gũi với chúng ta hằng ngày: người lao động.
b. Vì lao động giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống âm no hạnh phúc. Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình.
Nhận xét các ý kiến sau:
1. Những người lao động kiếm được nhiều tiền mới có đóng góp cho xã hội.
2. Tất cả sản phẩm trong xã hội có được là nhờ những người lao động.
3. Chỉ cần biết ơn những người lao động mà mình sử dụng sản phẩm do họ làm ra.
4. Cuộc sống và xã hội tốt đẹp hơn là nhờ công lao của tất cả người lao động.
1. Ý kiến này chưa đúng vì tiền chỉ là thước đo giá trị hàng hoá, chỉ cần người lao động tạo ra giá trị, sản phẩm phục vụ đời sống đã là một sự đóng góp to lớn.
2. Ý kiến này đúng
3. Ý kiến này chưa đúng vì tất cả người lao động đều đóng góp giá trị cho xã hội và ta cần phải biết ơn và trân trọng
4. Ý kiến này đúng.
Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào sau đây? Vì sao?
1. Đồng tình vì đầu bếp chính là người chế biến, nấu ra những món ăn thơm ngon, bỗ dưỡng
2. Không đồng tình, vì dù có đèn giao thông thì đường sá vẫn có thể bị ùn tắc, đôi khi xuất hiện nhiều tình huống nguy hiểm mà máy móc không thể xử lí, vậy nên chú công an rất quan trọng
3. Đồng tình vì Thanh đã có lời nói, việc làm thể hiện sự biết ơn đối với chú bảo vệ
4. Không đồng tình vì như vậy là không thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự đối với cô bán hàng.
Xử lí tình huống
Tình huống 1.
Một hôm, Nam và Quân chia sẻ với nhau về nghề nghiệp của bố mình. Quân rất tự hào vì bố của Quân là công nhân. Nam cũng rất hãnh diện vì bố mình là nhà báo. Quân thắc mắc: “Nhà báo có đóng góp gì cho xã hội vậy Nam?”.
Nếu là Nam, em sẽ trả lời bạn như thế nào?
Tình huống 2.
Hồng đọc được một bài viết về tấm gương người lao động trên báo Tuổi trẻ. Hồng cảm thấy rất ngưỡng mộ và yêu quý tấm gương này nên chia sẻ với Lan. Lan bảo: “Đây đâu phải là người thân của mình mà mình phải yêu quý, biết ơn. Họ có giúp được gì cho mình đâu.”.
Nếu là Hồng, em sẽ ứng xử như thế nào?
TH1:
Nếu em là Nam em sẽ trả lời như sau: Nhà báo là những người đưa tin, giúp mọi người có thể nắm bắt được thông tin, tình hình xã hội. Nhà báo luôn đưa đến những thông tin đúng đến cho mọi người dân. Vì thế nghề nhà báo cũng cần được tôn trọng.
TH2:
Nếu em là Hồng em sẽ nói cho Lan biết: Không nhất thiết phải là người thân mình mới được yêu quý và biết ơn. Những bài viết đưa người ấy lên bài viết với mục đích đó là một tấm gương sáng để chúng ta có thể noi theo, có thể dựa vào tấm gương sáng ấy để học hỏi và lấy động lực rèn luyện cho bản thân ngày càng tốt hơn.
Trả lời bởi animephamSưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát… về người lao động.
Cô thầy tôi
Trong trường vất vả dạy đàn con
Chẳng ngại gian lao quãng thân mòn
Ló sáng bình minh cơm mãi vội
Về đêm lịm tắt bữa chưa ngon.
âm thầm chỉ dẫn ơn luôn nhớ
Lặng lẽ khuyên rằng nghĩa vẫn tròn
Áo đẫm mồ hôi toàn bụi phấn
Cô Thầy khổ nhọc tựa ngàn non.
Tứ Gia
Tìm hiểu và chia sẻ với bạn về một người lao động quanh em.
Quanh em có nhiều người lao động, nhưng hiểu và gần gũi nhất có lẽ là mẹ. Mẹ em làm nghề buôn bán, bán hàng và tặng kèm những nụ cười khi đáp ứng được nhu cầu mua hàng của họ. Mỗi thứ mẹ làm ra đều đáng quý, vì đó là biết bao công sức.
Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
Những nghề nghiệp được nhắc tới trong bài hát là: công nhân, nông dân, lái tàu, kỹ sư.
Trả lời bởi animepham