Rạng sáng ngày 14 - 7 - 1789, khắp các khu phố Pa-ri vang lên lời kêu gọi "Hãy tiến chiếm Ba-xti!", hàng nghìn người dân Pa-ri đã tấn công vào ngục Ba-xti. Đây vốn là một pháo đài, sau chuyển thành nhà ngục, được xem là biểu tượng quyền lực của chế độ phong kiến chuyên chế. Từ ngọn lửa tấn công ngục Ba-xti đã bùng lên thành cuộc cách mạng thiêu cháy những tàn dư bảo thủ và lạc hậu của chế độ phong kiến. Cách mạng tư sản Pháp cùng các cuộc cách mạng tư sản khác ở Tây Âu và Bắc Mỹ đã mở ra những trang sử mới cho nhân loại.
Vậy, tiền đề, động lực của các cuộc cách mạng tư sản là gì? Mục tiêu, nhiệm vụ cũng như kết quả, ý nghĩa ra sao?
#Tham khảo
- Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân tấn công ngục Ba-xti, đánh dấu sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp. Sau này, ngày 14/7 được chọn là ngày Quốc khánh của nước Pháp.
- Một số cuộc cách mạng tư sản em đã được học:
+ Cách mạng Nê-đéc-lan (thế kỉ XVI).
+ Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII).
+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII)
+ Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII).
+ Đấu tranh thống nhất nước Đức (thế kỉ XIX)
+ Duy tân Minh Trị (thế kỉ XIX).
+ Cách mạng Tân Hợi (thế kỉ XX).
- Một số điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản:
+ Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ dựa trên những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
+ Các cuộc cách mạng tư sản đều nhằm mục tiêu xóa bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Lãnh đạo cách mạng tư sản là giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc phong kiến tư sản hóa,…)
+ Trong cách mạng tư sản, giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân giữ vai trò là động lực quyết định thắng lợi của cách mạng.
Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng