5. Buổi học cuối cùng

TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

  "Buổi học cuối cùng là câu chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát đặt dưới góc nhìn cậu học trò nhỏ Phrăng. Buổi sáng hôm ấy, Phrăng đến lớp muộn và ngạc nhiên trước sự khác thường của lớp học. Khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, cậu thật sự choáng váng không tin vào sự thật trước mắt. Cậu thấy tiếc nuối và hối hận vì bấy lâu nay đã phung phí thời gian học tiếng Pháp để đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh rất lâu mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm, trong lớp học còn rất nhiều người khác đến nghe thầy Ha - men dạy học. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp và giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Buổi học kết thúc trong những nghẹn ngào khó nói lên lời. Thầy cố viết thật to lên bảng đen "Nước Pháp muôn năm".

Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Chủ đề: Sự lưu luyến và tiếc nuối của những người vùng An-dát về buổi học tiếng Pháp cuối cùng.

- Thông điệp:

+ Thông điệp về sự tồn tại của một quốc gia gắn liền với ngôn ngữ của quốc gia đó.

+ Thông điệp về lòng yêu nước gắn liền với những hành động chăm chỉ hàng ngày.

Trả lời bởi Thanh An
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

THAM KHẢO!

     Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của Phrăng. Việc sử dụng điểm nhìn ấy đem lại sự gần gũi cho văn bản vì nó là câu chuyện được kể từ người trong cuộc, đồng thời là của một cậu bé.

Trả lời bởi Thanh An
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

THAM KHẢO!

1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu cảm nhận chung về nhân vật.

2. Thân bài:
* Phân tích đặc điểm nhân vật:
- Là một người thầy tâm huyết, tận tình với nghề:
+ Dù là buổi học cuối cùng, thầy Ha-men vẫn lên lớp dạy như bao ngày trước kia.
+ Thầy nhẹ nhàng, dịu dàng nhắc nhở học trò thay vì giận dữ như mọi khi.
+ Thầy kiên nhẫn giảng giải hết mọi kiến thức cho học trò.
- Là một người có lòng yêu nước, yêu ngôn ngữ dân tộc tha thiết:
+ Thầy nói với học trò về vẻ đẹp của tiếng Pháp.
+ Khi cho học sinh viết tập, thầy đã chuẩn bị "những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng chữ rông thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát."
+ Xúc động mạnh, người nhợt nhạt khi nghe thấy tiếng kèn của lính Phổ vang lên ngoài cửa sổ.
+ Thầy cầm phấn viết lên bảng dòng chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!" rồi sau đó đứng dựa vào tường, chẳng nói một lời mà chỉ giơ tay ra hiệu "Kết thúc rồi... đi đi thôi!".
* Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi" -> giúp nhân vật bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc một cách chân thực, rõ nét về thầy Ha-men.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo: khắc họa nhân vật thông qua trang phục, cử chỉ, hành động, lời nói.

3. Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

Trả lời bởi Thanh An
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

 Kết thúc câu chuyện gợi cho tôi suy nghĩ về mối quan hệ giữa ngôn ngữ dân tộc và lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu đất nước, dân tộc cần phải được biểu hiện trong việc gìn giữ và phát huy ngôn ngữ của đất nước, dân tộc đó, không ai có quyền xâm phạm đến.

tham khảo!

Trả lời bởi Thanh An