Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính?
Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính?
Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định truyện ngắn gồm mấy phần? Tóm lược nội dung từng phần.
- Có thể xác định truyện ngắn gồm 4 phần:
+ Đoạn 1 (từ đầu ... đã nói những lời ấy): Lời yêu thương chân thành bột phát của nhân vật “tôi” bất giác trở thành một chuyện đùa, song lại nhen lên trong lòng Na-đi-a khát vọng hạnh phúc cùng những băn khoăn
+ Đoạn 2 (tiếp ... không còn khả năng hiểu nữa): Na-đi-a say sưa với khát vọng yêu thương, quyết tâm tìm ra nỗi sợ, truy tìm sự thật một mình
+ Đoạn 3 (tiếp ... thu xếp đồ đạc): cảnh chia tay lúc xuân sang, khoảnh khắc giao cảm một lần nữa bùng lên rồi vụt tắt
+ Đoạn 4: (còn lại): những suy tư, tiếc nuối, trăn trở nhiều năm sau, khi tất cả chỉ còn là kỉ niệm
Trả lời bởi Hà Quang MinhVì sao Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”.
- Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy” vì gió không biết nói, không thể nói được những điều ấy và nàng không biết ai là người nói nhưng trong tâm nàng nghĩ rằng “tôi” nói điều ấy và không muốn tin gió nói điều ấy.
Trả lời bởi Hà Quang MinhXác định tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ”.
Tâm trạng hoài niệm, đầy phức tạp
Trả lời bởi Hà Quang MinhLưu ý “độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a.
- Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi.
- Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không.
Trả lời bởi Hà Quang MinhLưu ý câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”.
- Ôi, gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!
Trả lời bởi Hà Quang MinhLưu ý về ngôi kể. Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó” hay “bây giờ”?
- Ngôi kể thứ nhất, người kể xưng “tôi”
- Người kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó”
Trả lời bởi Hà Quang MinhĐôi khi hồi ức về một kỉ niệm nhỏ bé trong quá khứ lại khiến ta phải suy ngẫm nhiều về cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai. Hãy kể lại kỉ niệm ấy với bạn bè.
- Một số kỉ niệm thơ ấu: ngày sinh nhật bên bạn bè, gia đình, chuyến đi tham quan, du lịch, ngày Tết, một lần bị ốm, ....
Trả lời bởi Hà Quang MinhLưu ý sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.
- Người kể chuyện đồng cảm với nỗi sợ độ cao và sợ trượt tuyết của Na-đi-a
Trả lời bởi Hà Quang MinhLưu ý hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”.
- Hàng rào cao có đinh nhọn chính là cản trở ngăn cách 2 nhân vật
- Hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi” đã cho thấy sự tò mò, muốn tìm hiểu Na-đi-a
Trả lời bởi Hà Quang Minh
- Ngôi kể thứ nhất, là nhân vật tham gia hành động chính
Trả lời bởi Hà Quang Minh