9. Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
9. Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
10. Thống kê tên các mục tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn 11, tập một. Từ đó, nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết.
tham khảo
- Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là:
+ Bài 1 với các bài luyện tập biện pháp lặp cấu trúc.
+ Bài 2 với các bài tập biện pháp tu từ đối.
+ Bài 3 với các bài tập về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
+ Bài 4 với các bài lỗi về thành phần câu và cách sửa.
→ Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.
Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong5. Nêu và nhận xét đặc điểm của các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 11, tập một. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản thông tin ấy.
tham khảo
- Nhận xét đặc điểm của các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 11, tập một:
+ Nhan đề của văn bản thông tin thường tập trung nêu bật đề tài của văn bản.
+ Bố cục và cách trình bày văn bản thông tin: Bố cục là hình thức sắp xếp các phần, mục lớn của một văn bản. Bố cục của văn bản thông tin thường có các phần, mục lớn sau đây: nhan đề, sa pô; thời gian và nơi in văn bản; nội dung chính của văn bản.
+ Trình bày văn bản thông tin gồm kênh chữ và có thể kết hợp với kênh hình; kênh chữ có thể có các tiểu mục; kết thúc văn bản có thể có mục tài liệu tham khảo và các chú thích.
+ Thái độ và quan điểm của người viết ở văn bản thông tin được thể hiện ở nội dung đồng tính hay phản đối, ca ngợi hay phê phán thông qua các yếu tố như nhan đề văn bản, cách trình bày thông tin, việc sử dụng ngôn ngữ.....
- Thông qua việc học các văn bản thông tin trong bài 4 học sinh nắm bắt được các vấn đề nổi cộm đã, đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Để từ đó rút ra được những bài học cho riêng mình.
+ Nội dung văn bản "Phải coi luật pháp như khi trời để thở"cung cấp các thông tin và nhận thức bổ ích. Thông qua văn bản học sinh có cái nhìn trực quan về xã hội, biết thêm nhiều các câu chuyện thực tế, các vấn đề vi phạm pháp luật để từ đó hiểu hơn và ý thức tầm quan trọng của pháp luật với đời sống. Đồng thời rút ra bài học cho mình là phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, tuân thủ pháp luật để xây dựng một xã hội văn minh hơn.
+ Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho học sinh những thông tin và nhận thức cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích cho đời.
+ Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ cung cấp cho học sinh những thông tin về thực trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giới trẻ. Một bộ phận giới trẻ đang không ngừng tạo ra những ngôn ngữ mới, nó thỏa mãn sự vui thích nhất thời nhưng có thể gây ảnh hưởng tới người khác, gây ra sự hỗn loạn cho người sử dụng. Qua bài viết, học sinh hiểu được bản thân cần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế hoặc không sử dụng các từ ngữ sai sai lệch.
Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong8. Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm (Gợi ý: mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,..).
tham khảo
+ Về mục đích:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”. |
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người. |
- Khác nhau ở xuất phát điểm:
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.
- Khác nhau ở cách lập luận:
+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…
Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong6. Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 11, tập một, chỉ ra các yêu cầu chính khi viết các kiểu văn bản này.
tham khảo
- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể gồm: nghị luận về một hiện tượng xã hội trong cuộc sống, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu lên một câu danh ngôn hoặc tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao,...
- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật có thể là bài luận bàn về một tác phẩm văn học (toàn bộ hoặc đoạn trích) hoặc một bài nghị luận phân tích cái hay, cái đẹp của một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng.... Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật thường nêu lên nội dung và một số nét hình thức đặc sắc của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, người viết nhận xét, đánh giá về tác phẩm ấy.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng bài đòi hỏi các em phải có kiến thức cả về văn học và đời sống, cả kĩ năng phân tích văn học và kỹ năng phân tích, đánh giá một vấn đề xã hội. Đề bài thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu học sinh bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội ấy.
- Bài thuyết minh tổng hợp là bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Các văn bản trong phần đọc hiểu như Phải coi luật pháp như khi trời để thở, Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ đều là bài thuyết minh tổng hợp. Chẳng hạn, trong văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở, có sự kết hợp các yếu tố sau: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong4.Tóm tắt nội dung chính và thông kê các nhân vật tiêu biểu của các văn bản trong Bài 3, sách Ngữ văn 11, tập một.
tham khảo
Tác phẩm | Nội dung chính | Nhân vật tiêu biểu |
Chí Phèo (Nam Cao) | Phản ánh số phận bi thảm của người dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đề cao nhân phẩm, lòng yêu thương và cách nhìn nhận, đánh giá con người. | Chí Phèo |
Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) | Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một người tài hoa, tâm trong sang và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó thể hiện quan niệm, sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín lòng yêu nước | Huấn Cao |
Tấm lòng người mẹ (Huy-gô) | Kể về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ Phăng - tin, cô bất chấp tất cả để mong cho con mình được no đủ, hạnh phúc. | Phăng-tin, Giăng-van Giăng |
Kép Tư Bền (Nguyễn Công Hoan) | Lên án xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nói lên những bi kịch sau ánh đèn sân khấu hào quang của người nghệ sĩ, sự hy sinh cao cả của người nghệ sĩ cho khán giả và cuộc đời để từ đó chúng ta càng biết trân trọng những người nghệ sĩ hơn. | Tư Bền |
2. Xác định đề tài, chủ đề và một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc các văn bản được học ở Bài 1 trong sách Ngữ văn 11 tập một.
tham khảo
Tên tác phẩm | Đề tài | Tư tưởng |
Sóng | Tình yêu đôi lứa | Qua hình tượng sóng để tác giả cũng nói lên quy luật bất diệt của tình yêu. |
Lời tiễn dặn | Tình yêu đôi lứa | Khát vọng tự do yêu đương, sống hạnh phúc với người mình yêu thương. |
Tôi yêu em | Tình yêu đôi lứa | Tôn vinh phẩm giá con người: biết yêu say đắm, yêu hết mình nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm; biết nhận tất cả đau khổ về mình, có lí trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình cảm - nhất là tình yêu đơn phương. |
Nỗi niềm tương tư | Tình yêu đôi lứa | Bài thơ thể hiện tâm trạng tương tư của một chàng trai quê với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê và cảnh quê hòa quyện với nhau thật nhuần nhị. |
1. Từ các bài đã học trong sách Ngữ văn 11, tập một, hãy lập bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản.
tham khảo
STT | Kiểu văn bản | Các bài đọc hiểu |
1 | Thơ | Sóng |
Lời tiễn dặn | ||
Tôi yêu em | ||
Nỗi niềm tương tư | ||
2 | Thơ văn Nguyễn Du | Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp |
Trao duyên | ||
Đọc Tiểu Thanh kí | ||
Anh hùng tiếng đã gọi rằng | ||
3 | Truyện | Chí Phèo |
Chữ người tử tù | ||
Tấm lòng người mẹ | ||
4 | Văn bản thông tin | Phải coi luật pháp như khi trời để thở |
Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái | ||
Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ |
3. Nêu đề tài, chủ đề, tư tưởng của các văn bản thơ, truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm được học ở Bài 1 trong sách Ngữ văn 11, tập một.
tham khảo
Tên tác phẩm | Đề tài | Tư tưởng |
Sóng | Tình yêu đôi lứa | Qua hình tượng sóng để tác giả cũng nói lên quy luật bất diệt của tình yêu. |
Lời tiễn dặn | Tình yêu đôi lứa | Khát vọng tự do yêu đương, sống hạnh phúc với người mình yêu thương. |
Tôi yêu em | Tình yêu đôi lứa | Tôn vinh phẩm giá con người: biết yêu say đắm, yêu hết mình nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm; biết nhận tất cả đau khổ về mình, có lý trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình cảm - nhất là tình yêu đơn phương. |
Nỗi niềm tương tư | Tình yêu đôi lứa | Bài thơ thể hiện tâm trạng tương tư của một chàng trai quê với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê và cảnh quê hòa quyện với nhau thật nhuần nhị. |
7. Thống kê và phân tích ý nghĩa của các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở Ngữ văn 11, tập một.
tham khảo
- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội
+ Rèn luyện kĩ năng viết: Mở đầu, kết bài và câu chuyển đoạn trong văn bản nghị luận.
→ Kỹ năng này giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn trong quá trình viết mở bài và kết bài cho một bài văn. Bằng việc sử dụng linh hoạt các cách khác nhau, bài viết của học sinh sẽ có nhiều sự sáng tạo hơn và hay hơn.
- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật:
+ Rèn luyện kĩ năng viết: Câu văn suy lý (lô - gích) và câu văn có hình ảnh trong văn bản nghị luận.
+ Kỹ năng này giúp học sinh viết văn nghị luận tốt hơn. Bài văn có sự tư duy khái niệm, giàu sức thuyết phục.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
+ Rèn luyện kĩ năng viết: Người viết và người đọc giả định, xưng hô trong bài viết.
+ Khi viết bài văn nghị luận, người viết cần hình dung mình là ai (người viết giả định) và viết cho ai đọc (người đọc giả định). Việc rèn luyện kĩ năng này giúp chúng ta có thể xác định đối tượng “đóng vai” để viết (như nhà báo, phóng viên, luật sư, nhà khoa học,...) và hướng tới một đối tượng người đọc mà em hình dung, tưởng tượng (bạn bè, thầy cô, các bậc phụ huynh, quan toà, hiệu trưởng, nguyên thủ quốc gia,...).
- Bài thuyết minh tổng hợp:
+ Rèn luyện kĩ năng viết: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, đoạn văn phối hợp.
+ Việc học và rèn kĩ năng này người viết có nhiều sự lựa chọn trong việc trình bày bài viết. Linh hoạt trong viết văn, đồng thời người đọc dễ theo dõi nội dung chính của bài viết.
Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong
tham khảo
*Các nội dung chính được rèn luyện trong nói và nghe:
Nói
– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.
– Biết kể một truyện cười. Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe. Có thái độ phù hợp đối với những câu chuyện vui.
– Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.
Nghe
– Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
Nói nghe tương tác
– Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
– Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.
* Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết. Chẳng hạn, nội dung nói và nghe của bài 5, chủ đề văn bản thông tin sẽ là giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, đồng thời tương ứng với văn bản giới thiệu về ca Huế hay Hội thổi cơm thi, liên quan đến hoạt động viết với đề bài thuyết minh về quy tắc, luật lệ của hoạt động, trò chơi. Tương tự, trong các bài khác nhau, hoạt động nói và nghe sẽ tương ứng và liên quan chặt chẽ đến văn bản được đọc hiểu và phần luyện viết của chủ đề.
Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong