Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

KIỂM TRA TỔNG HỢP POLIME Câu 1: Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là A. CH2=CH–CH=CH2 ; CH2=CH2 ; H2N–[CH2]5–COOH. B. CH2=CH2 ; CH3–CH=CH–CH3 ; H2N–CH2–CH2–COOH. C. CH2=CH2 ; CH3–CH=C=CH2 ; H2N–[CH2]5–COOH. D. CH2=CHCl, CH3–CH=CH–CH3 ; CH3–CH(NH2)–COOH. Câu 2: Trong số các loại tơ sau : tơ tằm, tơ visco, tơ nilon- 6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo ? A. Tơ tằm và tơ enang. B. Tơ visco và tơ nilon-6,6. C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat. Câu 3: Chọn khái niệm đúng ? A. Monome là những phân tử nhỏ tham gia phản ứng tạo ra polime. B. Monome là một mắt xích trong phân tử polime. C. Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime. D. Monome là các hợp chất có 2 nhóm chức hoặc có liên kết bội. Câu 4: Cho các polime sau đây : (1) tơ tằm ; (2) sợi bông ; (3) sợi đay ; (4) tơ enang ; (5) tơ visco ; (6) nilon-6,6 ; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là : A. (1), (2), (6). B. (2), (3), (5), (7). C. (2), (3), (6). D. (5), (6), (7). Câu 5: Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là A. CH2=C(CH3)–CH=CH2. B. CH3–C(CH3)=C=CH2. C. CH3–CH=C=CH2. D. CH2=CH–CH2–CH2–CH3. Câu 6: Một polime Y có cấu tạo như sau : … –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– … Công thức một mắt xích của polime Y là : A. –CH2–CH2–CH2– . B. –CH2–CH2–CH2–CH2– . C. –CH2– . D. –CH2–CH2– . Câu 7: Tơ visco là thuộc loại: A. Tơ thiên nhiên có nguồn gốc thực vật B. Tơ tổng hợp C. Tơ thiên nhiên có nguồn gốc động vật D. Tơ nhân tạo Câu 8: Axit -amino caproic được dùng để điều chế nilon-6. Công thức của axit -amino caproic là A. H2N–(CH2)6–COOH. B. H2N–(CH2)4–COOH. C. H2N–(CH2)3–COOH. D. H2N–(CH2)5–COOH. Câu 9: Cho các chất sau : 1) CH3CH(NH2)COOH 2) HOOC–CH2–CH2–COOH 3) HO–CH2–COOH 4) HCHO và C6H5OH 5) HO–CH2–CH2–OH và p-C6H4(COOH)2 6) H2N[CH2]6NH2 và HOOC(CH2)4COOH Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là : A. 1, 3, 4, 5, 6. B. 1, 2, 3, 4, 5, 6. C. 1, 6. D. 1, 3, 5, 6. Câu 10: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ? A. Các polime hầu như không bay hơi do phân tử quá lớn. B. Đa số polime khó hoà tan trong các dung môi thông thường. C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định. D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit, bazơ. Câu 11: Để tạo thành thuỷ tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp A. CH2=CH–COO–CH3. B. CH3–COO–CH=CH2. C. CH3–COO–C(CH3)=CH2. D. CH2=C(CH3)–COOCH3. Câu 12: Trong 1 kg gạo chứa 81% tinh bột có số mắt xích C6H10O5 là : A. 3,011.1024. B. 5,212.1024. C. 3,011.1021. D. 5,212.1021. Câu 13: X là một loại polime có khối lượng riêng nhỏ hơn silicat, dễ pha màu và dễ tạo dáng ở nhiệt độ cao. Với các tính chất ưu việt nên polime X được sử dụng để sản xuất kính máy bay, ôtô, kính trong các máy móc nghiên cứu, kính xây dựng. X có tên gọi là A. Plexiglas B. Polietilen C. Poli (vinyl clorua) D. Polipropilen Câu 14: Polime X có công thức (–NH–[CH2]5–CO– )n. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. X chỉ được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng. B. X có thể kéo thành sợi mảnh. C. X thuộc loại poliamit. D. % khối lượng C trong X không thay đổi với mọi giá trị của n. Câu 15: Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là A. PE. B. Amilopectin. C. Amilozo D. PVC Câu 16: Polime dùng làm ống dẫn nước, đồ giả da, vải che mưa là A. PVA. B. PP. C. PVC. D. PS. Câu 17: Tơ poliamit là những polime tổng hợp có chứa nhóm A. –CO–NH– trong phân tử. B. –COO– trong phân tử. C. –NH– trong phân tử. D. –CH(CN)– trong phân tử. Câu 18: Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon, len, tơ tằm, vì A. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt. B. Len, tơ tằm, tơ nilon dễ bị co rút. C. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại. D. Len, tơ tằm, tơ nilon bị đổi màu. Câu 19: Túi nilon được sản xuất từ A. PE B. PVC C. cao su isopren D. thủy tinh hữu cơ Câu 20: Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là : A. –CH2–CHCl– . B. –CH=CCl– . C. –CCl=CCl– . D. –CHCl–CHCl– . Câu 21: Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime), đồng thời có loại ra các phân tử nhỏ (như nước, amoniac, CO2…) được gọi là : A. Sự pepti hoá. B. Sự polime hoá. C. Sự tổng hợp. D. Sự trùng ngưng. Câu 22: Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có A. liên kết kết bội. B. vòng không bền. C. hai nhóm chức khác nhau. D. chứa vòng thơm. Câu 23: Đặc điểm nào không phải là đặc tính của tơ sợi ? A. Sợi dài, mảnh. B. Có độ bền nhất định. C. Bền với nhiệt độ cao. D. Có khả năng nhuộm màu. Câu 24: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là : A. PE. B. Amilopectin. C. PVC. D. Nhựa bakelit. Câu 25: Tơ được phân loại thành A. tơ hoá học và tơ tổng hợp. B. tơ hoá học và tơ thiên nhiên. C. tơ tổng hợp và tơ thiên nhiên. D. tơ thiên nhiên và tơ nhân tạo. Câu 26: Trong số các chất sau đây, có mấy chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp ? CH2=CH2 C6H5CH3 CH2=CH–Cl CH3–CH3 C6H5CH=CH2 NH2-CH2-COOH A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 27: Hệ số polime hóa cho biết dữ kiện gì? A. Khối lượng mol của polime. B. Số lượng mắt xích cấu thành nên polime. C. Nhiệt độ nóng chảy của polime. D. Khối lượng riêng của polime. Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2? A. Chất béo. B. Tinh bột. C. Xenlulozơ. D. Protein. Câu 29: Ứng dụng nào không phải là của cao su? A. Sản xuất lốp xe. B. Sản xuất đệm cao su. C. Găng tay cao su. D. Ống dẫn nước. Câu 30: Công thức hóa học của cao su buna là A. (-CH2-CH=CH-CH2-)n B. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n C. (-CH=CH-CH2-CH2-)n D. (-CH=C(CH3)-CH2-CH2-)n Câu 31: Poli(vinyl clorua) có phân tử khối là 35000. Hệ số trùng hợp n của polime này là : A. 560. B. 506. C. 460. D. 600. Câu 32: Polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử là 162000 đvC có hệ số polime hóa là A. 1600 B. 162 C. 1000 D. 10000 Câu 33: Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là : A. Đốt thử. B. Thuỷ phân. C. Ngửi. D. Cắt. Câu 34: Từ glucozơ điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây : Glucozơ bbr Ancol etylic bbr Buta-1,3-đien bbr Cao su buna. Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su thì khối lượng glucozơ cần dùng là A. 81 kg. B. 108 kg. C. 144 kg. D. 96 kg. Câu 35: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là : A. CH2=C(CH3)–CH=CH2, C6H5–CH=CH2. B. CH2=CH–CH=CH2, C6H5–CH=CH2. C. CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2. D. CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh. Câu 36: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích khí metan) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất của mỗi giai đoạn như sau Metan hs 15%bbbr Axetilen hs95%bbbr Vinyl clorua hs90%bbbr PVC Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc) ? A. 5,883. B. 5589,462. C. 5589,083. D. 5883,246. Câu 37: Tơ nilon-6,6 là A. Hexacloxclohexan. B. Poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin. C. Poliamit của axit -amino caproic. D. Polieste của axit ađipic và etylen glicol. Câu 38: Vật liệu nào sau đây không phải là chất dẻo? A. Poli(vinyl clorua) B. Polietilen C. Thủy tinh hữu cơ D. Isopren Câu 39: Cao su thiên nhiên có thành phần chính là A. buta 1-3 đien B. isopren C. stiren D. benzen Câu 40: Trong số các loại sợi sau : bông, lông cừu, nilon-6,6, tơ olon, tơ tằm, nilon-6, len. Có mấy loại thuộc tơ thiên nhiên ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 ----------- HẾT ----------
00:00:00