Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI 2 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 LẦN 1 Môn thi: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH? A. Gly-Ala. B. Alanin. C. Anilin. D. Lysin. Câu 2. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. NaOH. B. Fe(OH)3. C. Mg(OH)2. D. Al(OH)3. Câu 3. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit? A. H2NCH2CH2CONHCH2COOH. B. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH. C. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. D. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH. Câu 4. Chất không tham gia phản ứng thủy phân là A. saccarozơ. B. tinh bột. C. fructozơ. D. xenlulozơ. Câu 5. Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3COOCH2CH3 có tên gọi là: A. metyl axetat. B. etyl axetat. C. propyl axetat. D. metyl propionat. Câu 6. Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có A. nhóm chức anđehit. B. nhóm chức ancol. C. nhóm chức axit. D. nhóm chức xeton. Câu 7. Khi thủy phân bất kỳ chất béo nào cũng thu được A. axit oleic. B. axit panmitic. C. glixerol. D. axit stearic. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh C. Saccarozơ làm mất màu nước brom. D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. Câu 9. Để chứng minh trong phân tử của glucozo có nhiều nhóm hiđroxyl (-OH), người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. kim loại Na. B. AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Câu 10. Đun nóng 0,12 mol este đơn chức X với 162 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 5,52 gam ancol và 11,52 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là: A. C2H3COOC2H5. B. C2H5COOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 11. Thủy phân hoàn toàn m gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của m là A. 64,80. B. 34,20. C. 3,42. D. 6,48. HOC24.VN 2 Câu 12. Dung dịch nước của chất X được dùng làm chất tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm tiêu bán, dùng trong kĩ nghệ da giày do có tính sát trùng. Chất X là chất nào dưới đây A. CH3CH2OH. B. HCHO. C. HCOOH. D. C6H5OH. Câu 13. Khối lượng tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46° là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/mL) A. 4,50 kg. B. 2,33 kg. C. 5,00 kg. D. 3,24 kg. Câu 14. Este E có tính chất sau: thủy phân hoàn toàn E trong dung dịch NaOH cho hai sản phẩm (X, Y) và chỉ có Y tham gia phản ứng tráng gương. Y thực hiện phản ứng tráng gương tạo ra hợp chất hữu cơ Y1, cho Y1 phản ứng với dung dịch NaOH lại thu được hợp chất X. Công thức cấu tạo của este nào sau đây thỏa mãn E? A. CH3COOCH=CHCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. HCOOCH=CH2. D. CH3CH2COOCH=C(CH3)2. Câu 15. Để chứng minh X có cấu tạo H2NCH2COOH là hợp chất lưỡng tính, ta cho X tác dụng với A. HCl, NaOH. B. NaOH, NH3. C. Na2CO3, HCl. D.HNO3, CH3COOH. Câu 16. Axit acrylic (CH2=CHCOOH) không tham gia phản ứng với A. Na. B. dung dịch brom. C. NaNO3. D. Na2CO3. Câu 17. Để phân biệt propen, propin, propan. Người ta dùng các thuốc thử nào dưới đây? A. Dung dịch AgNO3/NH3 và Ca(OH)2. B. Dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch Br2. C. Dung dịch Br2 và KMnO4. D. Dung dịch KMnO4 và khí H2 Câu 18. Cho a gam Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 6,72 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của a là: A. 19,2 gam. B. 28,8 gam. C. 1,92 gam. D. 2,88 gam. Câu 19. Nhiệt phân hoàn toàn một muối X thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho chất rắn Y vào dung dịch HCl dư, thấy chất rắn không tan. Vậy muối X A. Cu(NO3)2. B. KNO3. C. (NH4)2CO3. D. AgNO3. Câu 20. Hợp chất thơm A có công thức phân tử C8H8O2 khi phản ứng với dung dịch NaOH dư thì thu được 2 muối, số đồng phân cấu tạo của A thỏa mãn tính chất trên là: A. 4. B. 3 C. 5 D. 2. Câu 21. Sục CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và NaOH ta thu được kết quả như hình bên. Giá trị của b là A. 0,40. B. 0,28. C. 0,32. D. 0,24. HOC24.VN 3 Câu 22. Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo X bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 4,6 gam glixerol và 45,8 gam muối. Giá trị của m là A. 44,4 B. 89,0 C. 88,8. D. 44,5. Câu 23. Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là: A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất. B. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định C. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. D. thường xảy ra rất chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. Câu 24. Chất hữu cơ X có đặc điểm: - Tác dụng được với Na sinh ra khí H2 nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH. - Đun nóng X với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C thu được một chất khí Y (làm mất màu dung dịch brom). Tên thay thế của X là A. etanol. B. phenol. C. metanol. D. ancol etylic. Câu 25. Ứng dụng nào của amino axit là không đúng? A. Muối đinatri glutamat dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt). B. Aminoaxxit thiên nhiên (hầu hết là a-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống. C. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh. D. Một số amino axit là nguyên liệu đẻ sản xuất tơ nilon. Câu 26. Cho các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH (2), CH3NH2 (3), NH3 (4). Trật tự giảm dần lực bazo giữa các chất là A. (2), (4), (3), (1). B. (1), (4), (2), (3). C. (2), (1), (4), (3). D. (2), (3), (4), (1). Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,1 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 43,2 gam Ag. Phần trăm khối lượng của nguyên tử cacbon trong X là A. 50,00%. B. 54,54%. C. 40,00%. D. 41,38%. Câu 28. Cho 0,12 mol α-amino axit X phản ứng vừa đủ với 60 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 20,34 gam muối. X có tên gọi là A. axit glutamic. B. valin. C. glixin. D. alanin. Câu 29. Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2NRCOOR' (R, R' là các gốc hiđrocacbon). Cho 7,725 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 8,325 gam muối. Phần trăm khối lượng nguyên tử hiđro trong X là A. 7,767%. B. 8,738%. C. 6,796%. D. 6,931%. HOC24.VN 4 Câu 30. Protein X có 0,16 % lưu huỳnh, biết rằng cứ 1 phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử lưu huỳnh. Khối lượng phân tử gần đúng của X là: A. 100000 đvC. B. 10000 đvC. C. 20000 đvC. D. 2000 đvC. Câu 31. Hỗn hợp X gồm ba amin no, mạch hở. Cho 2,81 gam X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 6,095 gam muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp X cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 7,87 gam. Giá trị của V là: A. 6,720. B. 3,542. C. 4,326. D. 4,424. Câu 32. Cho dãy các chất sau: anilin, saccaroza, xenlulozo, glucozo, triolein, tripanmitin, fructoza. Số chất trong dãy tác dụng được với Br2 là: A. 4. B. 6. C. 3 D. 5. Câu 33. Hợp chất hữu cơ X được tạo bởi glixerol và axit axetic. Trong phân tử X, số nguyên tử hiđro bằng tổng số nguyên tử cacbon và oxi. Đốt cháy hoàn toàn 38,368 gam X cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc) thu được sản phẩm chỉ có CO2 và H2O. Giá trị của V là: A. 36,624. B. 37,453. C. 35,840. D. 39,200. Câu 34. Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H9NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng, thu đuợc dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) gồm hai chất hữu cơ (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 19,7. Cô cạn dung dịch Y thu đuợc a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b gần nhất với giá trị nào duới đây? A. 2,83. B. 1,23. C. 1,65. D. 0,80. Câu 35. Hỗn hợp X gồm một ancol no, đơn chức và một axit cacboxylic no, hai chức (đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol X cần dùng 0,42 mol O2, thu đuợc CO2và H2O. Mặt khác đun nóng 0,16 mol X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác thấy chúng phản ứng vừa đủ với nhau (giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%) thu đuợc 9,04 gam hỗn hợp Y gồm hai sản phẩm hữu cơ Z và T (MZ > MT). Phần trăm khối luợng của Z trong hỗn hợp Y là A. 70,8% B. 35,4%. C. 29,2%. D. 64,6%. Câu 36. Hỗn hợp E chứa CH3OH; C3H7OH; CH2=CHCOOCH3; (CH2=CHCOO)2C2H4 (trong đó CH3OH và C3H7OH có số mol bằng nhau). Đốt cháy 5,22 gam E cần dùng 6,384 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối luợng dung dịch giảm m gam. Giá trị gần nhất của m là: A. 8,0 gam. B. 10,0 gam. C. 11,0 gam. D. 12,0 gam. Câu 37. Hỗn hợp T gồm 2 chất hữu cơ đơn chức X và Y đều có công thức phân tử là C2H4O2. Đun nóng m gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn đuợc 9,28 gam muối. Mặt khác cho cùng m gam hỗn hợp E trên phản ứng với luợng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu đuợc 8,64 gam Ag. Giá trị của m là A. 8,4. B. 6,0. C. 9,6. D. 7,2. HOC24.VN 5 Câu 38. Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là trieste của glyxerol với axit béo. (b) Chất béo nhẹ hơn nuớc và không tan trong nuớc. (c) Glucozo thuộc loại monosaccarit. (d) Các este bị thủy phân trong môi truờng kiềm đều tạo muối và ancol. (e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 5 D. 3. Câu 39. Hỗn hợp E chứa ba este mạch hở (không chứa chức khác). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng vừa đủ 0,315 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn luợng E trên bằng NaOH thu đuợc hỗn hợp các muối và ancol. Đốt cháy hoàn toàn luợng muối thu đuợc 3,18 gam Na2CO3 thu đuợc 0,1 mol CO2, còn nếu đốt cháy hoàn toàn luợng ancol thu đuợc thì cần vừa đủ 0,195 mol O2 thu đuợc 0,19 mol H2O. Giá trị của m là A. 5,50. B. 5,75. C. 6,24. D. 4,75. Câu 40. Cho m gam hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở gồm X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol); tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit bằng 12. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu đuợc CO2 có số mol nhiều hơn H2O là a mol. Thủy phân hoàn toàn m gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu đuợc (m + 12,24) gam hỗn hợp T gồm ba muối của glyxin, alalin, valin. Nếu thủy phân m gam E với dung dịch HCl loãng du, thu đuợc 42,38 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối luợng của peptit có khối luợng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E là A. 43,26%. B. 37,08%. C. 49,40%. D. 32,58%.
00:00:00