Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

I. Nhận biết Câu 1: Khi cho kim loại tác dụng với HNO3 thì không thể tạo ra hợp chất A. N2O5. B. NH4NO3. C. NO2. D. NO. Câu 2: Trên nhãn chai cồn y tế ghi "cồn 70o". Cách ghi đó có ý nghĩa là A. 100 ml cồn trong chai có 70 ml cồn nguyên chất. B. trong chai cồn có 70 ml cồn nguyên chất. C. cồn này sôi ở 70oC. D. 100 ml cồn trong chai có 70 mol cồn nguyên chất. Câu 3: Chất có phản ứng màu biure là A. saccarozơ. B. tinh bột. C. protein. D. chất béo. Câu 4: Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,.... Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là: A. Poli (metyl metacrylat). B. poli acrilonitrin. C. poli (etylen terephtalat). D. poli(hexametylen ađipamit). Câu 5: Hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp? A. Axit ε-aminocaproic. B. Caprolactam. C. Buta-1,3-đien. D. Metyl metacrylat. Câu 6: Đường fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua... rất tốt cho sức khỏe. Công thức phân tử của fructozơ là A. C6H12O6. B. C6H10O5. C. CH3COOH. D. C12H22O11. Câu 7: Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có A. nhóm chức xeton. B. nhóm chức axit. C. nhóm chức ancol. D. nhóm chức anđehit. Câu 8: Quặng boxit dùng để sản xuất kim loại A. Mg. B. Cu. C. Na. D. Al. Câu 9: Muốn bảo quản kim loại kiềm người ta ngâm chúng trong A. dầu hỏa. B. xút. C. ancol. D. nước cất. Câu 10: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là A. CH3NH2. B. CH3COOH. C. CH3COOC2H5. D. C2H5OH. Câu 11: Cho CH3CH2CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được A. CH3CH2OH. B. CH3CH2CH2OH. C. CH3COOH. D. CH3OH. Câu 12: Phương pháp chung để điều chế Na, Ca, Al trong công nghiệp là A. thủy luyện. B. nhiệt luyện. C. điện phân dung dịch. D. điện phân nóng chảy. ) NK{QJNÇWKáLJLDQJLDRÿÅ7KáLJLDQOjPEjLSK~WMôn: HÓA HỌC 122018-1PKÑFÄ.+¦26È7&+¨7/læ1*/ª1(Đề thi gồm 04 trang)MÃ ĐỀ: 007TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN PHÚSỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG.............................:........................... Mã sinh viênHọ, tên thí sinh:..........................................0070mÿÅWKL       II . Thông hiểu Câu 13: Cho các nhận định sau: (1) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol. (2) Đốt cháy hoàn toàn axit oxalic thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (3) Ở điều kiện thường, glyxylglyxin hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu tím. (4) Các α - aminoaxit đều có tính lưỡng tính. Số nhận định đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X chứa glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ cần dùng vừa đủ 37,632 lít khí O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là: A. 260,04. B. 287,62. C. 330,96. D. 220,64. Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 4. Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu được (ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là A. C3H8O2. B. C3H4O. C. C3H8O3. D. C3H8O. Câu 16: Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức,mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, thu được 17,8 gam muối. Khối lượng của axit có số nguyên tử cacbon ít hơn có trong X là: A. 4,6 gam. B. 7,4 gam. C. 6,0 gam. D. 3,0 gam. Câu 17: Để nhận biết ion NH4+ trong dung dịch, thuốc thử cần dùng là A. dung dịch NaNO3. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch NH3. D. dung dịch H2SO4. Câu 18: Phát biểu không đúng là: A. Chất béo tan nhiều trong dung môi hữu cơ. B. Dầu ăn và dầu bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố. C. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước. D. Chất béo là trieste của glixerol và axit béo. Câu 19: Một vật làm bằng hợp kim Zn–Fe đặt trong không khí ẩm sẽ bị ăn mòn điện hóa. Các quá trình xảy ra tại các điện cực là A. anot: Fe → Fe2+ + 2e và catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH–. B. anot: Zn → Zn2+ + 2e và catot : Fe2+ + 2e → Fe. C. anot: Fe → Fe2+ + 2e và catot: 2H+ + 2e → H2. D. anot: Zn → Zn2+ + 2e và catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH–. Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước. C. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm. D. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl. Câu 21: Axit acrylic (CH2=CHCOOH) không tham gia phản ứng với A. H2 (xúc tác). B. dung dịch Br2. C. NaNO3. D. Na2CO3. Câu 22: Cho hỗn hợp 2 amino axit no chức một chức –COOH và một chức –NH2 tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Tổng số mol hai amino axit là A. 0,2. B. 0,4. C. 0,1. D. 0,3. Câu 23: Để phân biệt axit fomic và axetic có thể dùng A. CaCO3. B. Cu(OH)2 ở điều kiện thường. D. AgNO3 trong dung dịch NH3. C. Dung dịch NH3. Câu 24: Phát biểu không đúng là A. Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu. B. Phèn chua được dùng để làm trong nước. C. Nước chứa nhiều HCO3– là nước cứng tạm thời.D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp nhất.        Câu 25: Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO và CO2, ta dẫn hỗn hợp khí qua A. dung dịch Ca(OH)2. B. dung dịch HCl. C. Dung dịch NaCl. D. dung dịch H2O. Câu 26: Cho rắn X gồm Al, Zn và Fe vào dung dịch CuCl2. Sau khi phản ứng xong được hỗn hợp rắn Y và dung dịch Z. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa T. Vậy rắn Y có thể gồm: A. Zn, Fe, Cu. B. Al, Zn, Fe, Cu. C. Fe, Cu. D. Zn, Cu. Câu 27: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm canxi cacbua và nhôm cacbua trong dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí gồm: A. C2H2 và H2. B. CH4 và C2H6. C. CH4 và H2. D. C2H2 và CH4. Câu 28: Dãy các chất làm nhạt (mất) màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là B. etilen, axetilen, butađien. D. benzen, etilen, axetilen. A. toluen, buta-1,2-đien, propin. C. benzen, toluen, stiren. Câu 29: Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là A. CH3COOH. B. C6H5NH2. C. C2H5OH. D. HCOOCH3. III. Vận dụng Câu 30: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp A chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thoát ra khí NO và 0,75m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là A. 32. B. 56. C. 33,6. D. 43,2. Câu 31: Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho): Phát biểu nào sau đây đúng? A. X là hợp chất tạp chức, có 1 chức axit và 1 chức este trong phân tử. B. X có phản ứng tráng gương và làm mất màu nước brom. C. Y có phân tử khối là 68. D. T là axit fomic. Câu 32: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol CH4; 0,09 mol C2H2 và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thấy khối lượng dung dịch brom tăng 0,82 gam và thoát ra hỗn hợp khí Z.Tỉ khối của Z đối với H2 là 8. Thể tích của hỗn hợp Z (đktc) là: A. 5,6 lít. B. 5,824 lít. C. 6,048 lít. D. 5,376 lít. Câu 33: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn gồm Fe3O4 (1,2x mol) và Cu (x mol) vào dung dịch HCl (vừa đủ), kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch X. Thêm dung dịch chứa 7,6 gam MgCl2 vào X, được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y đến khi nước bắt đầu điện phân ở anot thì ngừng điện phân, khi đó khối lượng dung dịch Y giảm 71,12 gam. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là: A. 54,80 gam. B. 60,64 gam. C. 73,92 gam. D. 68,24 gam. Câu 34: Hỗn hợp X gồm anđehit Y, axit cacboxylic Z và este T (Z và T là đồng phân). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol O2, thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol nước. Cho một lượng Y bằng lượng Y có trong 0,2 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3,đun nóng, sau phản ứng được m gam Ag (hiệu suất phản ứng 100%). Giá trị của m là A. 32,4. B. 16,2. C. 64,8. D. 21,6.        Câu 35: Cho sơ đồ phản ứng: Công thức của T là A. CH3COOH. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOH. D. C2H5COOCH3. Câu 36: Dung dịch E chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3–, Cl– trong đó số mol của Cl- gấp đôi số mol của ion Na+. Cho một nửa dung dịch E phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 4 gam kết tủa. Cho một nửa dung dịch E còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 5 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch E thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 11,84. B. 8,79. C. 7,52. D. 7,09. Câu 37: Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch H2SO4 phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2. (2) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3. (3) Cho Ba vào dung dịch NaHSO3. (4) Cho Mg vào dung dịch NaHSO4. (5) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2. (6) Cho Na vào dung dịch CuSO4. Số thí nghiệm vừa có khí bay ra vừa có kết tủa là: A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 38: Sục từ từ đến dư CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị. Nếu sục 0,85 mol CO2 vào dung dịch thì lượng kết tủa thu được là A. 35 gam. B. 40 gam. C. 45 gam. D. 55 gam. IV. Vận dụng cao Câu 39: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Zn và ZnO với tỉ lệ tương ứng 4:3 vào dung dịch chứa 1,62 mol HCl và 0,19 mol NaNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và hỗn hợp khí Z gồm hai khí, trong đó có một khí hóa nâu được trong không khí, tỉ khối của Z đối với He bằng 6,1. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 103,01. B. 99,70. C. 103,55. D. 107,92. Câu 40: Peptit X và peptit Y có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam; khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lít (đktc). Thủy phân hoàn hoàn toàn hỗn hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a:b là: A. 1:1. B. 1:2. C. 2:1. D. 2:3.       
00:00:00