Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ĐỀ KIỂM TRA SẮT - CROM Câu 1: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là : A. 7,84. B. 4,48. C. 3,36. D. 10,08. Câu 2: Cho dung dịch FeCl2, AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là chất nào sau đây ? A. FeO và Al2O3. B. Fe2O3 và Al2O3. C. Fe3O4. D. Fe2O3. Câu 3: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là : A. +2, +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6. Câu 4: Lượng Cl2 và NaOH cần dùng để oxi hóa hoàn toàn 0,02 mol CrCl3 thành CrO42- là A. 0,03 mol và 0,16 mol. B. 0,023 mol và 0,16 mol. C. 0,015 mol và 0,1 mol. D. 0,03 mol và 0,14 mol. Câu 5: Nung nóng 18 gam Fe(OH)2 ở nhiệt độ cao trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 14 gam. B. 16 gam. C. 8 gam. D. 12 gam. Câu 6: Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit ? A. Al, Ca. B. Fe, Cr. C. Cr, Al. D. Fe, Mg. Câu 7: Cho phản ứng : K2Cr2O7 + HCl r KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl bị oxi hóa là : A. 3. B. 6. C. 8. D. 14. Câu 8: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch A. NaOH (dư). B. HCl (dư). C. AgNO3 (dư). D. NH3 (dư). Câu 9: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe (Z=26) A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d8. D. [Ar]3d74s1. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là : A. 0,78 gam. B. 3,12 gam. C. 1,74 gam. D. 1,19 gam. Câu 11: Cấu hình electron của ion Cr3+ là A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d4. C. [Ar]3d3. D. [Ar]3d2. Câu 12: Có dd FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4, để loại bỏ CuSO4 ta dùng A. bột đồng dư. B. bột sắt dư. C. bột nhôm dư. D. NaOH vừa đủ. Câu 13: Al và Cr giống nhau ở điểm A. cùng tác dụng với HCl tạo ra muối có mức oxi hóa là +3. B. cùng tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra chất Na[M(OH)4]. C. cùng tác dụng với khí clo tạo ra muối có dạng MCl3. D. cùng bị thụ động trong dung dịch axit H2SO4 loãng. Câu 14: Trong phòng thí nghiệm để bảo quản muối Fe2+ người ta thường : A. Ngâm vào đó một đinh sắt. B. Cho vào đó một vài giọt dung dịch HCl. C. Mở nắp lọ đựng dung dịch. D. Cho vào đó vài giọt dung dịch H2SO4 loãng. Câu 15: Cho hỗn hợp bột gồm 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe vào 650 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là : A. 74,4. B. 64,8. C. 59,4. D. 54,0. Câu 16: Tiến hành 2 thí nghiệm sau : - Thí nghiệm 1: Cho m gam bột sắt (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M. - Thí nghiệm 2: Cho m gam bột sắt (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các thí nghiệm đều xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở 2 thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là : A. V1 = 10V2. B. V1 = 5V2. C. V1 = 2V2. D. V1 = V2. Câu 17: Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với Cl2 tạo ra muối Y. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng với muối Y lại thu được muối Z. Vậy X là kim loại nào sau đây ? A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe. Câu 18: Sản phẩm của phản ứng nào sau đây không đúng ? A. Cr + FeSO4 otbbr CrSO4 + Fe. B. 2Cr + 3Cl2 otbbr 2CrCl3. C. 2Cr + 3H2SO4 r Cr2(SO4)3 + 3H2. D. 4Cr + 3O2 otbbr 2Cr2O3. Câu 19: Cho 14 gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư tạo ra 6,72 lít H2 (đktc). Khối lượng muối sunfat thu được trong dung dịch là: A. 53,1 gam B. 42,8 gam C. 32,4 gam. D. 38,4 gam Câu 20: Crom(VI) oxit thuộc loại A. oxit bazơ. B. oxit lưỡng tính. C. oxit axit. D. oxit trung tính. Câu 21: Ứng dụng không hợp lí của crom là ? A. Crom là kim loại rất cứng có thể dùng cắt thủy tinh. B. Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn, nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt. C. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không. D. Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên được dùng để mạ bảo vệ thép. Câu 22: Cho khí CO dư khử hoàn toàn 46,4g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thu được m gam Fe kim loại. Hỗn hợp khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 80g kết tủa. Giá trị m là A. 29,8 gam B. 23,6 gam C. 33,6 gam D. 39,6 gam Câu 23: Cho dãy : R r RCl2 r R(OH)2 r R(OH)3 r Na[R(OH)4]. Kim loại R là A. Al. B. Cr. C. Fe. D. Al, Cr. Câu 24: Phản ứng nào chứng minh hợp chất Fe(III) có tính oxi hóa ? A. 2Fe(OH)3 otbbr Fe2O3 + 3H2O. B. FeCl3 + 3AgNO3 r Fe(NO3)3 + 3AgCl. C. Fe2O3 + 6HNO3 r 2Fe(NO3)3 + 3H2O. D. Fe2O3 + CO r Fe + CO2. Câu 25: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội gồm: A. Fe, Al, Cr. B. Fe, Al, Ag. C. Fe, Al, Cu. D. Fe, Zn, Cr. Câu 26: Hoà tan Fe vào dung dịch AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây ? A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO2)2, Fe(NO3)3, AgNO3. D. Fe(NO3)3, AgNO3. Câu 27: Thành phần nào của cơ thể người có nhiều sắt nhất ? A. Tóc. B. Xương. C. Máu. D. Da. Câu 28: Trong dung dịch, 2 ion cromat và đicromat cho cân bằng thuận nghịch : 2CrO42- + 2H+ ⇄ Cr2O72- + H2O Hãy chọn phát biểu đúng : A. dung dịch có màu da cam trong môi trường bazơ. B. ion CrO42- bền trong môi trường axit. C. ion Cr2O72- bền trong môi trường bazơ. D. dung dịch có màu da cam trong môi trường axit. Câu 29: Trong các kim loại dưới đây có bao nhiêu kim loại có thể khử Fe3+ trong dung dịch thành kim loại: Zn, Na, Cu, Al, Fe, Ca, Mg ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 30: Trong các loại quặng sắt sau, loại quặng nào chứa hàm lượng sắt cao nhất? A. Hematit. B. Xiđehit. C. Manhetit. D. Pirit. Câu 31: Cho dãy các chất : Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al2O3, CrO3, Cr2O3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là : A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 32: So sánh không đúng là : A. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ không tan. B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hợp chất lưỡng tính. C. H2SO4 đặc và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh. D. Kim loại Al và Cr đều tan trong dung dịch kiềm. Câu 33: Cho hỗn hợp X gồm Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z thu được kết tủa gồm hai hiđroxit kim loại. Dung dịch Z chứa A. Zn(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. B. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2. C. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2. D. Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. Câu 34: Hòa tan hết 2,16 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl (loãng), nóng thu được 896 ml khí (đktc). Lượng crom có trong hỗn hợp là : A. 0,065 gam. B. 1,04 gam. C. 0,560 gam. D. 1,015 gam. Câu 35: Cho 27,5 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít khí NO (đkc) và dung dịch. Cô cạn A thì thu được khối lượng muối là A. 101 gam. B. 109,1 gam. C. 101,9 gam. D. 102 gam. Câu 36: Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình một lượng dung dịch HCl dư để hòa tan hết chất rắn. Dung dịch thu được có chứa những chất gì ? A. FeCl2 và HCl. B. FeCl3 và HCl. C. FeCl2, FeCl3 và HCl. D. FeCl2 và FeCl3. Câu 37: Tính oxi hoá của các ion sau tăng dần theo thứ tự: A. Fe3+, Cu2+, Fe2+ B. Fe2+, Cu2+, Fe3+ C. Cu2+, Fe3+, Fe2+ D. Cu2+, Fe2+, Fe3+ Câu 38: Gang và thép đều là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Hàm lượng phần trăm của cacbon trong gang và thép lần lượt là : A. 2 - 5% và 6 - 10%. B. 2 - 5% và 0,01% - 2%. C. 2 - 5% và 1% - 3%. D. 2 - 5% và 1% - 2%. Câu 39: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng lượng vừa đủ 300 ml dung dịch HNO3 5M thu được V lít hỗn hợp khí NO2 và NO (đktc) và 96,8 gam muối Fe(NO3)3. Giá trị của V là : A. 8,96 lít. B. 2,24 lít. C. 6,72 lít. D. 4,48 lít. Câu 40: Cho dãy biến đổi sau Cr HClbbbr X 2Clbbbr Y NaOHdöbbbbr Z 2Br /NaOHbbbbbr T X, Y, Z, T là : A. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO7. B. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO4. C. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO4. D. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO7. ------------ ----------- HẾT ----------
00:00:00