Di truyền và biến dị - Chương IV. Biến dị

TD

Xét 2 cặp NST tương đồng trong 1 tế bào sinh dục:

Cặp 1 gồm 1 NST có nguồn gốc từ bố ABCD và 1 NST có nguồn gốc từ mẹ abcd.

Cặp 2 gồm 1 NST có nguồn gốc từ bố EFGH và 1 NST có nguồn gốc từ mẹ efgh.

Trong quá trình giảm phân, các tế bào sinh dục nói trên giả sử xảy ra 1 trong 4 trường hợp sau:

TH 1: Thấy có 1 loại giao tử mang 2 NST là ABC và efgh.

TH 2:Thấy có 1 loại giao tử mang 2 NST là ABCD và efggh.

TH 3:Thấy có 1 loại giao tử mang 2 NST là abcd và EFHG

TH 4:Thấy có 1 loại giao tử mang 2 NST là abcE và dFGH.

AT
28 tháng 3 2017 lúc 21:13

a. Kí hiệu: \(\dfrac{ABCD}{abcd}\dfrac{EFGH}{efgh}\)

b. *TH 1: Thấy có 1 loại giao tử mang 2 NST là ABC và efgh => 1 NST của cặp 1 có nguồn gốc từ bố bị đột biến dạng mất đoạn D.

=> Kí hiệu giao tử: ABC EFGH; ABC efgh; abcd EFGH; abcd efgh.

*TH 2:Thấy có 1 loại giao tử mang 2 NST là ABCD và efggh => 1NST của cặp 2 có nguồn gốc từ mẹ bị đột biến lặp đoạn g.

=> Kí hiệu giao tử: ABCD EFGH; ABCD efggh; abcd EFGH; abcd efggh.

* TH 3:Thấy có 1 loại giao tử mang 2 NST là abcd và EFHG => 1 NST của cặp 2 có nguồn gốc từ bố bị đột biến dạng đảo đoạn GH -> HG.

=> Kí hiệu giao tử:ABCD EFHG; ABCD efgh; abcd EFHG; abcd efgh.

* TH 4:Thấy có 1 loại giao tử mang 2 NST là abcE và dFGH => Xảy ra đột biến chuyển đoạn mang gen d từ cặp 1 sang cặp 2, chuyển đoạn mang gen E từ cặp 2 sang cặp 1.

=>Kí hiệu giao tử: ABCD dFGH; ABCD efgh; abcE dFGH; abcE efgh.

Bình luận (0)
TD
28 tháng 3 2017 lúc 5:02

Câu hỏi:

a. Viết kí hiệu kiểu di truyền của tế bào sinh dục nói trên.

b. Xác định dạng đột biến và viết kí hiệu của các loại giao tử có thể xuất hiện trong mỗi trường hợp nói trên. Biết rằng trong mỗi trường hợp, ngoài các NST đã cho biết trật tự thì các gen của các NST còn lại không đổi.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SO
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết