Chuyện người con gái Nam Xương

H24

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản truyện truyền kì, bên cạnh các yêu chung về đọc hiểu văn bản truyện theo đặc trưng thể loại, các em cần chú ý thêm những yếu tố sau:

+ Phát hiện và đánh giá ý nghĩa, tác dụng của các yếu tố kig lạ, kì ảo (nhân vật thần, tiên, ma quỷ; cõi tiên, địa ngục, thuỷ cung…).

+ Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố thực và yếu tố kì lạ, kì ảo trong văn bản, qua đó, tìm hiểu, xác định quan điểm, thái độ của người viết.

+ Suy nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh mà truyện đặt ra và liên hệ với cuộc sống ngày nay.

- Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Dữ và tập truyện Truyền Kì mạn lục.

- Đọc toàn bộ văn bản và ghi lại những cảm nhận hoặc ấn tượng đầu tiên của em.

H24
29 tháng 8 2024 lúc 13:14

- Thông tin về tác giả Nguyễn Dữ:

+ Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương.

+ Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu.

+ Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào. 

+ Tương truyền ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ 16. Tuy nhiên mối quan hệ giữa ba người (mà phần lớn từ nguồn dân gian lưu truyền trong nhiều thế kỷ nhưng thiếu chứng cứ lịch sử) ngày nay đang gặp phải sự bác bỏ của giới nghiên cứu văn học sử.

+ Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà.

+ Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú); nhưng mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa. Từ đó trải mấy năm dư, chân không bước đến thị thành rồi mất tại Thanh Hóa.

- Thông tin về tập truyện Truyền Kì mạn lục:

+ Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền). Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán viết năm 1547 thì ông viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.

+ Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Tác phẩm được Hà Thiện Hán, người cùng thời, viết lời Tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm; và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút".

- Những cảm nhận hoặc ấn tượng đầu tiên của em khi đọc văn bản này: viết Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã lấy cốt truyện trong dân gian. Nhưng rõ ràng với tấm lòng yêu thương con người sâu nặng, bằng bút pháp kể chuyện giá dặn, với tình tiết lúc thì chân thật đời thường, lúc thì kì ảo hoang đường, ông đã xây dựng được hình tượng nhân vật vô cùng sống động, mang ý nghĩa xã hội cao. Do đó tác phẩm của ông đã giáo dục chúng ta lòng yêu thương con người sâu sắc, lòng quyết tâm sống chiến đấu vì quyền sống và hạnh phúc con người.

Bình luận (0)