Thực hành tiếng Việt trang 50

H24

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn thơ sau của bài thơ Tiếng Việt:

a. Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết

Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi

Như vị muối chung lòng biển mặn

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.

b. Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

c. Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển

Nhớ quặn lòng tiếng Việt tái tê

Ai ở phía bên kia cầm súng khác

Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.

d. Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

H24
5 tháng 9 2024 lúc 12:06

a.

- Biện pháp tu từ: So sánh như vị muối…như dòng sông

- Tác dụng:

+ Thể hiện sự hòa đồng của mỗi cá nhân với cộng đồng chung tiếng nói, tiếng nói cộng đồng làm nên dòng chảy lịch sử,...

+ Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả.

b.

- Biện pháp tu từ: So sánh như bùn,… như lụa…như tơ

- Tác dụng:

+ Thể hiện vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển của tiếng Việt.

+ Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả.

c.

- Biện pháp: Điệp ngữ Ai

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh, thôi thúc tình yêu tiếng Việt trong mỗi người chúng ta.

+ Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả.

d.

- Biện pháp: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

- Tác dụng:

+ Gợi nhớ âm thanh quen thuộc của cuộc sống bình thường với mỗi con người.

+ Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả.

Bình luận (0)