Bài viết số 2 - Văn lớp 10

TN

viết văn tự sự em hãy 1 nhân vật có việc làm tử tế mà em biết

H24
26 tháng 8 2019 lúc 7:37

Tìm hiểu đề bài;
- Thể loại: Văn kể chuyện
- Kiểu bài: Kể câu chuyện được chứng kiến tham gia
- Nội dung: kể câu chuyện có đầu có đuôi về nội một việc làm tử tế, một việc làm tốt, việc làm giúp đỡ những người khác trong cuộc sống mà em đã làm hay em được biết có trong thực tế của em. Giống như nội dung tiết kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia em học ở lớp 4
- Đề bài này phù hợp cho hs lớp 4, 5

Lập dàn ý:
1. Mở bài : - Giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp câu chuyện: Chuyện xảy ra ở đâu? Khi nào? Vì sao em tả.
2. Thân bài:
- Hôm vào buổi nào? Thời gian nào trong ngày? Điều gì xảy ra đầu tiên? Lúc đó có ai? Khung cảnh lúc đó ? ( Ví dụ đường vằng? cơn mưa , Khoảng không vắng lặng, trời oi bức?..)
- Tiếp đến sự việc cần giải quyết ? ( khó khăn…. Làm thế nào để giải quyết được sự việc…)
- Sự việc điểm đỉnh, cao trào….
- Sự việc kết thúc: - Đã làm gì?? Làm thế nào? Ai giúp sức không? Kết quả cuối cùng….
( chú ý khi kể có tả. Nhưng kể là chính. Chú ý câu hội thoại)
3. Kết bài: - Cảm nghĩ của em về việc làm này. Thể hiện lòng nhân ái, lòng thương người , tinh thần “ thương người như thể thương thân”.

Bình luận (0)
H24
26 tháng 8 2019 lúc 7:37

Đường phố buổi sáng vào giờ cao điểm, người đông như nước. Xe đạp nối đuôi nhau không ngớt. Xe máy phành phạch, bấm còi inh ỏi. Vài chỗ lại ùn người lại. Một chiếc xe ca đi đón khách. Người phụ xe đứng bên cửa, đập tay vào thành xe ầm ầm để xin đường. Dòng người lại dạt về hai phía.
Một thanh niên đi xe đạp. Sau xe đèo hai két bia đang giơ tay xin đường rẽ trái. Bỗng “bình” một tiếng. Một cậu học sinh lách vội va phải bánh sau, cả cái xe lật nhào. “Xoảng… xoảng”. Két bia trên rơi xuống mặt đường. Nước bia trào ra tung tóe, mảnh chai nhọn sắc vương vãi mặt đường. Hai người va xe kéo co nhau một lúc rồi cùng nâng xe lên vỉa hè. Dòng người vẫn đi, vẫn chen nhau. Chẳng ai thèm để ý đến đoạn đường đầy mảnh chai. Họ chỉ né tránh cho bánh xe không chạm vào các mảnh vỡ.
- Ối dào, để thế mà đi được! Một bà cụ bàn nước ở vỉa hè thốt lên như vậy. Cụ đăm đắm nhìn vào đống mảnh chai trên lòng đường, vẻ ái ngại. Người vẫn đi, xe vẫn chạy. Chỉ có điều, tới gần nơi ấy ai cũng vội né sang ngang. Nhưng chẳng thấy ai dừng lại. Rồi một lúc sau, em thấy bà cụ quay vào trong nhà. Tay cụ cầm cái chổi, tay kia cụ xách cái mủng con. Lưng cụ đã còng. Cụ lom khom đi xuống lòng đường và từ từ đi đến chỗ mảnh chai vương vãi ấy. Cụ ngồi xuống lấy chổi quét gom lại. Cụ gạt mảnh chai vào cái mủng. Một số người đi qua nhìn dửng dưng. Bên kia đường có tiếng la:
- Thằng Nhân đâu, ra giúp bà đi con! Lỡ xe đụng vào bà.
Một cậu bé ở trần, mặc quần đùi chừng mười tuổi chạy ra. Cậu ấy đỡ bà cụ đứng lên, dìu bà lên vỉa hè. Đoạn, cậu quay trở lại, bê cái mủng chạy xuống cuối phố, đổ mảnh chai vào thùng rác công cộng.
Tất cả những chuyện ấy, em đứng trong thềm nhà được thấy từ đầu đến cuối. Bỗng một câu hỏi tự nhiên vang lên trong đầu em:
- Sao mình không nhanh chân cùng ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?

Bình luận (0)
H24
27 tháng 8 2019 lúc 5:14

I. Mở bài:

- Nêu vấn đề nghị luận: Người tử tế trong cuộc sống hiện nay.

II. Thân bài:

1. Giải thích

- Người tử tế là gì: Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và làm hại ai, luôn giúp đỡ mọi người và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

3. Bàn luận

- Biểu hiện của người sống tử tế:

+ Luôn sẵn sàng mở lòng giúp đỡ những người xung quanh. Cho đi mà không yêu cầu đền đáp.

+ Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.

+ Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.....

- Ý nghĩa của lối sống tử tế:

+ Luôn được mọi người kính trọng, nể phục.

+ Bản thân có được sự thanh thản trong tâm hồn.

- Tại sao trước hết phải là người tử tế?

+ Sự tử tế chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Vì thế tử tế cũng chính là biết yêu cuộc sống này, có như vậy bạn mới có thể sống một cách tốt nhất.

+ Khi bạn biết đối xử tử tế với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự tử tế từ xã hội. Như vậy tử tế sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

+ Sự tử tế là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của mình, khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị.

- Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối.

- Liên hệ bản thân: Em đã thể hiện sự tử tế của mình trong cuộc sống như thế nào?

III. Kết bài:

- Tổng kết lại vấn đề: Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết