Văn bản ngữ văn 9

PC

Viết văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc giới trẻ hiện nay thích sử dụng "ngôn ngữ tuổi teen" trong giao tiếp?

H24
6 tháng 9 2019 lúc 18:57

Trong xã hội ngày nay, học sinh là những người tiến bước cho thế hệ tương lai thì cần phải có cách ứng xử tốt lịch sử với mọi người. Bên cạnh đó còn có vài người đi ngược với điều đó. Vậy ứng xử là gì ?
Ứng xử là quá trình giao tiếp, xử lí, giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng với người khác trong cộng đồng. Ứng xử phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói.
Trong học sinh hiện nay, có một số học sinh ứng xứ rất tốt. Thầy cô đến là các học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép. Bạn bè trong trường nói năng hòa đồng, cởi mở lẫn nhau. Thế nhưng trong trường lại có những bạn nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh
Ứng xử chính là thước đo của người học sinh. Người học sinh ứng xử tốt luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng. Người không ứng xử tốt sau này sẽ không có ai bên cạnh, trở thành người không có ích cho xã hội.
Vì vậy, chúng ta phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn
Ứng xử của học sinh rất cần cho chúng ta ngay bây giờ. Chúng ta phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

Bình luận (0)
DH
6 tháng 9 2019 lúc 19:00

Tham khảo:

Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước của người Việt, tiếng mẹ đẻ đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn bản sắc của dân tộc. Tiếng Việt giàu và đẹp chính là vì nó đã trường tồn sau lũy tre làng suốt 1.000 năm Bắc thuộc, không bị bẻ cong bởi chữ Hán, chữ Pháp và Anh ngữ trong một thời gian khi các thế lực ngoại bang thực hiện sự "đồng hóa" văn hóa. Chính tiếng Việt đã tạo nên sự đậm đà, sâu lắng cho người Việt Nam, một dân tộc yêu thơ, văn và lao động cộng đồng. Cách đây gần trăm năm, Phạm Quỳnh, cố học giả, nhà báo, nhà văn đã viết: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn..." cũng là bởi tác phẩm này viết bằng chữ Nôm, là thứ chữ do chúng ta sáng tạo ra.
Nhưng hiện nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã chỉ ra nhiều biểu hiện sử dụng tiếng Việt một cách tùy tiện, xu hướng lai căng, "lạm phát" sử dụng các yếu tố tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh, sự "sáng tạo" một cách vô nguyên tắc tạo ra xu hướng quái dị, kỳ quặc trong sử dụng ngôn ngữ, thậm chí là đi ngược lại với đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thể hiện sự sa sút về nhân cách. Không chỉ là các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X còn nông nổi, bồng bột, thích cái mới lạ, khác người, thích "cá tính" mà ngay cả các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã góp phần không nhỏ tạo nên sự hỗn loạn, "ô nhiễm" của đời sống ngôn ngữ.
Sự hội nhập sâu rộng quốc tế đã tạo cho Việt Nam nhiều thời cơ và bên cạnh đó, tạo ra nhiều thử thách. Đối với tiếng Việt thì đó là nguy cơ bị hòa tan, trộn lẫn với những ngôn ngữ quốc tế và ngôn ngữ "phá cách". Trong giao tiếp hiện nay, thay vì nói "đồng ý" thì nhiều người lại dùng từ OK. Thậm chí việc sự dụng tiếng Anh thuần nhất trong giao tiếp cũng khiến cho những người Ăng-lê xứ sương mù cũng phải lắc đầu ngao ngán. Chẳng hạn thay vì nhắn tin là Good Night (Chúc buổi tối vui vẻ) thì giới trẻ Việt giờ đây chỉ nhắn là g9. Từ g9 được giới trẻ hiểu ngầm là Good Night. Nhưng nếu phân tích thì nó lại là một từ viết tắt không chính xác và khá... khôi hài. Bởi g thì có thể là good nhưng 9 thì nào có phải là night (bởi 9 là nine).
Chỉ bằng một ví dụ như vậy ta đã thấy được việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay rất tùy tiện, tạp nham, cẩu thả. Nhiều người cho rằng ngôn ngữ teen không tác động lớn đến đời sống và sự học hành của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay. Nhưng sự thực hoàn toàn ngược lại và khá nghiêm trọng. Chẳng hạn, một học sinh đã trả lời email như sau: "><jn lÔo~j méy hem ney 3m b4.n thj wóa, hok kó tjme tr4? loj* em4jl". Nhìn vào đây thì người nhận email không thể hiểu nổi nghĩa của những ký tự bí ẩn này. Và câu giải mã "bí ẩn" này là: "Xin lỗi mấy hôm nay em bận thi quá không có thời gian trả lời email".
Cũng vì hiện tượng này nên Dương Đăng Trúc Khuyên, một nữ sinh Trường THPT Trần Đại Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) đã viết nên phần mềm dịch ngôn ngữ @, đặt tên là V2V (Việt sang Việt). Thế nhưng phần mềm V2V vẫn không theo kịp tốc độ biến dạng của ngôn ngữ teen. Bởi càng về sau, các teen càng có nhiều cách dùng quái đản. V2V phiên bản đầu không dịch chính xác được, buộc tác giả phải tiếp tục nghiên cứu và nâng cấp lên phiên bản... 1.3, đến nay đã là 1.4. Còn đối với ngôn ngữ kiểu "Sát thủ đầu mưng mủ" thì chúng ta sẽ thấy giới trẻ đã bị ảnh hưởng tiêu cực như thế nào. Chẳng hạn, đó là những câu cửa miệng của giới trẻ hiện nay như: "Bộ đội phải chơi trội", "Cái khó ló cái ngu", "Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm", "Một điều nhịn là chín điều nhục", "Yêu nhau trong sáng, phang nhau trong tối"...Trong khi đó, cuốn "Sát thủ đầu mưng mủ" của tác giả Thanh Phong lại được thế giới trẻ tôn lên làm "Thành ngữ sành điệu bằng tranh" (?!).
Theo PGS.TS Đặng Ngọc Lệ, Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TP Hồ Chí Minh, cho rằng giới trẻ hiện nay thích sử dụng ngôn ngữ chat trong giao tiếp và hành văn là do tâm lý muốn mình phải khác người.
Như vậy liệu có mất gốc? Câu hỏi đó chắc chắn sẽ ám ảnh nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam có tâm huyết trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh "ngôn ngữ @" bủa vây đời sống xã hội.

Bình luận (0)
DH
6 tháng 9 2019 lúc 19:02

Tham khảo: Nói đến vẻ đẹp của ngôn ngữ - một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, ca dao từng có câu: "Vàng thì thử lửa, thử than. Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời", hay "Người thanh tiếng nói cũng thanh". Bác Hồ cũng đã viết rằng: "Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phát triển ngày một rộng khắp". Thế nhưng, lớp trẻ, đặc biệt là giới tuổi teen và cư dân cộng đồng mạng Internet hiện nay đang sử dụng tiếng Việt một cách vô lối, cẩu thả, thậm chí tối nghĩa và khó hiểu, đã và đang xâm hại nghiêm trọng đến sự trong sáng và vẻ đẹp được kết tinh từ bao đời nay của tiếng Việt. Chỉ cần lướt vào một số diễn đàn của giới trẻ, chúng tôi - thế hệ 7X đã cảm thấy lạc lõng và như sa vào "ma trận ngôn ngữ khó hiểu" của "teen". Những người ở thế hệ xa hơn thì kêu trời vì không thể hiểu "chúng đang nói gì, viết gì". Những câu than vãn đầy "chất teen" như thế này đang tràn ngập trên các diễn đàn mạng: "Ngoi` pun` hok bjk lem` je^`, vo^ tinh` nghj~ den' anh, hok bjk jo` nay` anh dang lam` j`" (Ngồi buồn không biết làm gì, vô tình nghĩ đến anh, không biết giờ này anh đang làm gì). "Nó lun mún nó of nó fone or nt or wan tâm như pạn nó vẫn thường thía mek dù zì nó là con gái làm shao có thía!!! …". (Nó luôn muốn Nó của nó điện thoại, hay nhắn tin, hay quan tâm như bạn nó vẫn thường thế vì nó là con gái làm sao có thể...). "Tau pun ngu we" (Tao buồn ngủ quá). "Bit oj, mey mep nhu heo hem bik seo pun ngu wei zj?" (Biết rồi, mày mập như heo không biết sao buồn ngủ hoài vậy). Giới trẻ cần ý thức rõ trách nhiệm giữ gìn ngôn ngữ của mình là bảo vệ và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Cách nói và viết hỗn tạp của tuổi "teen" có ảnh hưởng đến chính cuộc sống, tính cách, môi trường học tập và hình thành nhân cách của các em không? Nhìn xa hơn, nó sẽ "xâm hại" đến tiếng Việt như thế nào, có làm hỏng ngôn ngữ của chúng ta hay không? Để có cái nhìn nhiều chiều, PV Báo CAND đã trao đổi với GS.TS Nguyễn Văn Khang, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, chuyên gia về ngôn ngữ học xã hội. .TS Nguyễn Văn Khang, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. PV: Giới trẻ đang sử dụng ngôn ngữ một cách bừa bãi, vô tội vạ, Giáo sư cắt nghĩa hiện tượng này như thế nào? Giáo sư Nguyễn Văn Khang: Theo tôi, cần bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề. Ngôn ngữ thường xuyên biến động theo sự biến động của xã hội. Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu xã hội hay là chiếc "nhiệt kế" đặc biệt của xã hội Việt Nam, tiếng Việt đã và đang phản ánh mọi sự đổi thay của xã hội Việt Nam và theo đó, tiếng Việt cũng đang có những thay đổi dưới tác động của xã hội Việt Nam. Về tiếng Việt của cư dân mạng, khi xã hội tồn tại các nhóm xã hội, thì tương ứng với nó sẽ có "ngôn ngữ của xã hội đó" (ngôn ngữ học xã hội gọi là "phương ngữ xã hội"). Tiếng lóng ra đời cũng bởi lí do này. Sự xuất hiện cư dân mạng, thì cũng đồng thời xuất hiện ngôn ngữ của cư dân mạng. Không chỉ tiếng Việt đâu. Ngôn ngữ nào cũng như vậy. Ở Trung Quốc, cư dân mạng còn đưa ra một thứ ngôn ngữ gọi là "ngôn ngữ sao Hỏa" mà chỉ có họ mới hiểu được. Tiếng Việt của cư dân mạng thực ra cũng chỉ là sự "biến báo" trên cơ sở của tiếng Việt mà thôi (nó giống như thời trang ấy mà!). Ví dụ: nhập y và i làm một (iu: yêu), lợi dụng cách phát âm phương ngữ (nhìu: nhiều), lợi dụng cách quan hệ giữa cách đọc và cách viết (qwá/was: quá). PV: Nhưng nhiều bậc cha mẹ đang lo lắng, cách nói và viết "méo mó" như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của con em họ và hậu quả là chúng ta có một "thế hệ" ngôn ngữ cộc lốc, vậy làm sao các em có thể viết được những câu văn lấp lánh, biết cảm thụ những bài thơ hay… Giáo sư Nguyễn Văn Khang: Ngôn ngữ "teen" nó mới và lạ, nó cũng có những đặc điểm rất riêng. Đó là nó đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn trong cách viết chính tả tiếng Việt; nó ngắn gọn đến mức không thể ngắn gọn hơn trong cách diễn đạt; nó biến báo các cách viết, cách diễn đạt theo phong cách cá nhân, tạo ra hàng loạt các biến thể tiếng Việt mới. Ví dụ: "Hello everybody! Rất vui dc làm wen all member. Rảh chat nhé! Ax! quên số dt nà” (Xin chào mọi người! Rất vui được làm quen với mọi người/các thành viên/cả nhóm. Rảnh chát nhé! À, quên, số điện thoại này/nè); "ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa" (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa); "Minh` xjn chia pun` dzoi ban nhaz.Chien tjnh` cua~ ban sao ma` chan wa'.... chuc' ban tjm` duoc 1 tinh` iu moi' dza` hanh fuc' dzoi' tinh` iu do' nhaz ban" (Mình xin chia buồn với bạn nhé/nha. Chuyện tình của bạn sao mà chán quá. Chúc bạn tìm được một tình yêu mới và hạnh phúc với tình yêu đó). Rõ ràng thì cách viết như thế này sẽ làm cho tiếng Việt bị lệch chuẩn, xa rời với ngôn ngữ bình thường vì tính khẩu ngữ quá cao, viết như nói, cách viết thì "dị thường" trái với tiếng Việt mà các em được học trong nhà trường. PV: Vậy cứ đà này thì ngôn ngữ của chúng ta sẽ "biến dạng" đến đâu, thưa Giáo sư? Giáo sư Nguyễn Văn Khang: Đây cũng là trăn trở của tất cả những ai quan tâm về ngôn ngữ học. Nhưng có người hỏi tôi, có xóa bỏ được "ngôn ngữ teen" không? Tôi trả lời là không thể xóa bỏ được. Khi nào còn tồn tại cư dân mạng, còn tồn tại nhóm xã hội của giới trẻ, thì còn ngôn ngữ đó. Quy luật phát triển là xã hội luôn vận động, ngôn ngữ cũng vậy, có cái sẽ được tiếp nhận, nhưng có cái sẽ bị đào thải. Chúng ta phải chấp nhận quy luật, còn tồn tại một nhóm xã hội thì còn tồn tại một ngôn ngữ biến thể. Như ở Mỹ, có gia đình, bố mẹ và con đều làm máy tính thì một ngày họ nói "170 lần từ máy tính". Tôi từng đi điều tra ngôn ngữ ở Vĩnh Tuy (Thanh Trì, Hà Nội), người dân nói "lói" và "nàm", nhưng họ vẫn không nhận là họ ngọng vì cộng đồng xung quanh họ đều thế cả. PV: Có ý kiến cho rằng, "teen đang sử dụng bừa bãi" ngôn ngữ một phần là do lỗi giáo dục sử dụng kỹ năng tiếng Việt trong nhà trường còn quá kém. Giáo sư có đồng tình với quan điểm này không? Giáo sư Nguyễn Văn Khang: Đúng là như vậy đấy. Tôi thấy dường như chúng ta đang cung cấp cho học sinh quá nhiều kiến thức ngôn ngữ học về tiếng Việt (thậm chí vội vàng đưa cả những kiến thức ngôn ngữ học hiện đại mà có khi chính người soạn sách còn chưa hiểu chắc chắn), trong khi đó lại coi nhẹ phần kỹ năng giao tiếp tiếng Việt (bao gồm nói và viết tiếng Việt; yếu tố thẩm mĩ, văn hóa trong giao tiếp tiếng Việt). Nhiều em tốt nghiệp đại học rồi mà còn không biết soạn văn bản tiếng Việt. Nếu phần kỹ năng giao tiếp tiếng Việt được dạy - học tốt trong nhà trường thì sẽ giúp cho học sinh biết nói đúng, viết đúng tiếng Việt, biết nói hay và viết hay tiếng Việt. Đó chính là tiêu chí và là chốt chặn giúp cho học sinh có cách nhìn đúng đắn trước các biến thể cũng như các biến tướng trong sử dụng tiếng Việt hiện nay. PV: Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng có bài viết sâu sắc về sự cần thiết phải "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", trong đó có vấn đề "bảo vệ" và phát triển "tiếng Việt" trước sự "xâm lăng" của văn hóa ngoại lai (ngôn ngữ teen là một ví dụ). Vậy theo Giáo sư, cần phải làm gì để "bảo vệ" được giá trị bản sắc tinh hoa của ngôn ngữ chúng ta? Giáo sư Nguyễn Văn Khang: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải bắt đầu từ chuẩn hóa tiếng Việt. Chuẩn hóa không phải là đưa những khuôn cứng nhắc, bất di bất dịch rồi lấy đó để "phê phán đúng sai". Chúng ta cần sớm xây dựng và ban hành chính sách về ngôn ngữ. Còn trong nhà trường, người thầy phải đi trước, phải "nêu gương" về ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ của thầy được ví như chiếc ấm mới đủ nước rót vào những chiếc chén là học trò. Nhưng thực tại, nhiều thầy cô kiến thức về ngôn ngữ còn nông lắm. Giáo sư Ngôn ngữ học Đinh Văn Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội: "Giới trẻ cần coi việc giữ gìn tiếng Việt như một trách nhiệm xã hội - văn hóa" "Vấn đề Báo CAND đặt ra về mối lo ngại hỏng tiếng Việt từ ngôn ngữ tuổi teen không phải không có cớ. Biết tôi là người giảng dạy ngôn ngữ học, nhiều người đã than phiền với tôi: "Chúng nó (lớp trẻ) làm hỏng hết tiếng Việt rồi"; "Ngày xưa thì lễ phép, còn bây giờ thì bát nháo đủ kiểu. Mở miệng ra là chửi bậy, nói tục. Lại còn nói lắp, nói ngọng, nói năng vô lối nữa!...". Tôi cười chia sẻ: Ừ cứ cho là như thế đi. Nhưng tôi nghiên cứu ngôn ngữ học, mà ngôn ngữ học là khoa học của bằng chứng. Chứng cứ là sức mạnh của lý lẽ. Bạn cứ thử quan sát kỹ xem, có bao nhiêu phần trăm trong lớp trẻ nói năng như vậy, và bình tĩnh hơn một chút cùng nhau làm một "phản biện xã hội" xem sao. Quan sát ngôn ngữ hôm nay của lớp trẻ ta thấy họ tự tin hơn, "người lớn" hơn rất nhiều trong giao tiếp. Ngôn ngữ không chỉ là lời trao gửi thông thường mà còn là văn hóa giao tiếp. Tôi đã tham dự nhiều sự kiện truyền thông mà trong đó ngôn từ lớp trẻ rất phong phú, sinh động… làm nhiều người ngạc nhiên. Vậy còn lời than phiền về ngôn ngữ thiếu chuẩn mực của lớp trẻ? Xin thưa: Đó là một thực tế của quá trình phát triển ngôn ngữ trong một xã hội đang phát triển. Không phải là ngôn ngữ của lớp trẻ, mà chỉ là ngôn từ của một số bạn trẻ nhận thức còn thấp, chưa đạt đến chuẩn mực văn hóa của thời đại mình với những lý do khác nhau. Hiện tượng này, cũng giống như hiện tượng đua xe, không phải là của số đông bạn trẻ nhưng phản cảm và gây bức xúc. Một nhà lãnh đạo của ta đã nói một cách hình tượng: "Mở cửa thì có gió mát, nhưng ruồi muỗi cũng bay vào. Tuy nhiên, đừng vì thế mà đóng cửa, hãy tìm cách đuổi ruồi muỗi ra, hay khéo léo dùng vợt mà diệt chúng". Ngôn ngữ lớp trẻ ngày nay đang đi tiên phong trong đổi mới. Thế hệ trẻ không làm hỏng ngôn ngữ của cha ông, mà trái lại đang làm phong phú nó, làm cho nó dân chủ và sáng tạo hơn. Có cái "quậy" phá rối, nhưng có những cái quậy bắt nguồn từ sự thông minh, "phá cách" một cách sáng tạo (Thử hỏi không có sự phá cách thì làm sao có Thơ mới?). Tất nhiên, cái gì cũng có tính tự phát và cần có sự can thiệp, điều chỉnh của pháp luật và dư luận xã hội. Một khi nói tục, nói bậy, dùng những hành vi ngôn ngữ phi chuẩn mực trong giao tiếp mà không bị lên án thì cái chưa đẹp vẫn có cơ phát triển. Tất cả sẽ xoắn lại thành một dòng chảy làm đục, làm rối dòng chủ đạo. Thực tế xã hội ta hiện nay chưa làm tốt chức năng giáo dục trong việc này, nhất là ở trách nhiệm gia đình, nhà trường và đoàn thể. Chính lớp trẻ cũng cần coi việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thời mở cửa và hội nhập như một trách nhiệm xã hội - văn hóa thì dụng ngôn mới thành công. Nói tóm lại, cách nói năng của lớp trẻ hiện nay có chuyện này chuyện nọ nhưng không phải là phổ biến, không phải số đông. Nếu ta biết giáo dục, định hướng theo chiều tích cực thì "trăm sông sẽ chảy về biển cả". Tiếng Việt ngày xưa không chỉ vẫn vẹn nguyên, vẫn đẹp mà còn được bồi đắp, giàu đẹp thêm nhiều. Công lao đó, không tính cho lớp trẻ thì tính cho ai?"

Bình luận (0)
NT
6 tháng 9 2019 lúc 19:40
Mở bài:

Thời gian gần đây, dư luận quan tâm nhiều đến tình hình phát triển của tiếng Việt trong cơ chế thị trường thời mở cửa. Trước sự phát triển năng động của cuộc sống, tiếng Việt buộc phải mở rộng. Việc phát triển vốn từ vựng theo nhiều hướng khác nhau. Tiếng Việt có thể vay mượn, hoặc tổ chức lại những yếu tố đã có để tạo ra từ mới. Hoặc tự sáng tạo ra từ ngữ có nghĩa mới.

Không thể phủ nhận sự đóng góp thiết thực về ngôn ngữ của giới trẻ. Song, nó cũng gây ra những hệ lụy to lớn đối với vấn đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong thời đại ngày nay. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và mạng Internet, ngôn ngữ “chát” cũng đã ra đời trong giao tiếp của giới trẻ. Ngôn ngữ này, ngày càng phát triển và có những tác động lớn đến tiếng Việt.

Thân bài: Phát triển hệ thống từ ngữ mới là xu thế tất yếu của thời đại.

Sự gia tăng vốn từ vựng tiếng Việt có mặt tích cực đáng kể. Trước hết nó đã đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu giao tiếp hiện nay. Nhất là trong các lĩnh vực hoạt động kinh, xã hội, nghiên cứu khoa học và điều hành xã hội nói chung. Đồng thời, nó làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn.

Cũng không thể phủ nhận rằng, có nhiều từ ngữ mới có yếu tố sáng tạo, chuẩn xác, tinh tế, làm cho tiếng Việt thêm đẹp. Sự phát triển ngôn ngữ trong thời đại mới giúp cho vấn đề giao tiếp trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một lớp từ ngữ mới của thời đại công nghệ thông tin ra đời không dựa trên nguyên tắc cấu thành ngôn ngữ. Nó được sử nhiều trong giới trẻ hiện nay làm mất đi sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.

Ngôn ngữ “chát” là gì?

Ngôn ngữ “chat” là loại ngôn ngữ mà giới trẻ sáng tạo ra khi tham gia vào mạng xã hội). Ngôn ngữ “chat” phát triển theo trào lưu mạng xã hội đang bùng nổ. Xu hướng này ngày càng lan rộng khi lượng người sử dụng internet và điện thoại di động ngày càng tăng. Đây là loại ngôn ngữ được sáng tạo, biến đổi liên tục và xâm nhập vào cả đời sống xã hội.

Nhưng dù xuất hiện với lí do gì đi nữa, ngôn ngữ “chat” cũng gây ra nhiều cuộc tranh cãi ngay từ lúc ra đời. Đây là điều mà chưa loại ngôn ngữ nào trước đó làm được. Tất cả các cuộc tranh cãi đó đều xoay quanh tính tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ chat đối với tiếng Việt truyền thống và xã hội.

Thực trạng của việc sử dụng ngôn ngữ tùy tiện của giới trẻ hiện nay:

Sự sáng tạo chính là động lực phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cái mới lạ không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với cái tích cực, cái hay. Bên cạnh yếu tố tích cực, sự tăng trưởng “nóng” của từ vựng tiếng Việt trong thời gian gần đây cũng thể hiện không ít các yếu tố tiêu cực. Hiện trạng đó dễ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng về vốn từ của tiếng Việt.

Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây nền kinh tế có những tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông có nhiều thành tựu lớn. Xu thế hội nhập đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội đất nước. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược đều có sự thay đổi lớn. Giới trẻ luôn là đối tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến mức người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng. Chẳng hạn như thế hệ “8X”, “9X”, “công dân thời @” hay “tuổi teen”.

Ngôn ngữ “lai căng” được cấu thành không dựa trên một nguyên tắc khoa học nào. Tất cả được tự tạo ngẫu hứng và tự phát. Ngôn ngữ ấy đang được sử dụng trên phổ biến các trang điện tử hiện nay. Nó hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong các bạn trẻ. Tiếng Việt hiện đang có sự lai căng, nhí nhố, đánh mất đi trí tuệ, linh hồn và bản sắc dân tộc Việt.

Lướt qua một vài trang mạng xã hội ta dễ bắt gặp những cách trình bày khác lạ của các bạn trẻ. Ta cũng dễ dàng nhận ra quy luật của kiểu ngôn ngữ này.

Trước hết là sự đơn giản hóa ngôn từ giao tiếp: “yêu” viết thành “iu”, “biết” viết thành “bít”, ,…

Kiểu viết tắt tùy tiện, cẩu thả cũng là một xu thế hiện nay: “không” viết thành “ko”, “với” viết thành “vs”, “cũng” viết thành “cg”, “quá” viết thành “wá”, “scd” (sao cũng được), “ko hc dì” (không học gì)

Kiểu biến âm theo lối đơn giản hóa từ ngữ: “hỏng biết” viết thành “hẻm biết”, “biết chết liền” viết thành “bít chết liền”, “tình yêu” viết thành “tềnh iu”, ..

Kiểu biến nghĩa vụng về, dung tục: “cùng nhau đi trốn”, “cùi bắp”, “tin vịt”, “báo lá cải”, “chạy mất dép”, “đá đít”, “bốc hơi”, “bó tay.com”,….

Kiểu thành ngữ tối nghĩa: “nhỏ như con thỏ”, “đau khổ như con hổ”, “chán như con gián”, “láo như con cáo”,….

Kiểu chơi chữ Tây-ta: “G92U” là “chúc buổi tối”, “4U” là “cho bạn”, “2” là “chào”, “k” là “nghìn”,…

Từ một vài trường hợp đơn lẻ, ngôn ngữ chát đã gây nên một làn sóng mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu rộng trong giới trẻ.

Hậu quả của việc sử dụng ngôn ngữ “chát” trong giao tiếp hằng ngày:

Trước hết, loại ngôn ngữ này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời có tác đông sâu sắc đến văn hóa giao tiếp trong xã hội. Những từ ngữ chuẩn mực với đầy đủ hàm nghĩa và sự biểu đạt của nó không còn được sử dụng. Thay vào đó là lớp ngôn ngữ lai căng, cẩu thả, tối nghĩa, dung tục lại được phổ biến. Điều đó rất nguy hại, có thể làm biến dạng ngôn ngữ và nền văn hóa dân tộc.

Lệch lạc trong ngôn ngữ là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa về nhân cách. Không những thế nó còn gây nên lối sống buông thả, không còn tôn trọng pháp luật. Sự lệch chuẩn của ngôn ngữ giao tiếp làm nảy sinh những suy nghĩ sai lầm. Từ đó dẫn đến các hành vi phạm tội trong giới trẻ.

Lệch lạc, thiếu chuẩn mực trong giao tiếp là nguyên nhân gây ra mâu tuẫn, xung đột. Nhiều vụ ẩu đả dẫn đến án mạng cũng chỉ bởi vì “lời nói khó nghe” hoặc “khó hiểu” hoặc nhìn “thấy ghét” của các thanh niên.

Giao tiếp kém tế nhị khiến cho con người xấu xí hơn trong mắt người khác. Người có lời nói thô tục, thiếu chân thực thường không được mọi người yêu thương, hợp tác hay giúp đỡ. Họ còn bị xa lánh, bị xua đuổi trong cộng đồng.

Từ việc lệch lạc trong ngôn ngữ, thái độ sống của con người cũng lệch lạc theo đó. Họ thường tỏ vẻ ta đây, khó chịu với người khác. Họ thường ghét nhưng gì thuộc về cái đẹp, cái chuẩn mực. Họ thương kết giao với những người thấp kém, tầm thường. Sớm muộn gì họ cũng tự rơi vào hố sâu của các tệ nạn xã hội mà thôi.

Nguyên nhân làm nảy sinh hiện tượng ngôn ngữ “chát”:

Việc đơn giản hóa không phải không có nguyên nhân chủ quan khách quan của nó. Đây cũng không phải xu hướng phát triển mới lạ bây giờ mới xuất hiện. Đó là một thực tế, một quy luật có tính phổ biến trong sự phát triển của ngôn ngữ. Quy luật này không ai có thể phá vỡ nổi. Cũng không có đạo luật nghiêm khắc nào có thể ngăn chặn, can thiệp được. Cho dù ghét nó người ta cũng vẫn phải nhượng bộ.

Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ tự xây dựng một thế giới riêng mình. Họ được thỏa sức làm điều họ muốn trong một thế giới ảo. Trong thế giới đó, nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn nữa. Vì thế, những phong cách “thời thượng” và cá tính “chính hiệu” đã ra đời.

Cùng với đó là sự lạm dụng các yếu tố ngoại ngữ, khẩu ngữ, cách diễn đạt để gây “ấn tượng”, “giật gân”. Thậm chí những sáng tạo này còn được các phương tiện truyền thông “tiếp sức” mạnh mẽ. Nhiều nhà quảng cáo đã sáng tạo ra những kết hợp kiểu biến danh từ thành tính từ chưa có trong từ điển. Điển hình như: ”một cảm giác thật là yomost”, ‘‘một phong cách thật xì-tin”, “sạch hơn cả siêu sạch”,…

Sự giảm sút tình yêu tiếng Việt hiện nay là đáng lo ngại. Ý thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của một bộ phận nhân dân đang xuống cấp. Xu hướng lai căng, vọng ngoại đang sôi nổi. Một số bạn trẻ thích “hiện đại”, thích “thể hiện cá tính, đẳng cấp” khoa trương một cách quá đáng.

Một số doanh nghiệp nắm bắt tâm lý sính ngoại của người dân nên triệt để khai thác. Từ tên thương hiệu, vỏ bao bì, cách quảng cáo… đến việc ăn theo những từ mới. Một số người thường thể hiện sự “uyên bác” bằng cách diễn đạt pha trộn nhiều tiếng nước ngoài. Hay cách diễn đạt cầu kì, khó hiểu. Hoặc dùng các từ nước ngoài một cách không cần thiết…

Giới trẻ hiện nay thiếu hụt tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Đời sống hiện đại khiến cho con người thiếu quan tâm đến ngôn ngữ giao tiếp. Họ thích nói ngắn gọn. Họ ngại dùng từ hán Việt. Từ đó dẫn đến việc dùng sai tiếng Việt cả về từ ngữ lẫn ngữ pháp. Một thực trạng dễ thấy là lời nói của giới trẻ ngày càng khô khan do vốn từ nghèo nàn.

Việc sáng tạo ngôn ngữ không dựa trên các nguyên tắc khoa học và hoàn cảnh giao tiếp khiến cho ngôn ngữ tuổi “teen” rắc rối, khó hiểu, hoặc vô nghĩa.

Sự thiếu tích cực và“chậm chân” của công tác nghiên cứu, phản biện về ngôn ngữ của các chuyên gia trước thực trạng xã hội khiến cho hiện tượng này leo thang. Chữ viết vốn là một công cụ để ghi lại ngôn ngữ. Vì thế những biểu hiện lệch lạc trong ngôn ngữ nói lâu dần sẽ được phản ánh trong ngôn ngữ viết. Với những thực tế như trên hẳn sẽ không còn là điều ngạc nhiên nữa.

Bên cạnh những nét độc đáo, những sáng tạo đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp thời để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Giải pháp khắc phục việc sử dụng ngôn ngữ “chat” không đúng mục đích giao tiếp:

Ngôn ngữ vốn là một hiện tượng xã hội. Sự phát triển hay tụt lùi của ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội. Vì vậy, những điều chỉnh dù nhỏ nhất cũng cần có sự tham gia của xã hội cộng đồng. Một xu hướng xấu có thể nảy sinh trong vòng vài năm. Nhưng phải mất rất nhiều năm để chấn chỉnh, điều hướng và khắc phục hậu quả của nó.

Các bạn trẻ cần tích cực tham gia trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc. Không cổ xúy, chạy theo những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ.

Các diễn đàn (foroom) và các trang mạng xã hội cần xây dựng quy chế rõ ràng và phù hợp. Hướng diễn đàn đến những nội dung giao tiếp lành mạnh. Cần xây dựng những hạt nhân tiêu biểu nhằm thu hút thành viên của diễn đàn học hỏi, noi theo. Một biểu tuượng đẹp trong ngôn ngữ rất dễ thu hút người xem làm theo.

Gia đình cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em mình như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay. Từ đó, đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Hãy giúp các em có nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Đồng thời, trạng bị những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.

Thầy cô là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ. Thầy cô chính là những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình. Bởi vậy, mỗi thầy cô cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh. Đặc biệt, là xây dựng cho mình một ngôn phong trong sáng, chuẩn mực.

Nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt. Từ đó, nâng cáo ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu thế đó.

Cơ quan chức năng cần xây dựng một chương trình học tiếng Việt phù hợp và khoa học. Trên tinh thần giảm tải những kiến thức về ngôn ngữ học tiếng Việt. Coi trọng kỹ năng giao tiếp và phát triễn kỹ năng sống cho học sinh.

Các cơ quan thông tin truyền thông cần xây dựng cách nói, viết chuẩn mực góp phần định hướng xã hội. Cần có thái độ kiên quyết chống lại những cách diễn đạt lệch chuẩn. Kìm chế hững xu hướng không phù hợp làm mất đi sự trong sáng và chuẩn hóa của tiếng Việt. Từ đó, giúp giới trẻ có được định hướng đúng đắn.

Bài học:

Luôn rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp. Luôn vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp hơn nữa. Tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái.

Góp ý, điều chỉnh những hành vi lệch lạc ngôn ngữ trong giao tiếp của bạn bè. Vận dụng ngôn ngữ mới nhưng không lạm dụng nếu Tiếng Việt có từ tương tự. Rèn luyện ý thức trân trọng và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.

Kết bài:

Như vậy, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Trong đó, bản thân giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại.

Bình luận (1)
MN
6 tháng 9 2019 lúc 19:57

Tham khảo: (hơi dài xíu:))

Nói đến vẻ đẹp của ngôn ngữ - một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, ca dao từng có câu: "Vàng thì thử lửa, thử than. Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời", hay "Người thanh tiếng nói cũng thanh". Bác Hồ cũng đã viết rằng: "Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phát triển ngày một rộng khắp". Thế nhưng, lớp trẻ, đặc biệt là giới tuổi teen và cư dân cộng đồng mạng Internet hiện nay đang sử dụng tiếng Việt một cách vô lối, cẩu thả, thậm chí tối nghĩa và khó hiểu, đã và đang xâm hại nghiêm trọng đến sự trong sáng và vẻ đẹp được kết tinh từ bao đời nay của tiếng Việt. Chỉ cần lướt vào một số diễn đàn của giới trẻ, chúng tôi - thế hệ 7X đã cảm thấy lạc lõng và như sa vào "ma trận ngôn ngữ khó hiểu" của "teen". Những người ở thế hệ xa hơn thì kêu trời vì không thể hiểu "chúng đang nói gì, viết gì". Những câu than vãn đầy "chất teen" như thế này đang tràn ngập trên các diễn đàn mạng: "Ngoi` pun` hok bjk lem` je^`, vo^ tinh` nghj~ den' anh, hok bjk jo` nay` anh dang lam` j`" (Ngồi buồn không biết làm gì, vô tình nghĩ đến anh, không biết giờ này anh đang làm gì). "Nó lun mún nó of nó fone or nt or wan tâm như pạn nó vẫn thường thía mek dù zì nó là con gái làm shao có thía!!! …". (Nó luôn muốn Nó của nó điện thoại, hay nhắn tin, hay quan tâm như bạn nó vẫn thường thế vì nó là con gái làm sao có thể...). "Tau pun ngu we" (Tao buồn ngủ quá). "Bit oj, mey mep nhu heo hem bik seo pun ngu wei zj?" (Biết rồi, mày mập như heo không biết sao buồn ngủ hoài vậy). Giới trẻ cần ý thức rõ trách nhiệm giữ gìn ngôn ngữ của mình là bảo vệ và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Cách nói và viết hỗn tạp của tuổi "teen" có ảnh hưởng đến chính cuộc sống, tính cách, môi trường học tập và hình thành nhân cách của các em không? Nhìn xa hơn, nó sẽ "xâm hại" đến tiếng Việt như thế nào, có làm hỏng ngôn ngữ của chúng ta hay không? Để có cái nhìn nhiều chiều, PV Báo CAND đã trao đổi với GS.TS Nguyễn Văn Khang, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, chuyên gia về ngôn ngữ học xã hội. .TS Nguyễn Văn Khang, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. PV: Giới trẻ đang sử dụng ngôn ngữ một cách bừa bãi, vô tội vạ, Giáo sư cắt nghĩa hiện tượng này như thế nào? Giáo sư Nguyễn Văn Khang: Theo tôi, cần bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề. Ngôn ngữ thường xuyên biến động theo sự biến động của xã hội. Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu xã hội hay là chiếc "nhiệt kế" đặc biệt của xã hội Việt Nam, tiếng Việt đã và đang phản ánh mọi sự đổi thay của xã hội Việt Nam và theo đó, tiếng Việt cũng đang có những thay đổi dưới tác động của xã hội Việt Nam. Về tiếng Việt của cư dân mạng, khi xã hội tồn tại các nhóm xã hội, thì tương ứng với nó sẽ có "ngôn ngữ của xã hội đó" (ngôn ngữ học xã hội gọi là "phương ngữ xã hội"). Tiếng lóng ra đời cũng bởi lí do này. Sự xuất hiện cư dân mạng, thì cũng đồng thời xuất hiện ngôn ngữ của cư dân mạng. Không chỉ tiếng Việt đâu. Ngôn ngữ nào cũng như vậy. Ở Trung Quốc, cư dân mạng còn đưa ra một thứ ngôn ngữ gọi là "ngôn ngữ sao Hỏa" mà chỉ có họ mới hiểu được. Tiếng Việt của cư dân mạng thực ra cũng chỉ là sự "biến báo" trên cơ sở của tiếng Việt mà thôi (nó giống như thời trang ấy mà!). Ví dụ: nhập y và i làm một (iu: yêu), lợi dụng cách phát âm phương ngữ (nhìu: nhiều), lợi dụng cách quan hệ giữa cách đọc và cách viết (qwá/was: quá). PV: Nhưng nhiều bậc cha mẹ đang lo lắng, cách nói và viết "méo mó" như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của con em họ và hậu quả là chúng ta có một "thế hệ" ngôn ngữ cộc lốc, vậy làm sao các em có thể viết được những câu văn lấp lánh, biết cảm thụ những bài thơ hay… Giáo sư Nguyễn Văn Khang: Ngôn ngữ "teen" nó mới và lạ, nó cũng có những đặc điểm rất riêng. Đó là nó đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn trong cách viết chính tả tiếng Việt; nó ngắn gọn đến mức không thể ngắn gọn hơn trong cách diễn đạt; nó biến báo các cách viết, cách diễn đạt theo phong cách cá nhân, tạo ra hàng loạt các biến thể tiếng Việt mới. Ví dụ: "Hello everybody! Rất vui dc làm wen all member. Rảh chat nhé! Ax! quên số dt nà” (Xin chào mọi người! Rất vui được làm quen với mọi người/các thành viên/cả nhóm. Rảnh chát nhé! À, quên, số điện thoại này/nè); "ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa" (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa); "Minh` xjn chia pun` dzoi ban nhaz.Chien tjnh` cua~ ban sao ma` chan wa'.... chuc' ban tjm` duoc 1 tinh` iu moi' dza` hanh fuc' dzoi' tinh` iu do' nhaz ban" (Mình xin chia buồn với bạn nhé/nha. Chuyện tình của bạn sao mà chán quá. Chúc bạn tìm được một tình yêu mới và hạnh phúc với tình yêu đó). Rõ ràng thì cách viết như thế này sẽ làm cho tiếng Việt bị lệch chuẩn, xa rời với ngôn ngữ bình thường vì tính khẩu ngữ quá cao, viết như nói, cách viết thì "dị thường" trái với tiếng Việt mà các em được học trong nhà trường. PV: Vậy cứ đà này thì ngôn ngữ của chúng ta sẽ "biến dạng" đến đâu, thưa Giáo sư? Giáo sư Nguyễn Văn Khang: Đây cũng là trăn trở của tất cả những ai quan tâm về ngôn ngữ học. Nhưng có người hỏi tôi, có xóa bỏ được "ngôn ngữ teen" không? Tôi trả lời là không thể xóa bỏ được. Khi nào còn tồn tại cư dân mạng, còn tồn tại nhóm xã hội của giới trẻ, thì còn ngôn ngữ đó. Quy luật phát triển là xã hội luôn vận động, ngôn ngữ cũng vậy, có cái sẽ được tiếp nhận, nhưng có cái sẽ bị đào thải. Chúng ta phải chấp nhận quy luật, còn tồn tại một nhóm xã hội thì còn tồn tại một ngôn ngữ biến thể. Như ở Mỹ, có gia đình, bố mẹ và con đều làm máy tính thì một ngày họ nói "170 lần từ máy tính". Tôi từng đi điều tra ngôn ngữ ở Vĩnh Tuy (Thanh Trì, Hà Nội), người dân nói "lói" và "nàm", nhưng họ vẫn không nhận là họ ngọng vì cộng đồng xung quanh họ đều thế cả. PV: Có ý kiến cho rằng, "teen đang sử dụng bừa bãi" ngôn ngữ một phần là do lỗi giáo dục sử dụng kỹ năng tiếng Việt trong nhà trường còn quá kém. Giáo sư có đồng tình với quan điểm này không? Giáo sư Nguyễn Văn Khang: Đúng là như vậy đấy. Tôi thấy dường như chúng ta đang cung cấp cho học sinh quá nhiều kiến thức ngôn ngữ học về tiếng Việt (thậm chí vội vàng đưa cả những kiến thức ngôn ngữ học hiện đại mà có khi chính người soạn sách còn chưa hiểu chắc chắn), trong khi đó lại coi nhẹ phần kỹ năng giao tiếp tiếng Việt (bao gồm nói và viết tiếng Việt; yếu tố thẩm mĩ, văn hóa trong giao tiếp tiếng Việt). Nhiều em tốt nghiệp đại học rồi mà còn không biết soạn văn bản tiếng Việt. Nếu phần kỹ năng giao tiếp tiếng Việt được dạy - học tốt trong nhà trường thì sẽ giúp cho học sinh biết nói đúng, viết đúng tiếng Việt, biết nói hay và viết hay tiếng Việt. Đó chính là tiêu chí và là chốt chặn giúp cho học sinh có cách nhìn đúng đắn trước các biến thể cũng như các biến tướng trong sử dụng tiếng Việt hiện nay. PV: Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng có bài viết sâu sắc về sự cần thiết phải "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", trong đó có vấn đề "bảo vệ" và phát triển "tiếng Việt" trước sự "xâm lăng" của văn hóa ngoại lai (ngôn ngữ teen là một ví dụ). Vậy theo Giáo sư, cần phải làm gì để "bảo vệ" được giá trị bản sắc tinh hoa của ngôn ngữ chúng ta? Giáo sư Nguyễn Văn Khang: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải bắt đầu từ chuẩn hóa tiếng Việt. Chuẩn hóa không phải là đưa những khuôn cứng nhắc, bất di bất dịch rồi lấy đó để "phê phán đúng sai". Chúng ta cần sớm xây dựng và ban hành chính sách về ngôn ngữ. Còn trong nhà trường, người thầy phải đi trước, phải "nêu gương" về ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ của thầy được ví như chiếc ấm mới đủ nước rót vào những chiếc chén là học trò. Nhưng thực tại, nhiều thầy cô kiến thức về ngôn ngữ còn nông lắm. Giáo sư Ngôn ngữ học Đinh Văn Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội: "Giới trẻ cần coi việc giữ gìn tiếng Việt như một trách nhiệm xã hội - văn hóa" "Vấn đề Báo CAND đặt ra về mối lo ngại hỏng tiếng Việt từ ngôn ngữ tuổi teen không phải không có cớ. Biết tôi là người giảng dạy ngôn ngữ học, nhiều người đã than phiền với tôi: "Chúng nó (lớp trẻ) làm hỏng hết tiếng Việt rồi"; "Ngày xưa thì lễ phép, còn bây giờ thì bát nháo đủ kiểu. Mở miệng ra là chửi bậy, nói tục. Lại còn nói lắp, nói ngọng, nói năng vô lối nữa!...". Tôi cười chia sẻ: Ừ cứ cho là như thế đi. Nhưng tôi nghiên cứu ngôn ngữ học, mà ngôn ngữ học là khoa học của bằng chứng. Chứng cứ là sức mạnh của lý lẽ. Bạn cứ thử quan sát kỹ xem, có bao nhiêu phần trăm trong lớp trẻ nói năng như vậy, và bình tĩnh hơn một chút cùng nhau làm một "phản biện xã hội" xem sao. Quan sát ngôn ngữ hôm nay của lớp trẻ ta thấy họ tự tin hơn, "người lớn" hơn rất nhiều trong giao tiếp. Ngôn ngữ không chỉ là lời trao gửi thông thường mà còn là văn hóa giao tiếp. Tôi đã tham dự nhiều sự kiện truyền thông mà trong đó ngôn từ lớp trẻ rất phong phú, sinh động… làm nhiều người ngạc nhiên. Vậy còn lời than phiền về ngôn ngữ thiếu chuẩn mực của lớp trẻ? Xin thưa: Đó là một thực tế của quá trình phát triển ngôn ngữ trong một xã hội đang phát triển. Không phải là ngôn ngữ của lớp trẻ, mà chỉ là ngôn từ của một số bạn trẻ nhận thức còn thấp, chưa đạt đến chuẩn mực văn hóa của thời đại mình với những lý do khác nhau. Hiện tượng này, cũng giống như hiện tượng đua xe, không phải là của số đông bạn trẻ nhưng phản cảm và gây bức xúc. Một nhà lãnh đạo của ta đã nói một cách hình tượng: "Mở cửa thì có gió mát, nhưng ruồi muỗi cũng bay vào. Tuy nhiên, đừng vì thế mà đóng cửa, hãy tìm cách đuổi ruồi muỗi ra, hay khéo léo dùng vợt mà diệt chúng". Ngôn ngữ lớp trẻ ngày nay đang đi tiên phong trong đổi mới. Thế hệ trẻ không làm hỏng ngôn ngữ của cha ông, mà trái lại đang làm phong phú nó, làm cho nó dân chủ và sáng tạo hơn. Có cái "quậy" phá rối, nhưng có những cái quậy bắt nguồn từ sự thông minh, "phá cách" một cách sáng tạo (Thử hỏi không có sự phá cách thì làm sao có Thơ mới?). Tất nhiên, cái gì cũng có tính tự phát và cần có sự can thiệp, điều chỉnh của pháp luật và dư luận xã hội. Một khi nói tục, nói bậy, dùng những hành vi ngôn ngữ phi chuẩn mực trong giao tiếp mà không bị lên án thì cái chưa đẹp vẫn có cơ phát triển. Tất cả sẽ xoắn lại thành một dòng chảy làm đục, làm rối dòng chủ đạo. Thực tế xã hội ta hiện nay chưa làm tốt chức năng giáo dục trong việc này, nhất là ở trách nhiệm gia đình, nhà trường và đoàn thể. Chính lớp trẻ cũng cần coi việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thời mở cửa và hội nhập như một trách nhiệm xã hội - văn hóa thì dụng ngôn mới thành công. Nói tóm lại, cách nói năng của lớp trẻ hiện nay có chuyện này chuyện nọ nhưng không phải là phổ biến, không phải số đông. Nếu ta biết giáo dục, định hướng theo chiều tích cực thì "trăm sông sẽ chảy về biển cả". Tiếng Việt ngày xưa không chỉ vẫn vẹn nguyên, vẫn đẹp mà còn được bồi đắp, giàu đẹp thêm nhiều. Công lao đó, không tính

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
TY
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CY
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
HK
Xem chi tiết