Văn bản ngữ văn 7

TH

viết thư cho 1 người bạn để bạn hiểu về đất nước của mình

viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về 1 trong các bài ca dao châm biếm ( trừ bài 3,4)

H24
7 tháng 7 2019 lúc 21:19

Câu 1 : Viết thư cho 1 người bạn để bạn hiểu về đất nước của mình

Chào Orindi thân mến!
Mình đã nhận được thư của bạn rồi, mình cảm thấy rất vui, mình cũng cảm thấy hạnh phúc sau khi nghe bạn giới thiệu về đât nước yêu dấu của bạn. những hình ảnh ấy cứ hiện ra trong đầu mình. Đó là những căn nhà đồ sộ những âm thanh xe cộ văng vẳng bên tai mình. Còn có những con đường kéo dài đến vô tận với sự tấp nập và rộn ràng của những người qua lại trên cái mảnh đát mà bạn đã sinh ra và lớn lên.

Mình rất là hứng thú để đến lượt mình giới thiệu cho bạn nghe về đất nước tuyệt đẹp, đất nước vĩ đại không gì sánh bằng.
Tổ quốc mình mang tên hai chữ Việt Nam, nghe thật oai hùng và tự hào với những truyền thống lịch sử vẻ vang.đó là các cuộc đấu tranh giành độc lập như cuộc chiến đấu của Hai Bà Trưng. Để mình kể cho bạn nghe về diễn biến của cuộc chiến đấu này. Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn(Hà Tây) tức thuộc thủ đô Hà Nội bây giờ. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh đến Tam Đảo nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu. Kết quả là cuộc khởi nghĩa thắng hoàn toàn. Thế đấy nhân dân Việt Nam,dân tộc Việt Nam chúng mình sẽ không để cho người khác dễ dàng chiếm vậy đâu.
Không chỉ là những truyền thống lịch sử vẻ vang mà nơi đây có những cảnh đẹp thiên nhiên kì vĩ nữa. Như Vịnh Hạ Long, các bãi biển như Nha Trang, cửa Tùng,… thành phố Đà Lạt với những loài hoa đẹp được gọi là thành phố hoa, khu di tích Mỹ Sơn,….
Ở đất nước mình còn có các phong tục tập quán độc đáo như ăn trầu, nhuộm răng đen,…
Là một người con của đất nước Việt Nam, mình tự hào nói rằng mình rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hình chữ S này. Nếu có cơ hội thì bạn hãy ghé thăm đát nước Việt Nam yêu quý này nhé, mình muốn bạn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây. Bài viết cũng đã dài rồi, mình hi vọng chúng ta sẽ tiếp tục giữ liên lạc qua thư từ nhé. Tạm biệt nhé !

Bình luận (0)
NQ
7 tháng 7 2019 lúc 21:22

Câu 2 :

Ở bài thứ hai, tác giả nhại lời thầy bói, ghi âm nguyên văn những lời phán của thầy trước một cô gái mê tín. Thầy đoán về những điều gì và phán thế nào ? Toàn là những điều quan trọng mà cô "đệ tử" ước ao điều tốt lành, điều mới mẻ. Nhưng thầy phán toàn là những lời vô nghĩa, những điều vốn nó như thế, hiển nhiên chẳng cần bói toán, suy đoán gì cả. "Số cô chẳng giàu thì nghèo - Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà...", đấy là thầy đoán về "tài lộc" của cô gái. Còn về "gia cảnh", về "nhân duyên" thì... "cô có mẹ, mẹ là đàn bà, có cha, cha là đàn ông, cô sẽ có chồng, có chồng sẽ có con, con gái hoặc con trai"... Rõ ràng cái nhà ông thầy bói này chỉ ba hoa, mồm mép, nói những điều ai cũng biết. Tục ngữ ta có câu "thầy bói nói mò". Ông thầy bói này không chí "nói mò" mà nói lăng nhăng, vô vị, thật đáng cười. Đáng cười hơn nữa là giọng nói của thầy. Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật "nói nước đôi", nói phóng đại, càng nói càng vô vị, vô nghĩa. Rõ ràng, bài ca dao đã phê phán những ke hành nghề mê tín dị doan, lừa bịp lòng tin của người khác để kiếm tiền. Đồng thời, bài ca cũng giễu cợt, phê phán những người ít hiểu biết, thiếu niềm tin cuộc sống, tìm đến sự bói toán, lễ bái vu vơ, phản khoa học, nhiều khi thêm lo nghĩ không cần thiết "Bói ra ma, quét nhà ra rác". Cha ông ta từng nhắc nhở như thế. Phê phán ông thầy bói, bài ca dao đồng thời cảnh tỉnh chúng ta.

Bình luận (0)
H24
7 tháng 7 2019 lúc 21:27

Câu 2 : Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về 1 trong các bài ca dao châm biếm ( trừ bài 3,4)

Cái cò lặn lội bờ ao Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng? Chú tôi hay tửu hay tăm Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. Ngày thì ước những ngày mưa, Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. Nhân vật "Chú tôi" trong đoạn thơ trên rất văn thơ. Trong câu thơ: "Chú tôi hay tửu hay tăm" chứng tỏ người chú là một người nghiện rượu, chết vì rượu. Chú có một tính cách lười nhác, chỉ biết nằm, ăn rồi chơi. Ước những điều vớ vẩn để có thể được như ý muốn. Người chú trong đoạn thơ trên nhằm phê phán những thói hư tật xấu của con người chúng ta bây giờ. Và nó cũng khuyên nhủ chúng ta rằng không được lười biếng ăn không ngồi rồi, chúng ta phải chăm chỉ thì mới có cái ăn.

Bình luận (0)
H24
7 tháng 7 2019 lúc 21:30

Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ, có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai

Bài ca dao này nhại lại lời của ông thầy bói nói với người xem bói. Nó “ghi âm” một cách khách quan chứ không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. Đây là nghệ thuật dùng “gậy ông đập lưng ông”, có tác dụng gây cười và châm biếm rất thâm thúy. Chúng ta thử nghe xem ông thầy bói giỏi giang kia đã phán những gì ? Ông ta phán toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói (là nữ) rất quan tâm: giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con. Chuyện nào thầy cũng nói vanh vách và hết sức cụ thể. Chỉ buồn cười là thầy nói theo kiểu nước đôi (!) Thầy khẳng định như đinh đóng cột những sự việc hiển nhiên mà người trần mắt thịt nào cũng thấy, cũng biết, chẳng cần đến thần thánh phán bảo qua miệng lưỡi trơn tru, dẻo quẹo của thầy. Dân gian quan niệm rằng Con người ta có số. Mỗi người một số phận khác nhàu, có kẻ giàu, người nghèo, có kẻ sang, người hèn. Thầy bói phán: Số cô không giàu thì nghèo, có nghĩa là bất luận thế nào thì lời thầy cũng đều đúng cả (!) Nói về ba ngày Tết, tục ngữ có câu: Đói quanh năm, no ba ngày Tết. Dù giàu dù nghèo thì mỗi nhà cũng cố mà lo cho được miếng thịt, đĩa xôi để cúng tổ tiên, ông bà, đó là lẽ đương nhiên. Nhà cô Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà, chắc chắn là thế, thầy chẳng có nói sai đâu (?!) Tính chất trào lộng, châm biếm của bài ca dao được đẩy lên tới điểm đỉnh ở những lời thầy phán về phụ mẫu: Số cô có mẹ có cha, Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông và về nhân duyên: Sô cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai. Điệp từ Số cô được đặt ở đầu mỗi câu và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người đọc hình dung lão thầy bói cố làm ra vẻ trịnh trọng, thiêng liêng nhưng thực chất là thủ đoạn lừa bịp để moi tiền của những người nhẹ dạ, cả tin. Tiếng cười đả kích, phê phán bật lên từ đó. Ca dao có câu châm biếm hạng người lười biếng, chuyên đi lừa đảo, dụ dỗ người khác: Thầy đi xem bói cho người, Số thầy thì để cho ruồi nó bâu. Cách nói ỡm ờ nước đôi trong bài đã lật tẩy bản chất giả dối của những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người khác để trục lợi. Bài ca dao cũng phê phán sự mê tín đến mức mù quáng của không ít người trong xã hội đương thời. Với nội dung tích cực như vậy nên cho đến nay, bài ca dao vẫn nóng hổi ý nghĩa thời sự.

Bình luận (0)
DT
7 tháng 7 2019 lúc 23:14

viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về 1 trong các bài ca dao châm biếm

Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa.
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

Đây là lời của “cái cò lặn lội bờ ao” ướm hỏi “cô yếm đào” cho chú mình. Đó cũng là tiếng cười của người lao động chân chính dối với nhân vật “chú” lười biếng, nghiện ngập.

Cái cò là một sự hóa thân của người nông dân để thuận tienj cho việc giải bày tâm tư. Cô yếm đào là người con gái đẹp đẽ, nết na. Lời mai mối tưởng chừng như là một tin mừng nhưng đọc xong bài ca dao lại thấy đó là lời mỉa mai, chua chát.

Hình ảnh người chú được tái hiện khá sinh động với 3 điều mà “chú” rất “hay”: hay tửu hay tăm (nghiện ngập), hay chè đặc (thích thảnh thơi), hay nằm ngủ trưa(lười biếng) và 2 điều ước: ngày thì ước mưa, đêm thì ước dài (thừa trống canh).

Ở đây, cái “hay” của chú lại cho ta thấy chú rất “dở”. Bởi vì, hay rượu, hay chè cũng có nghĩa là chú thường xuyên rượu chè be bét. Người nông dân vốn cần cù một nắng hai sương, chân lấm tay bùn quanh năm ấy vậy mà chú lại hay nằm ngủ trưa. Điều đó cho thấy chú ta rất lười biếng. Cái lười biếng là nguyên nhan dẫn đến sự nghèo khó:

“Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đáu những kè say sưa tối ngày”

Cái ước muốn của chú cũng bất bình thường. Tưởng là chú ao ước những điều gì lớn lao có thể xoay chuyển cả vũ trụ, hoá ra lại là ước ngày mưa để khỏi phải đi làm, ước đêm dài thêm nữa để ngủ cho sướng. Toàn là những ước muốn hưởng thụ không muốn lao động. Đó là một lối sống thụ hưởng đáng trách.

Không cần phải nói cũng đủ biết, lời nói: “lấy chú tôi chăng?” đã được câu trả lời rồi. Người ta lấy chồng, cưới vợ thì lựa người hay lam hay làm, tính tình tốt đẹp. Chẳng ai đi lấy người lười biếng, mơ mộng viễn vong như chú tôi.

Dân gian đã đặt nhân vật chú tôi bên canh hình ảnh cô yếm đào như một phép tương phản, ngầm ý mỉa mai, giễu cợt, phê phán những con người lười nhác nhưng lại đòi cao sang và khẳng định, đề cao giá trị của người lao động.

Bài ca dao còn có thể hiểu là lời tỏ tình mộc mạc, hóm hỉnh của người lao động. “Cái cò lặn lội bờ ao” là lời oán thán, trách móc của những người vợ có chồng nghiện ngập… Bài ca dao làm hiện rõ thân phận khổ đau, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng chẳng bao giờ được lựa chọn trong tình yêu và hôn nhân. Họ sống trong những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến và cam chịu số phận, chẳng thể nào làm thay đổi được.

Bình luận (0)
MN
7 tháng 7 2019 lúc 23:42

Tham Khảo

1.

Chào jane thân mến!

Mình đã nhận được thư của bạn rồi, mình cảm thấy rất vui, mình cũng cảm thấy hạnh phúc sau khi nghe bạn giới thiệu về đât nước yêu dấu của bạn. những hình ảnh ấy cứ hiện ra trong đầu mình. Đó là những căn nhà đồ sộ những âm thanh xe cộ văng vẳng bên tai mình. Còn có những con đường kéo dài đến vô tận với sự tấp nập và rộn ràng của những người qua lại trên cái mảnh đát mà bạn đã sinh ra và lớn lên. Mình rất là hứng thú để đến lượt mình giới thiệu cho bạn nghe về đất nước tuyệt đẹp, đất nước vĩ đại không gì sánh bằng.

Tổ quốc mình mang tên hai chữ Việt Nam, nghe thật oai hùng và tự hào với những truyền thống lịch sử vẻ vang.đó là các cuộc đấu tranh giành độc lập như cuộc chiến đấu của Hai Bà Trưng. Để mình kể cho bạn nghe về diễn biến của cuộc chiến đấu này. Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn(Hà Tây) tức thuộc thủ đô Hà Nội bây giờ. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh đến Tam Đảo nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu. Kết quả là cuộc khởi nghĩa thắng hoàn toàn. Thế đấy nhân dân Việt Nam,dân tộc Việt Nam chúng mình sẽ không để cho người khác dễ dàng chiếm vậy đâu.

Không chỉ là những truyền thống lịch sử vẻ vang mà nơi đây có những cảnh đẹp thiên nhiên kì vĩ nữa. Như Vịnh Hạ Long, các bãi biển như Nha Trang, cửa Tùng,… thành phố Đà Lạt với những loài hoa đẹp được gọi là thành phố hoa, khu di tích Mỹ Sơn,….

Ở đất nước mình còn có các phong tục tập quán độc đáo như ăn trầu, nhuộm răng đen,…

Là một người con của đất nước Việt Nam, mình tự hào nói rằng mình rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hình chữ S này. Nếu có cơ hội thì bạn hãy ghé thăm đát nước Việt Nam yêu quý này nhé, mình muốn bạn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây. Bài viết cũng đã dài rồi, mình hi vọng chúng ta sẽ tiếp tục giữ liên lạc qua thư từ nhé. Tạm biệt nhé !

Bình luận (0)
MN
7 tháng 7 2019 lúc 23:44

2. Tham Khảo

Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông

Số cô có vợ có chồng

Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.

Những điều vốn thế, hiển nhiên thế chẳng cần phải tìm đến bói toán người ta cũng biết lại được thầy nói bằng cái vẻ nghiêm trang, nghiêm trọng. Lại nữa, bằng cách nói nước đôi theo kiểu chẳng thế này thì thế nọ. Chấn tướng của thầy càng rõ hơn. Bộ mặt thật của kẻ chuyên lừa bịp kiếm tiền bị vạch trần, bị phơi bày, bị lôi ra ánh sáng. Nhục nhã và xấu xa, hắn xứng đáng để người ta mỉa mai, bêu riếu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, tác giả dân gian còn muốn phê phán những người mê tín đến mức lú lẫn, không phân biệt đâu là thực, là hư. Tìm đến lễ bái vu vơ, tiền mất mà tật mang, mua thêm nỗi lo lắng vào lòng. Bời thế tiếng cười lại đa sắc, đa diện và ý nghĩa của nó lại càng thấm thìa, sấu xa.

Bình luận (0)
NQ
7 tháng 7 2019 lúc 21:16

Mary thân mến,

Mình rất vui khi trở thành một người bạn tốt của bạn, và qua bức thư của bạn, mình có thể hình dung về một đất nước tươi đẹp với mùa đông tuyết phủ trắng trên các mái nhà và trôn đường phố. Mình còn có thể tưởng tượng ra những con đường rộng chạy dài men theo bờ biển quanh co, rồi những đường phố san sát những tòa nhà cao tầng. Đất nước của bạn thật hiện đại và tráng lệ. Còn đất nước của mình ra sao chắc bạn cũng rất tò mò muốn biết.

Mary thân mến, đất nước của mình là một miền đất có những vùng quê thật thanh bình và đẹp đẽ. Ở đây, thời tiết được chia làm bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân tiết trời thường ấm áp và cây cối xanh tươi mơn mởn. Mùa hạ nắng vàng rực rỡ trải khắp đường phố. Đến mùa thu, tiết trời rất đẹp, nắng không quá gắt mà là một cái nắng nhạt dịu dàng cung với những ngọn gió heo may khiến cho con người cảm thấy tâm hồn mình thật nhẹ nhõm. Cuối cùng là mùa đông, mùa đông của đất nước mình không đủ lạnh để có những bông tuyết trắng nhưng cũng đủ để mỗi người cảm nhận được cái lạnh của thiên nhiên ban tặng.

Nơi mình ấn tượng nhất là những miền quê yên bình, ở đó có rặng tre xanh rì bao bọc quanh những ngôi làng nhỏ bé. Vào mùa hè, tre vươn cành lá xanh làm thành những bóng râm che mát cho dân làng. Bạn có biết không, đối với người dân Việt Nam chúng mình, đặc biệt là đối với người sống ở làng quê thì cây tre đã trở thành những người bạn gần gũi thân quen. Đến làng quê Việt Nam ở đồng bằng Bắc bộ, bạn có thể bắt gặp hình ảnh những rặng tre, những bụi tre ở khắp nơi. Trên đường làng, tre chạy dọc hai ven đường, như hai bức tường rào kín, đáo. Vào những ngày hè nắng gắt oi ả, đi dưới rặng tre xanh ấy bạn sỗ cổ cảm giác thích thú bởi những âm thanh xào xạc của bụi tre đang đung đưa trong gió, bạn còn được hưởng một cảm giác mát mẻ, yên bĩnh khiến bạn có thể tạm quên đi cái nóng bức oi ả của những ngày hè. Dưới bụi tre, bạn sẽ bắt gặp những chú trâu hiền lành đang ăn cỏ. Đến từng ngôi nhà nhỏ, bạn cũng có thể thấy những bụi tre nhỏ mọc ngay đầu ngõ, dáng cong cong như bàn tay khổng lồ đang che chắn ngôi nhà nhỏ. Vào những đêm rằm, trăng như một ngọn đèn treo lơ lửng dưới ngọn tre.

Tạm biệt những rặng tre xanh, bạn sẽ bắt gạp những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Vào mùa lúa đang thời con gái, khắp cánh đồng được bao phủ bởi một màu xanh mơn mởn, đi ngang qua những cánh đồng ấy bạn sẽ thấy một mùi hương ngọt ngào của lúa. Trong ánh chiều chạng vạng, thấp thoáng trên cánh đồng là những đàn cò trắng bay. Đến mùa lúa chín, những cánh đồng xanh mướt đó được thay thế bởi một màu vàng rực rỡ. Trên khắp cánh đồng bà con tấp nập, hối hả đi gặt lúa về. Khắp nơi trong ngõ xóm đều rộn rã tiếng cười.

Bạn biết không, lũ trẻ con chúng mình thì thích nhất những ngày hè được vui chơi thỏa thích. Quê mình nằm sát vùng trung du nên cũng có những quả đồi nhỏ. Ngày hè, bọn mình thường rủ nhau lên đồi, nơi có những cây cọ thân cao vút với những tán lá to tròn như chiếc ô. Mỗi khi gió thổi qua cả rừng cọ lại tấu lên những bản nhạc như đánh thức cả khu rừng vốn yên tĩnh, vắng vẻ. Trên những ngọn đồi cao, trong khe đá có con suối nhỏ chảy róc rách, trong vắt. Khắp quả đồi, màu tím của hoa sim, hoa mua rừng kiêu hãnh đung đưa theo gió. Dạo chơi trên những cánh đồng hay những ngọn đồi này sẽ giúp bạn quên đi những cái mệt mỏi do ngày hè nóng bức đưa lại.

Vào mùa xuân, cảnh sắc ờ đây càng trở nên đẹp hơn bởi khắp nơi đều khoác trên mình một màu xanh non, mỡ màng của những mầm non vừa hé nở. Những cái cây ngày nào trông khô cứng sù sì như không có sự sống, bây giờ bỗng vươn mình bật ra những chiếc lá xanh non đến ngỡ ngàng. Cả thiên nhiên như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Đến nơi đây vào những ngày xuân công vô cùng thú vị.

Bạn có thấy thiên nhiên của nước mình như một bức tranh thật đẹp không? Đây chỉ là một góc nhỏ trong toàn bộ bức tranh của đất nước mình nói riêng và của cả thế giới nói chung. Bức tranh của quê mình cùng với bức tranh quê bạn hợp chung lại sẽ tạo thành một bức tranh vẽ thế giới của chúng ta thật xinh đẹp, muôn màu muôn vẻ phải không bạn. Mình rất yêu tổ quốc mình, hơn thế là tất cả những gì có trên trái đất này.

Mary thân mến, đất nước mình còn rất nhiều điều mình muốn kể với bạn, nhưng phải hẹn bạn ở những lá thư sau. Bạn hãy đọc lá thư này và nhả hồn về đất nước mình, bạn sẽ thấy như đang lạc vẻ một miền quê xinh đẹp và hiền hòa ấy. Đó chính là nơi đã sinh ra mình và nuôi dưỡng mình khôn lớn. Sau này dù có đi đâu mình vẫn nhớ mãi về nơi đó, một miền đất thật bình yên phải không Mary?

Tạm biệt bạn. Hẹn gặp bạn trong những lá thư sau.

Bình luận (0)
BT
7 tháng 7 2019 lúc 21:21

Việt Nam, ngày ... tháng ... năm ....

Cô Ê- mi-li kính mến !

Hôm nay trong giờ học lịch sử, khi nói về thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc cháu, cháu hiểu ra rằng để giành lại độc lập cho dân tộc mình, không phải chỉ có sự hy sinh xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam mà còn của biết bao người yêu chuộng hoà bình trên thế giới mà người cha của cô là No-man Mơ-ri-xơn là một chiến sĩ vô cùng anh dũng và tiêu biểu.

Thưa cô Ê-mi-li !

Nơi ở của cháu và cô cách nhau nửa vòng trái đất. Cháu muốn nhờ cánh thư nhỏ này gửi tới cô lời biết ơn chân thành nhất của cháu cũng như của cả dân tộc cháu.

Cô ơi ! Thế hệ chúng cháu là thế hệ được sinh ra trong hoà bình, được sống trong bầu không khí trong lành, được hạnh phúc trong vòng tay âu yếm đầy đủ của cha mẹ, của thầy cô giáo và của tất cả mọi người. Có thể chúng cháu sẽ không hiểu được những cái giá mà dân tộc cháu và những người như cha cô phải trả - nếu không có được những giờ học lịch sử như hôm nay và những câu chuyện cảm động và chân thực mà chúng cháu được đọc qua báo chí.

Cô ạ ! Khi đọc câu chuyện "Ngọn lửa Mo-ri-xơn", cháu không khỏi bùi ngùi xúc động về tấm gương hy sinh anh dũng của cha cô - người mà cô hằng yêu kính. Cái ngày mà cha cô ra đi và quyết định làm một nghĩa cử cao đẹp: Ông tẩm xăng vào mình và châm lửa tự đốt cháy cơ thể của mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Đó là ngày 2 tháng 11 năm 1965. Lúc ấy, cô vẫn còn bé lắm nhỉ ? Mới có 18 tuổi thôi phải không cô ? Ôi, 18 tháng tuổi, cái tuổi hãy còn non nớt và hết sức ngây thơ. Nét thơ ngây ấy như đọng lại ở đôi mắt tròn xoe nhìn người cha không chớp như muốn ghi nhớ hình bóng người cha thương yêu vào trong tâm khảm. Và có người cha nào lại không thương con, không muốn sống cùng con, che chở cho con trong bước đường đời đầy thử thách và nghiệt ngã ? Thế nhưng, cha của cô trong niềm yêu thương con vô hạn, hôn con lần cuối, để quyết định hy sinh thân mình vì nghĩa lớn. Đọc đến đây, cháu đã khóc, khóc rất nhiều vì cháu thương mến và cảm phục ông đã hy sinh một cách anh dũng đến thế ! Thương cho cô mới 18 tháng tuổi đã phải mất cha ! Nhưng cháu đã khâm phục ông rất nhiều và cháu lại càng cảm thấy tự hào khi biết rằng lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới có một chiến sỹ quả cảm như ông. Cháu cũng như nhân dân cháu vô cùng biết ơn ông, một chiến sỹ yêu chuộng hoà bình của dân tộc Mỹ. Là một người Mỹ, ông đã dám đứng lên đấu tranh để phản đối sự tham gia quân sự ngày càng sâu của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Phải chăng, ông là một người có trái tim nhân ái bao la, có tinh thần quốc tế cao cả, có tấm lòng yêu chuộng hoà bình sâu sắc ? Ngọn lửa từ thân thể ông đã lay động và thức tỉnh bao con tim trên khắp hành tinh, đã thổi bùng lên phong trào yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. Và nó đã góp phần rất quan trọng giúp đỡ cuộc cách mạng vinh quang của dân tộc Việt Nam mau chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Nhà thơ Tố Hữu, một nhà thơ lớn của dân tộc cháu ngày ấy viết bài thơ: "Ê-mi-li con" để ca ngợi ông - một con người quả cảm anh dũng - dám hy sinh thân mình vì nền hoà bình của dân tộc khác:

Ê-mi-li con ơi!
Trời sắp sáng rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con...
Hôm nay, chúng cháu được sống trong một đất nước hoà bình tự do, thành quả mà cha ông chúng cháu đã đổ bao máu xương để giành lại cho tuổi thơ chúng cháu hôm nay. Chúng cháu luôn tự nhắc mình phải sống sao cho xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam mạnh giàu hôm nay. Phải sống sao để không phụ lòng người cha của cô - người con của chiến sỹ hoà bình vĩ đại No-man Mo-rĩon. Dân tộc Việt Nam chúng cháu và các thế hệ thiếu nhi Việt Nam mãi mãi biết ơn và không bao giờ quên "ngọn lửa Mo-ri-xon".

Cô ạ ! Hôm nay trên đất nước Việt Nam chúng cháu vẫn còn rất nhiều những bạn nhỏ bị tật nguyền do di chứng của chất độc màu da cam để lại trong mỗi người cha, người mẹ của họ trong cuộc kháng chiến vừa qua. Nhìn các bạn ấy sao lòng cháu thấy đau đơn và xót xa. Chiến tranh và những di chứng của nó để lại sao mà tàn khốc thế. Chứng kiến hậu quả của nó hôm nay, cháu càng thấm thía giá trị của sự hy sinh của cha cô đối với hoà bình.

Hàng ngày, qua màn hình ti vi, cháu vẫn thấy nhiều nơi trên thế giới còn diễn ra những cuộc chiến tranh sắc tộc. Và tuổi thơ của nhiều dân tộc vẫn đang đói rách cơ cực, phải hứng chịu những mất mát đau thương từ những cuộc chiến tranh ấy. Làm thế nào để tuổi thơ trên khắp hành tinh này được sống vui vẻ hồn nhiên mãi mãi trong hạnh phúc hoà bình ? Cháu mong sao trên cõi đời này tất cả mọi người hãy là những người yêu chuộng hoà bình tha thiết như cha cô để một thế giới không có chiến tranh, để không còn đói nghèo, để tuổi thơ chúng cháu ở đâu trên trái đất này cũng được sống êm đềm và hạnh phúc.

Thưa cô, cháu tin chắc rằng nếu như không có mạng lưới bưu chính đang ngày một hiện đại toả khắp hành tinh nay thì hôm nay có lẽ cháu không thể nào bày tỏ và chia sẻ tình cảm của cháu đối với cô được. Bưu chính mãi mãi là nhịp cầu nối liền tình cảm của biết bao người, biết bao dân tộc trong một thế giới hoà bình và hữu nghị. Cháu nghĩ đó cũng là ước vọng lớn lao của cha cô khi tự mình đốt lên "ngọn lửa Mo-ri-xon" ngày nào ?

Cô ơi ! Một lần nữa từ trái tim mình, cháu xin gửi đến cô tình cảm trân trọng và biết ơn. Cháu hy vọng rằng một ngày nào đó, cô có dịp sang Việt Nam thăm đất nước và con người của dân tộc cháu, một dân tộc đã gắn chặt số phận của cha cô và cô cùng biết bao người dân nước Mỹ.

Cháu mong chờ thư của cô.

Cháu vô vàn yêu quý của cô.

Bình luận (0)
BT
7 tháng 7 2019 lúc 21:21

Trong ca dao - dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân... còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng ngược đời, những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là những bài được phổ biến rộng rãi trong dân gian:

1. Cái có lặn lội bờ ao, Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng? Chú tôi hay tửu hay tăm, Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. Ngày thì ước những ngày mưa, Đêm thì ước những đem thừa trống canh. 2. Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà Số cô có mẹ có cha Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông. Số cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai. 3. Con cò chết rũ trên cây, Cò con mở lịch xem ngày làm ma. Cà cuống uống rượu la đà, Chim ri ríu rít bò ra lấy phần, Chào mào thì đánh trống quân, Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao. 4. Cậu cai nón dấu lông gàm Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai. Ba năm được một chuyến sai, Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

Những câu hát châm biếm phê phán các thói hư tật xấu qua một số hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng và qua lối nói trào lộng gây cười.

Bài thứ nhất là lời giới thiệu, quảng cáo về nhân vật chú tôi. Chân dung của người chú là bức biếm họa được vẽ toàn bằng những nét giễu cợt, mỉa mai.

Hai câu mở đầu: Cái cò lặn lội bờ ao, Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng làm nhiệm vụ bắt vần và chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật.

Cô yếm đào là hình ảnh tương phản với hình ảnh của nhân vật chú tôi. Chiếc yếm đào tượng trưng cho những cô gái nông thôn trẻ, đẹp. Xứng đáng lấy cô yếm đào phải là chàng trai chăm chỉ, giỏi giang chứ không thể là người có nhiều thói hư tật xấu.

Cái cò giới thiệu về chú của mình với cái giọng cố làm ra vẻ phô trương, trịnh trọng: Chú tôi hay tửu hay tăm, Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. Ý nghĩa phê phán, chỉ trích nằm cả ở từ hay. Theo cách hiểu dân gian thì hay có nghĩa là tài giỏi, nhưng trong văn cảnh này thì nó có nghĩa ngược lại. Tưởng hay lam hay làm, ai dè lại hay rượu hay chè đến mức nghiện ngập, bê tha. Ý mỉa mai của từ hay còn hàm chứa ở tầng nghĩa sâu hơn nữa. Tuổi thanh niên sức dài vai rộng mà không lo chí thú làm ăn, lại chấp nhận sống đời tầm gửi thì quả là chẳng đáng mặt làm trai. Người xưa có câu: Làm trai cho đáng nên trai, xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên... để khẳng định khí phách nam nhi. Bên cạnh đó cũng có câu: Đời người ngắn một gang tay, Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang với nội dung phê phán những kẻ siêng ăn nhác làm. Nhân vật chú tôi trong bài ca dao trên là loại người như thế.

Câu ca dao đã cụ thể hóa sự lười biếng của nhân vật chú tôi thành những điều ước trái lẽ tự nhiên: Ngày thì ước những ngày mưa, Đêm thì ước những đêm thừa trống canh để được tha hồ ngủ. Vậy là ngoài tật nghiện rượu, nghiện chè, chú tôi lại còn thêm nghiện ... ngủ (!) Rõ là con người lắm thói hư tật xấu, rất đáng chê cười.

Thông thường, để tác thành việc nhân duyên cho ai, người đứng ra mai mối phải nói tốt, nói đẹp cho người đó. Nhưng ở bài ca dao này thì ngược lại. Bài ca dùng ngôn ngữ hài hước, châm biếm để giới thiệu nhân vật chú tôi - tiêu biểu cho hạng người bất tài vô dụng. Liệu có cô yếmđào nào đủ can đảm để trao thân gởi phận cho những "anh chồng" như thế?!

Bài ca dao thứ hai nhai lại lời của ông thầy bói nói với người xem bói. Nó chỉ "ghi âm" một cách khách quan chứ không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. Đây là nghệ thuật dùng "gậy ông đập lưng ông", có tác dụng gây cười và châm biếm rất thâm thúy.

Chúng ta thử nghe xem ông thầy bói giỏi giang kia đã phán những gì? Ông ta phán toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói ( là nữ) rất quan tâm: giàu - nghèo, cha - mẹ, chồng - con. Chuyện nào thầy cũng nói vanh vách và hết sức cụ thể. Chỉ buồn cười là thầy nói theo kiểu nước đôi (!). Thầy khẳng định chắc như đinh đóng cột những sự việc hiển nhiên mà người trần mắt thịt nào cũng thấy, cũng biết, chẳng cần đến thần thánh phán bảo qua miệng lưỡi trơn tru, dẻo quẹo của thầy.

Dân gian quan niệm rằng con người ta có số. Mỗi người một số phận khác nhau, có kẻ giàu, người nghèo, có kẻ sang, người hèn. Thầy bói phán: Số cô không giàu thì nghèo, có nghĩa là bất luận thế nào thì lời thầy cũng đều đúng cả (!) Nói về ba ngày Tết, tục ngữ có câu: Đói quanh năm, no ba ngày Tết. Dù giàu dù nghèo thì mỗi nhà cũng cố mà lo cho được miếng thịt, đĩa xôi để cúng tổ tiên, ông bà, đó là lẽ đương nhiên. Nhà cô Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà, chắc chắn là thế, thầy chẳng có nói sai đâu (?!)

Tính chất trào lộng, châm biếm của bài ca dao được đẩy lên tới đỉnh điểm ở những lời thầy phán về phụ mẫu: Số cô có mẹ có cha, Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông và về nhân duyên: Số cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai. Điệp từ Số cô được đặt ở đầu mỗi câu và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người đọc hình dung lão thầy bói cố làm ra vẻ trịnh trọng, thiêng liêng nhưng thực chất là thủ đoạn lừa bịp để moi tiền của những người nhẹ dạ,c ả tin. Tiếng cười đả kích, phê phán bật lên từ đó. Ca dao có câu châm biếm hạng người lười biếng, chuyên đi lừa đảo, dụ dỗ người khác: Thầy đi xem bói cho người, Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.

Cách nói ỡm ờ nước đôi trong bài đã lật tẩy bản chất giả dối của những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Bài ca dao cũng phê phán sự mê tín đến mức mù quáng của không ít người trong xã hội đương thời. Với nội dung tích cực như vậy nên cho đến nay, bài ca dao vẫn nóng hổi ý nghĩa thời sự.

Bài ca dao thứ ba vẽ lên cảnh tượng một đám ma theo tục lệ cũ. Mỗi con vật tượng trưng cho một loại người, một hạng người trong xã hội. Con cò tượng trưng cho người nông dân nghèo. Cà cuống tượng trưng cho những kẻ có máu mặt như lí trưởng, chánh tổng và đám chức dịch trong làng. Lũ chim ri, chào mào gợi liên tưởng đến bọn cai lệ, lính lệ tay sai. Chim chích giống như anh mõ chuyên đi rao việc làng trong các tích chèo cổ.

Người xưa chọn các con vật để "đóng vai" như thế là nhằm mục đích mượn thế giới loài vật để nói về xã hội loài người (giống truyện ngụ ngôn). Từng con vật với những đặc điểm riêng là hình ảnh sinh động tiêu biểu cho từng loại người, hạng người trong xã hội phong kiến đương thời. Do vậy mà nội dung châm biếm, phê phán của bài ca dao trở nên kín đáo hơn, sâu sắc hơn.

Cảnh được miêu tả trái ngược với cảnh tượng thường thấy ở một đám ma. Cuộc đánh chén lu bù, vui vẻ diễn ra trong không khí tang tóc. Con cò có thể chết vì đói khát, vì bệnh tật nhưng cái chết thương tâm của nó lại bị biến thành dịp kiếm chác béo bở cho những kẻ bất nhân, bất nghãi. Bài ca dao châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ. Tàn dư của hủ tục ấy đến nay vẫn còn, chúng ta cần phê phán mạnh mẽ để loại trừ nó ra khỏi đời sống văn minh.

Bài ca dao thứ tư miêu tả chân dung anh chàng cai lệ - kẻ đứng đầu đám lính canh gác và phục dịch ở công đường phủ, huyện thời xưa. Chỉ cần vài nét cơ bản là bức biếm họa sinh động về chân dung cậu cai đã hiện lên đầy đủ trước mắt người đọc.

Trước tiên, phải kể đến cái bề ngoài nhố nhăng của cậu cai. Đầu đội nón dấu lông gà chứng tỏ cậu cai là lính, nhưng chi tiết ngón tay đeo nhẫn lại đặc tả tính thích phô trương, làm dáng và trai lơ của cậu. Tính cách này cũng được miêu tả trong một số bài ca dao khác, ví dụ như: Cậu cai buông áo em ra, Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa...

Lâu lâu được các quan phủ, quan huyện sai phái đi làm một công việc nào đó, dù là việc vặt thì cậu cai cũng coi đó là dịp may để pho trương "quyền lực". Khổ nỗi về hình thức, cậu cai chẳng có gì ra hồn để thị oai với thiên hạ. Do vậy mà cậu phải vất vả xoay sở sao cho đủ bộ: Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê. Chính cách ăn mặc xộc xệch, tạm bợ ấy tự nó đã nói lên cái thân phận bé mọn đến thảm hại của kẻ đầy tớ chốn công đường. Đã vậy mà cậu cai vẫn còn cố khoe mẽ, vênh váo, cáo mượn oai hùm để bắt nạt người dân nghèo thấp cổ bé họng.

Nghệ thuật trào lộng trong bài ca dao này thật đặc sắc. Người xưa châm biếm ngay trong cách gọi chàng cai lệ là cậu cai, mới nghe qua tưởng trân trọng nhưng thực ra đó là thái độ mỉa mai, phê phán thói háo danh đến mức lố lăng, kệch cỡm của những kẻ có tí chức quyền, dù là bé cỏn con, không đáng kể. (Cai: chức vụ thấp nhất trong quân đội thời phong kiến).

Chân dung cậu cai được phơi bày chỉ vẻn vẹn trong hai dòng lục bát và cái gọi là uy quyền của cậu cai tất tật cũng chỉ có bấy nhiêu thôi. Bài ca dao đặc tả chân dung nhân vật bằng vài nét "điểm chỉ" rất chọn lọc và đắc địa. Qua trang phục và công việc, cậu cai xuất hiện như một kẻ bắng nhắng, đáng cười.

Tác giả dân gian đã sử dụng rất thành công nghệ thuật phóng đại để châm biếm cái gọi là quyền hành và thân phận thảm hại của cậu cai. Chi tiết: Ba năm được một chuyến sai là phóng đại. Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê cũng là phóng đại. Thế nhưng đằng sau chuyện như đùa ấy lại là một sự thật khác: Cậu cai đã bỏ tiền túi ra thuê mướn quần áo, thì chắc "cậu" phải cố tìm cách kiếm chác để gỡ gạc lại cho bõ chuyến sai ba năm mới có một lần.

Thời trước, tiếp xúc với hạng cai đội, dân nghèo thường phải chịu sự sách nhiễu củachúng. Vì vậy, họ rất hiểu và coi thường hạng người này. Bức biếm họa bằng ngôn ngữ đã thể hiện thái độ mỉa mai, khinh ghét pha chút thương hại của người dân đối với đám tay sai của giai cấp phong kiến thống trị.

Đọc bài ca dao trên, chúng ta không chỉ hả hê trước thái độ châm biếm, đả kích của nhândân lao động mà còn thích thú bởi đời sống tinh thần phong phú, lạc quan yêu đời của họ. Sức sống mãnh liệt của ca dao - dân ca xuất phát từ niềm tin bất diệt đó.

Bình luận (0)
DT
7 tháng 7 2019 lúc 23:12

VIẾT THƯ CHO 1 NGƯỜI BẠN HIỂU VỀ ĐẤT NƯỚC MÌNH

Yui thân mến!

Mình là TTX, học sinh lớp 7, một công dân nhỏ tuổi của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mình rất thích xem chương trình giới thiệu về đất nước của các bạn thiếu nhi thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Tuần qua, sau khi theo chân bạn du ngoạn khắp nước Pháp, thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên đất nước bạn ( tất nhiên là qua màn ảnh nhỏ), mình ao ước rằng một ngày nào đó, mình sẽ được chụp ảnh cùng bạn trước tháp Ép – phen hay Khải hoàn môn của Pa – ri hoa lệ - kinh đô Ánh sáng châu Âu. Tự nhiên, có một điều gì đó thôi thúc mình viết thư làm quen với bạn và thông qua đó giới thiệu về Tổ quốc Việt Nam yêu dấu của mình.

Yui thân mến!

Tổ quốc mình là bán đảo hình chữ S nằm bên bờ biển Đông bao la sóng vỗ. Phương Bắc một năm chia thành bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Còn phương Nam chỉ có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Bầu trời nơi đây quanh năm chan hòa ánh nắng.

Mùa xuân phương Bắc của đất nước mình là một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. Màu hồng tươi của hao đào trải dài từ những triền núi cao Tây Bắc, Việt Bắc đến thủ đô Hà Nội và châu thổ sông Hồng. Bên sắc hồng của hoa đào là sắc trắng tinh khôi của hoa mận, hoa mơ, cùng hành trăm màu sắc của biết bao loài hoa khác, dệt nên tấm thảm rực rỡ, lung linh. Nếu lắng tai nghe, bạn sẽ thấy ngoài tiếng chim lảnh lót trong vòm lá mướt xanh còn có cả tiếng rù rì của đàn ong bay đi tìm mật cùng rung động nhè nhẹ mơ hồ của những cánh bướm vờn quanh bông hoa vừa hé nở.

Xuân qua, hè tới. Tiếng ve ngân ran ran. Hoa phượng nở đỏ rực sân trường báo hiệu một năm học kết thúc. Kì nghỉ hè đầy ắp niềm vui đang chờ đón chúng mình. Trong đầm, hoa sen nở rộ, mùi hương ngào ngạt theo gió bay xa. Những đêm hè gió nồm nam mát rượi thổi lồng lộng trong lũy tre ven làng, tạo ra âm thanh kẽo kẹt đều đều như tiếng võng đưa. Dưới ánh trăng rời rợi sáng, cảnh vật trở nên thơ mộng lạ thường! Làng xóm, cánh đồng, dòng sông, con đường… đều tràn ngập ánh trăng.

Lúc sen tàn và cúc nở hoa, gió heo may thổi dọc lòng những con phố nhỏ của Hà Nội, cuốn theo lá vàng rơi xào xạc cũng là lúc mùa thu trở lại. Hồn thu thấm trong trời đất, lòng trong người. Bầu trời xanh ngăn ngắt và cao vời vợi. Những chòm mây trắng lãng đãng phiêu du về cuối trời xa… Mùa thu ở đất nước mình đã đi vào thơ ca, nhạc họa với vẻ đẹp mê đắm lòng người.

Thế rồi mùa đông len lén đến gần từ độ cuối thu, trong những cơn gió se se lạnh. Những buổi sáng sương mù giăng giăng, cảnh vật chìm trong màn sương mờ ảo và những ngày mặt trời trốn rét, ngủ quên trong tấm chăn mây dày xốp. Trên mặt đất, nhiều loài hoa vắng bóng. Lá rụng. Cây cối trơ cành khẳng khiu. Dường như sự sống thu cả vào trong, đợi chờ chim én báo mùa xuân đến.

Yui thân mến!

Đất nước Việt Nam yêu dấu của mình còn có nhiều danh lam thắng cảnh. Địa đầu Tổ quốc có Sa Pa được mệnh danh là thiên đường trên mặt đất, một ngày ó đủ bốn mùa. Cao Bằng với hang Pác Bó, suối Lê – nin, núi Các – Mác… nơi Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của giai cấp phong kiến và thực dân xâm lược. Cây đa Tân Trào ở Tuyên Quang, nơi chứng kiến sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của vị tướng tài ba Võ Nguyên Giáp. Phú Thọ với 99 ngọn núi giống như 99 con voi quay đầu về đất tổ Hùng Vương với bạt ngàn Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt. Bắc Ninh – xứ sở của dân ca quan họ, của chùa Bút Tháp, tranh Đông Hồ. Quảng Ninh với vịnh Hạ Long được đánh giá là một trong những kì quan của thế giới. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật với Chùa Một Cột, đài Nghiên, tháp Bút trước cửa đền Ngọc Sơn nằm giữa Hồ Gươm. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết Rùa Vàng đòi lại gươm báu mà Long Quân đã cho Lê Lợi mượn để đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Hà Nội còn có lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình lịch sử.

Dọc đường vào Nam, dải đất miền Trung non nước hữu tình đẹp như tranh họa đồ. Nghệ An, Hà Tĩnh có núi Hồng, sông Lam. Quảng Bình có động Phong Nha được đánh giá là đẹp nhất thế giới. Cố đô Huế với đền đài, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền… cổ kính trang nghiêm, trầm mặc. Dòng Hương Giang lờ lững trôi xuôi, bồng bềnh những con thuyền nhè nhẹ mái chèo khua nước, hòa cùng tiếng hò mái nhì, mái đẩy văng vẳng lúc chiều buông hay trong đêm thanh vắng. Những thiếu nữ nón bài thơ trắng che nghiêng, tà áo dài tím phất phơ trước gió, giọng nói ngọt ngào, sâu lắng… Tất cả tạo nên nét đẹp Huế không nơi nào có được.

Qua đèo Hải Vân – đệ nhất hùng quan là tới miền đất Quảng với Ngũ Hành Sơn, với phố cổ Hội An nổi tiếng, quanh năm dập dìu du khách bốn phương. Dọc theo quốc lộ 1, những rừng dừa Tam Quan, Bình Định bạt ngàn ven biển. Tiếng gió vi vu hòa cùng tiếng sóng tạo thành những bài ca bất tận. Vào đến Nha Trang, dừng chân một vài ngày ở thành phố biển êm đềm để được tắm mình trong làn nước trong xanh, ngả lưng trên bờ cát trắng tinh khôi thì quả là diễm phúc!

Sài Gòn – tức thành phố Hồ Chí Minh một thời đã từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Đây là một trung tâm công nghiệp, thương mại lớn có nhịp sống sôi động nhất nước. Sài Gòn có bến cảng Nhà Rồng, nơi ghi dấu bước chân người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Có hãng tàu Ba Son gắn vơí tên tuổi người công nhân cộng sản lão thành Tôn Đức Thắng… Sài Gòn cũng là nơi kết thúc vẻ vang chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quét sạch bóng quân xâm lược Mĩ, lật nhào chính quyền bù nhìn bán nước hại dân thống nhất non sông Việt Nam về một mối. Giờ đây, thành phố mang tên Bác đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt, phát triển mạnh mẽ và toàn diện.

Từ Sài Gòn xuống miền Tây Nam Bộ, trước mắt du khách là một màu xanh mỡ màng của lúa, của những vườn trái cây sum suê. Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng là vựa lúa, vựa cá, vựa trái cây của cả nước. Không thể nào kể hết tên những đặc sản của vùng đất màu mỡ này: gạo Nàng thơm Cần Đước, dưa hấu Long trì, dừa Bến Tre, nhãn lồng Vĩnh Kim, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm Caí Bè, xoài cát Hòa Lộc… Quả là Tạo hóa đã hào phóng ban cho con người quá nhiều của ngon vật lạ!

Bạn Jerry thân mến!

Việt Nam còn là xứ sở của những lễ hội tưng bừng quanh năm. Trong những lễ hội này, người dân cầu mong trời đất, tổ tiên mang lại những điều may mắn và đây cũng là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với những bậc tiền bối có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Mình có thể kể ra đây một vài lễ hội lớn như giỗ tổ Hùng Vương, lễ hội làng Gióng, lễ hội chùa Hương, lễ hội Đức Thánh Trần… ở miền Bắc, lễ hội Tây Sơn ở miền Trung, lễ hội chùa Bà Đen ở Tây Ninh, lễ đâm trâu, lễ đua voi ở Tây Nguyên, lễ Oóc Ombóc ở miền Tây Nam Bộ… Đủ các nghi thức, màu sắc, tín ngưỡng của các dân tộc anh em chung sống trên dải đất này.

Giữa mùa thu có Tết Trung Thu dành cho trẻ nhỏ. Chúng mình được ăn bánh Trung Thu, thứ bánh chỉ xuất hiện một lần trong năm và được rước đèn, phá cỗ dưới ánh trăng sáng vằng vặc của đêm rằm tháng Tám, trong tiếng trống ếch, tiếng trống múa lân rộn ràng khắp các ngả đường.

Nếu bạn đến Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ được chứng kiến những tục lệ đẹp có tự bao đời của người Việt Nam như tục cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết bàng bánh hưng, bánh giầy có từ thời Hùng Vương thứ sáu; tục con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ và ông bà, cha mẹ mừng tuổi con cháu. Mọi người chúc nhau đạt được những điều tốt đẹp trong năm mới. Mình sẽ kể cho bạn nghe sự tích bánh chưng, bánh giầy và nhiều chuyện lí thú khác có liên quan đến cái Tết thiêng liêng này.

Jerry thân mến!

Đất nước Việt Nam đẹp đến mức như một nhà thơ đã tự hào khẳng định:

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời, Như sông, như núi, như người Việt Nam?!

Có lẽ bạn đã hình dung được một phần nào về Tổ quốc yêu dấu của tôi và hiểu được vì sao con người Việt Nam cần cù, anh dũng lại yêu quê hương, đất nuớc mình đến thế!

Dân tộc Việt Nam rất cởi mở, thân thiện và hiếu khách. Chúng tôi sẵn sàng dang rộng vòng tay, kết bạn với các dân tộc khách trên thế giới, đoàn kết xây dựng cuộc sống hòa bình. Khi nào bạn cùng gia đình có dịp sang thăm Việt Nam, mình sẵn sàng làm người hướng dẫn nhiệt tình trong suốt cuộc hành trình chắc chắn là đầy lí thú.

Thư đã dài, mình dừng bút ở đây, hẹn bạn thư sau! Chúc bạn cùng gia đình một năm mới với nhiều điều may mắn!

Thân ái chào bạn!

TTX

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
NJ
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
KU
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết