Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

CB

Viết một đoạn văn tả về buổi sinh hoạt của lớp em

FT
6 tháng 11 2016 lúc 16:14

Cứ vào thứ 7 hằng tuần, lớp em lại sinh hoạt lớp một lần để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáoBuổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 3 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này.Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.Hôm đó bạn lớp trưởng Nguyễn Văn Bình cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Bạn An tổng kết số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để cô giáo nắm rõ được tình hình của lớp .Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thường nhìn từng bạn rất chăm chú và lắng nghe lớp trưởng.Cô giáo thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô làm tài liệu báo cáo với phụ huynh.Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.Khi bạn lớp trưởng đã phát biểu xong thì cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công làm cho thật tốt.Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu than thở.Sinh hoạt lớp lúc nào cũng là giờ “học” để lại nhiều dấu ấn đối với mỗi bạn học sinh như vậy.

Bình luận (2)
TN
22 tháng 11 2016 lúc 20:44

“Sinh hoạt lớp” có lẽ đã là một cái tên quen thuộc với tất cả các bạn học sinh. Trong cả một tuần, thì buổi sinh hoạt lớp có một ý nghĩa rất quan trọng để cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh trong lớp tổng kết những gì đã làm được và chưa làm được trong học tập cũng như nền nếp sinh hoạt của tập thể lớp.

Buổi sinh hoạt lớp của lớp em diễn ra vào ngày đi học cuối cùng của một tuần, đó là ngày thứ Sáu. Buổi sinh hoạt lớp có sự góp mặt của cô giáo chủ nhiệm, toàn thể các bạn học sinh và đại diện của hội cha mẹ học sinh. Thường thì trong lớp sẽ chia ra thành các tổ và mỗi tổ sẽ có một bạn tổ trưởng để quản tổ của mình, các bạn tổ trưởng sẽ theo dõi tổ của mình và ghi tên lại những bạn mắc nội quy của lớp, những bạn không làm bài tập về nhà là một nhóm và những bạn đạt điểm cao trong các tiết học là một nhóm, còn bạn lớp trưởng quản lí chung các hoạt động của lớp. Trong buổi sinh hoạt, các bạn tổ trưởng sẽ báo cáo tình hình của tổ mình cho bạn lớp trưởng rồi bạn lớp trưởng sẽ báo cáo cho cô giáo trước lớp.

Sau khi bạn lớp trưởng báo cáo xong, cô giáo chủ nhiệm nhận xét về tình hình của lớp, đồng thời tuyên dương những bạn đạt nhiều thành tích học tập trong tuần qua. Đối với những bạn mắc lỗi cô giáo không phạt mà chỉ nhắc nhở các bạn chăm chỉ học tập hơn vì cô biết nếu phạt thì các bạn học sinh sẽ áp lực rất nhiều, còn những bạn được tuyên dương sẽ có thêm tinh thần, động lực để cố gắng phấn đấu hơn trong những tuần tiếp theo.

Hoạt động tiếp theo của buổi sinh hoạt là bác đại diện hội phụ huynh phát biếu ý kiến của mình trước lớp, bác có đưa ra một số phương hướng để đưa lớp đi lên cả trong học tập lẫn các hoạt động của nhà trường. Cuối cùng là các tiết mục văn nghệ gửi đến cô và bác đại diện phụ huynh học sinh như một sự cổ vũ tinh thần học tập của các bạn trong tuần học tập mới.

Buổi sinh hoạt lớp thực sự rất cần thiết đối với mỗi lớp học, nếu không có hoạt động này lớp học sẽ thiếu đi nền nếp của cả một tập thể, không có sự tổng kết của một tuần học từ đó sẽ không nhận ra những khuyết điểm cần phải khắc phục của cả lớp để từ đó đưa lớp đi lên tiến bộ hơn.

Bình luận (0)
ND
19 tháng 12 2016 lúc 20:57

Vào giữa năm học lớp sáu chúng tôi được nhà trường báo là sẽ có cô giáo chủ nhiệm mới. Chúng tôi khá lo lắng vì cô giáo chủ nhiệm còn là cô giáo dậy văn mà tình hình học văn của chúng tôi cũng khá kém thế nên những buổi sinh hoạt lớp chắc chắn sẽ khiến chúng tôi cảm thấy rất sợ hãi đây
Đầu tuần chúng tôi cũng đã có những tiết học văn đầu tiên với cô giáo chủ nhiệm mới. Chúng tôi nhận xét cô là một giáo viên giỏi cô dạy rất hay và cô cũng rất hiền. Thế nhưng chúng tôi cũng khá là lo lắng khi thường thì cô giáo chủ nhiệm sẽ nhân những giờ ra chơi để nói về công việc học tập của lớp nhưng cô thì lại không nói gì về chuyện đó cả khiến chúng tôi càng cảm thấy lo lắng về buổi sinh hoạt lớp đầu tiên với cô giáo chủ nhiệm mới.

Hôm ấy như thường lệ là tiết cuối cùng của ngày thứ bảy nên chúng tôi ở lại để sinh hoạt lớp. Đối với chúng tôi đây là một giờ khá căng thẳng nên chúng tôi khá lo sợ. Một lát sau khi cô giáo đã họp với nhà trường về những việc cần làm trong tuần tới ,cô giáo lên lớp để bắt đầu buổi sinh hoạt lớp.

Đầu tiên cô cho gọi các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trong tuần vừa qua. Các bạn tổ trưởng bạn nào bạn ấy đều rất nhanh nhẹn báo cáo cho cô. Nói chung tình hình học tập của lớp tôi khá là tốt. Đến phiên bạn tổ trưởng nhận xét thì bạn nói lớp có bạn An của tổ chúng tôi xin nghỉ đã hai ngày nay do bạn phải đi viện. Sau phần báo cáo của bạn lớp trưởng cô có vẻ khá lo lắng cô nói hôm sau cô và chúng tôi sẽ đến nhà bạn động viên để bạn sớm phục hồi sức khỏe để nhanh chóng đi học lại. Nghe cô giáo nói đứa nào cũng đồng tình với cô và hứa sẽ đến thăm bạn. Sau phần phổ biến tình hình vừa qua của lớp cô đánh giá lại một lần nữa những ưu khuyết điểm của chúng tôi. Cô không khắt khe phạt nặng chúng tôi mà cô dùng những lời lẽ quan tâm hỏi thăm chúng tôi tại sao lại để tình trạng đó xảy ra. Trước những cử chỉ ấy của cô chúng tôi cảm thấy mình thật có lỗi vì đó chỉ là những việc đơn giản thôi mà chúng tôi lại không để ý.

Sau đó cô triển khai những công việc mà chúng tôi phải làm trong tuần tới. Khi cô nói đến tuần tới trường ta sẽ tổ chức buổi liên hoan văn nghệ để chào đón ngày 20/11 cả lớp chúng tôi ùa lên thích thú. Chả là chuyện văn nghệ thì lớp chúng tôi thích lắm vì lớp có rất nhiều bạn mà chúng tôi hay gọi là giọng ca vàng mà. Cô thấy lớp tôi rất sôi động về vấn đề này nên cô cũng rất thích thú, cô nói mỗi tổ hãy chọn một bạn hát hay nhất để biểu diễn cho cả lớp xem thử để lấy biểu quyết. Thế là buổi sinh hoạt lớp càng sôi động hơn chúng tôi đứa nào đứa đấy mặt cũng hớn hở chọn ra giọng ca mà mình thích nhất. Cô cũng thường xuyên nhắc lớp giữ trật tự chút để lớp khác sinh hoạt, mỗi lần như thế chúng tôi lại im phăng phắc nhưng cũng chỉ một lát sau là đau lại vào đấy cả. Cô đi đến từng tổ hỏi chúng tôi đã chọn ra ai thích hợp chưa. Khoảng mười lăm phút sau những giọng ca vàng của mỗi tổ đã lên biểu diễn. Bạn nào hát cũng hay, sau mỗi tiết mục của mỗi bạn là tiếng hò reo của cả lớp khiến cho không khí lớp chúng tôi càng sôi nổi hơn. Cuối cùng bạn được bình chọn nhiều nhất là bạn Dung bạn hát bài bụi phấn quả thật rất hay và rất ấm áp. Cô giáo cũng đồng tình với sự lựa chọn của chúng tôi đồng thời cô cũng nhắc nhở Dung là về phải tập hát thêm nữa để có thể dinh quà về cho lớp, Cô cũng nhắc bạn sắp đến ngày biểu diễn rồi nên cần phải giữ giọng để biểu diễn cho thật tốt.

Buổi sinh hoạt lớp thực sự rất cần thiết đối với mỗi lớp học, nếu không có hoạt động này lớp học sẽ thiếu đi nền nếp của cả một tập thể, không có sự tổng kết của một tuần học từ đó sẽ không nhận ra những khuyết điểm cần phải khắc phục của cả lớp để từ đó đưa lớp đi lên tiến bộ hơn. Bên cạnh đó những buổi sinh hoạt như thế đã khiến chúng tôi hiểu rất nhiều về cô hơn và cũng khiến lớp chúng tôi củng cố được tinh thần đoàn kết hơn.

Bình luận (0)
NH
25 tháng 12 2017 lúc 20:57

Em vẫn còn nhớ như in buổi sinh hoạt lớp ngày hôm đó. Không khí lớp học căng thẳng, mọi người có nhiều lời bàn tán về sự việc vừa xảy ra trong giờ ra chơi.
Nguyên nhân là do hai bạn Nam và Thành đã cãi vã, đánh nhau vì Thành cho rằng Nam là người lấy cắp tiền trong cặp sách của mình. Đầu giờ sáng, Thành mang tiền đến lớp để đóng học và có nói chuyện với Nam về khoản tiền bố mẹ đưa cho đó. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía Nam, thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội: một người, hai người, rồi ba người... cứ thế, Nam cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xét mà không tìm được lí do minh oan.
Trước tình hình lớp học như vậy, cô giáo đã yêu cầu cả lớp trật tự và hỏi Nam về chuyện vừa xảy ra. Nam khẳng định mình không làm việc đó, ánh mắt Nam thật tội nghiệp. Em đã đứng dậy và nói với cô giáo: “Nam là người bạn tốt, em đã học cùng Nam suốt 9 năm học và khẳng định Nam không thể làm chuyện đó”. Em đã đưa ra các lí do để chứng minh Nam không phải là người có lỗi. Tâm trạng của em lúc đó thật xúc động, emtự trấn an mình: Hãy bình tĩnh, bởi lẽ mình đang bảo vệ cho lẽ phải, đang minh oan cho một người tốt thì không có gì run phải sợ”. Em bắt đầu lập luận:
Thứ nhất, Nam là người bạn rất tốt bụng. Thậm chí, Nam còn dành dụm tiền ăn sáng của mình để đóng góp cho quỹ từ thiện của trường. Nam luôn sẵn lòng giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
Thứ hai, Thành vội vàng kết tội bạn Nam chỉ vì nghĩ rằng Nam biết về khoản tiền đó của mình mà không có bằng chứng. Điều đó đã khiến mọi người trong lớp hiểu lầm Nam.
Thứ ba, Thành nên tìm kĩ lại khoản tiền đó, xem có sơ suất làm rơi hoặc có thể hỏi mọi người trong lớp xem có ai nhìn thấy người lạ vào lớp không.
Sau những ý kiến của em, mọi người yêu cầu Thành cẩn thận tìm lại trong cặp sách và khoản tiền đóng học của Thành đã rơi ra từ một cuốn sách.
Cả lớp thở phào nhẹ nhõm, Nam nhìn em với ánh mắt biết ơn đầy xúc động. Câu chuyện dù đã xảy ra rất lâu nhưng nhắc nhở em rằng, khi phán xét một ai chúng ta cần suy nghĩ cân nhắc để tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.

Bình luận (0)
H24
25 tháng 12 2017 lúc 22:46

Vào chiều thứ 6 hằng tuần, lớp em lại tổ chức sinh hoạt để tổng kết lại những gì đã qua và triển khai kế hoạt cho tuần tới. Cô giáo và bạn Hà lớp trưởng sẽ đứng ra chủ trì buổi sinh hoạt.

Khi ra chơi tiết 4, bạn Hà nhanh chóng xem lại lịch của buổi sinh hoạt, sắp xếp lại những gì chuẩn bị thông báo trước lớp. Các bạn trai chẳng ai bảo ai tự đi kê bàn ghế lại cho thật ngay ngắn. Khi tiếng trống vào tiết vang lên, cô giáo chủ nhiệm lớp em bước vào. Các bạn nhanh chóng ổn định vào chỗ, đứng nghiêm túc chào cô. Trong buổi sinh hoạt hôm nay, cô để bạn Hà chủ trì tất cả. Cô xuống bàn cuối lớp ngồi lắng nghe nội dung của buổi sinh hoạt.

Bạn Hà nhanh chóng đứng lên bục giảng, rõng rạc nhận xét nội dung của tuần qua. Kết quả học tập của lớp tuần này có tiến bộ hơn, các bạn cũng nghiêm túc học bài và làm bài đầy đủ, không có việc gì nổi trội xảy ra. Tuy nhiên, một số bạn vẫn chưa thực sự cố gắng, kết quả học tập chững lại so với các bạn. Một vài bạn còn đi học muộn. Khi nhận xét xong, Hà triển khai kế hoạch, nhiệm vụ tuần tới. Bạn thư ký nhanh tay ghi chép đầy đủ lời của lớp trưởng để hoàn thành biên bản cuộc họp.

Khi Hà báo cáo, các bạn chăm chú lắng nghe. Cô giáo cũng gật gù đồng ý. Sau đó, cô đi lên phía trên lớp, bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Vì là năm cuối cấp, nên mỗi buổi sinh hoạt, cô giáo rất chú trọng tới vấn đề học tập. Cô nhận xét tỉ mỉ tiến độ cố gắng của từng bạn. Khen thưởng những bạn có thành tích tốt đồng thời, phê bình, đưa ra hình phạt với những bạn chưa thực sự cố gắng.

Sau đó, cô thông báo, vì lớp em có tiến bộ nên cô đã bà bạc với phụ huynh để chúng em được đi dã ngoại một hôm. Nghe xong, lớp chúng em sôi động hơn rất nhiều. Ai nấy đều hào hứng, cười típ mắt rồi bàn xem sẽ đi đâu, mặc gì, ăn gì… Cả lớp như một tổ ong vỡ tổ. Thế nên cô thường xuyên phải nhắc nhở lớp trật tự để không bị ảnh hưởng tới lớp khác. Cô cũng tham khảo một số ý kiến rồi ghi lên trên bảng. Sau khi các bạn thống nhất đồng ý, cô bắt đầu chốt danh sách, kế hoạch



Nguồn: https://blogvanmau.com/ke-lai-mot-buoi-sinh-hoat-lop#ixzz52HwEokA6

Bình luận (0)
HD
30 tháng 10 2020 lúc 19:45

Em vẫn còn nhớ như in buổi sinh hoạt lớp ngày hôm đó. Không khí lớp học căng thẳng, mọi người có nhiều lời bàn tán về sự việc vừa xảy ra trong giờ ra chơi.
Nguyên nhân là do hai bạn Nam và Thành đã cãi vã, đánh nhau vì Thành cho rằng Nam là người lấy cắp tiền trong cặp sách của mình. Đầu giờ sáng, Thành mang tiền đến lớp để đóng học và có nói chuyện với Nam về khoản tiền bố mẹ đưa cho đó. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía Nam, thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội: một người, hai người, rồi ba người... cứ thế, Nam cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xét mà không tìm được lí do minh oan.
Trước tình hình lớp học như vậy, cô giáo đã yêu cầu cả lớp trật tự và hỏi Nam về chuyện vừa xảy ra. Nam khẳng định mình không làm việc đó, ánh mắt Nam thật tội nghiệp. Em đã đứng dậy và nói với cô giáo: “Nam là người bạn tốt, em đã học cùng Nam suốt 9 năm học và khẳng định Nam không thể làm chuyện đó”. Em đã đưa ra các lí do để chứng minh Nam không phải là người có lỗi. Tâm trạng của em lúc đó thật xúc động, emtự trấn an mình: Hãy bình tĩnh, bởi lẽ mình đang bảo vệ cho lẽ phải, đang minh oan cho một người tốt thì không có gì run phải sợ”. Em bắt đầu lập luận:
Thứ nhất, Nam là người bạn rất tốt bụng. Thậm chí, Nam còn dành dụm tiền ăn sáng của mình để đóng góp cho quỹ từ thiện của trường. Nam luôn sẵn lòng giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
Thứ hai, Thành vội vàng kết tội bạn Nam chỉ vì nghĩ rằng Nam biết về khoản tiền đó của mình mà không có bằng chứng. Điều đó đã khiến mọi người trong lớp hiểu lầm Nam.
Thứ ba, Thành nên tìm kĩ lại khoản tiền đó, xem có sơ suất làm rơi hoặc có thể hỏi mọi người trong lớp xem có ai nhìn thấy người lạ vào lớp không.
Sau những ý kiến của em, mọi người yêu cầu Thành cẩn thận tìm lại trong cặp sách và khoản tiền đóng học của Thành đã rơi ra từ một cuốn sách.
Cả lớp thở phào nhẹ nhõm, Nam nhìn em với ánh mắt biết ơn đầy xúc động. Câu chuyện dù đã xảy ra rất lâu nhưng nhắc nhở em rằng, khi phán xét một ai chúng ta cần suy nghĩ cân nhắc để tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
TP
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
KC
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
BB
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết