Văn bản ngữ văn 8

PH

Viết một đoạn văn ngắn khoảng 30 dòng nói lên suy nghĩ của mình về 2 câu kết bài " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác " Cấm chép mạng !☠

TS
26 tháng 11 2018 lúc 22:48

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Trong bài thơ này, hai câu kết như một lời thề sắt son, như một lời tuyên ngôn của một người đang chịu cảnh lao tù tăm tối. Nhưng dường như chốn ngục tù ấy không thể giam cầm nổi một con người, một tấm lòng trung đối với đất nước. Ông khẳng định rằng chỉ còn mình đang sống thì sự nghiệp cứu đất nước sẽ vần còn đó. Ông sẽ dốc hết sức lực của mình để hoàn thành sự nghiệp đó. Những nguy hiểm, gian lao đối với Phan Bội Châu không là vấn đề gì. Tinh thần bất khuất, khảng khái, không sợ hiểm nguy ấy của Phan Bội Châu khiến người đọc cảm phục trước một tấm lòng trung cao thượng. Đồng thời khẳng định dứt khoát niềm tin của nhà thơ vào tương lai, thể hiện thái độ coi thường lao tù nguy hiểm. Hai tiếng "còn" đứng cạnh nhau tạo nên âm điệu khẳng định mạnh mẽ ý chí đấu tranh cho sự nghiệp cứu nước.

Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của cụ Phan Bội Châu được làm ngay sau khi cụ bị bắt vào nhà ngục Quảng Đông, đã truyền vào tâm hồn chúng ta một niềm tự hào về truyền thống bất khuất, hiên ngang của các nhà cách mạng tiền bối. Tinh thần của bài thơ thể hiện sự đàng hoàng, hiên ngang, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng. Cảm xúc chân thành của tác giả đã tạo nên sức sống bất diệt cho bài thơ.

Bình luận (0)
NN
26 tháng 11 2018 lúc 17:57

2 câu kết:Nêu ý chí của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

Với điệp từ ''còn'',giọng điệu thơ rắn rỏi,khỏe khoắn,nhịp thơ 4/3.Hai câu thơ cuối cùng của bài thơ thể hiện ý trí hiên ngang,bất khuất trước kẻ thù trong tù ngục.Sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng yêu nước mà Phan Bội Châu đã lựa chọn mặc dù phải hi sinh cả cuộc đời,ông vẫn giữ mãi sự quyết tâm một lòng trung thành với đất nước và tổ quốc.

mk không viết được 30 dòng đâu,mk bổ sung s cho bn thôi nha.

Bình luận (0)
NM
26 tháng 11 2018 lúc 21:51

Phan Bội Châu (1867 1 1940) là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập niên đầu thế kỷ XX. Năm 1913, cụ đang hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, một ngày cuối năm, tổng đốc Quảng Đông đã bắt giam cụ vào khám từ hình, âm mưu trao trả nhà cách mạng Việt Nam cho thực dân Pháp.Tại nhà ngục, ngay đêm đầu tiên, cụ viết bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật để an ủi, động viên mình. Nhan đề bài thơ là Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác:

Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!.

Đang bị gông cùm trong nhà ngục tử tù, là nguy hiểm. Nay mai phải bước ra pháp trường, là nguy hiểm… Bao nhiêu nguy hiểm máu chảy đầu rơi, thịt nát xương tan, nhưng đối với Phan Bội Châu thì sợ gì đâu. Trước vòng nguy hiểm vẫn hiên ngang thách thức, vẫn bất khuất, kiên cường: Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu! Phan Bội Châu đã thể hiện một tâm thế uy vũ bất khuất của nhà cách mạng chân chính.

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ vĩ đại: giàu lòng yêu nước, hiên ngang, bất khuất, lạc quan trong tù đày nguy hiểm. Bài thơ có ngôn từ trang trọng, giọng điệu mạnh mẽ hùng hồn làm hiện lên bức chân dung tinh thần tự họa của bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng như Nguyễn Ái Quốc đã ca ngợi.

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là viên ngọc quý trong thơ văn Phan Bội Châu, một khúc tráng ca anh hùng

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
TU
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
JC
Xem chi tiết