Vì sao có thể nói rằng "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một kiệt tác văn học?. Có lẽ bởi đó là kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc. Và trong tác phẩm ấy, tôi xin phép được phân tích 6 câu thơ đầu trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" để phần nào được rõ tường tận hơn kiệt tác này.
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (gia biến và lưu lạc) thể hiện tâm trạng, nỗi nhớ và nỗi buồn của nàng Kiều. Nhà thơ đưa ra ngay địa điểm "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân": nơi mà Kiều đang ở là chốn lầu xanh đọa lạc mà cũng là nơi khóa lại thanh xuân của một cô gái còn trẻ như nàng. Tiếp đến "Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung" thể hiện lên khung cảnh Kiều thấy, ngọn núi xa xa mà trăng thì gần. Rồi "Bốn bề bát ngát xa trông", "Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia"; những sự vật như non thì xa, trăng thì lại gần, cát vàng thì lại cồn nọ, bụi hồng thì dặm kia xuất hiện xa, rộng để cho người ta biết rằng cảnh này rất đẹp. Sâu sắc hơn mà nói, đó là tĩnh cảnh, tất cả cảnh này xa nhau, nó cô đơn vô cùng. Đó là một không gian rộng lớn, bát ngát nhưng yên tĩnh xa xôi. Một khung cảnh bình yên như thế lại càng làm cho tâm trạng nàng Kiều đã buồn lại càng buồn hơn:
"Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng".
Sự cô đơn, buồn bã, lẽ loi đơn độc của nàng lại thể hiện rõ hơn nữa. Qua thời gian mây sớm, đèn khuya ta lại hiểu được sự lặp lại ngày qua ngày của Kiều khi ở trước lầu Ngưng Bích. Ngày nào nàng ở trước lầu cũng cảm thấy xấu hổ, tủi thẹn vì phải ở chốn tồi tệ này và ngày nào cũng như thế cũng ngày qua ngày trôi đi không có gì mới mẻ. Ta hiểu được hơn tâm trạng của Kiều khi bị bán vào lầu Ngưng Bích là sầu não, là buồn rầu ra sao. Câu thơ thứ 6 lại càng hiểu được hơn, nửa tình lại còn nửa cảnh đã chia tấm lòng của nàng ra thành nửa. Ôi! Còn gì sầu hơn khi một đóa hoa không còn muốn đẹp nữa.
Nói tóm lại một lần nữa, qua 6 câu thơ đầu trong đoạn trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích, ta cảm nhận được tâm trạng cô đơn buổn tủi của Thúy Kiều. Và thấy rõ nghệ thuật khắc họa nội tâm nhận vật qua ngôn ngữ độc thoại của Kiều và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Du.
(Trình không đủ làm một bài văn a:")
Dàn ý thân bài:
-Sáu câu thơ đầu gợi tả hoàn cảnh cô đơn,tội nghiệp của nàng Kiều
-(Chép 6 câu thơ)
-Ngay ở câu thơ mở đầu ,tác giả đã cho thấy hoàn cảnh của Kiều .Nàng ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng "khóa xuân"
-Nàng trơ trọi giữa một khôn gian mênh mông ,hoang vắng :"bốn về bát ngát xa trông".Cảnh "non xa","trăng gần" gợi hình ảnh lầu Ngưng Bích đơn độc ,chơi vơi giữa mênh mông trời nước.Từ trên lầu cao nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa ,những cồn cát bụi bay mờ mịt.Cái lầu chơi vơi ấy giam một thân phận trơ trọi ,không một bóng hình thân thuộc bầu bạn ,không cả một bóng người
-Hình ảnh "non xa","trăng gần","cát vàng","bụi hồng" có thể là cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông ,rợp ngợp của không gian ,qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều
-Cụm từ "mây sớm đèn khuya" gợi thời gian tuần hoàn khép kín.Tất cả nhưu bị giam hãm con người,như khắc sâu thêm nỗi cô đơn khiến Kiều càng bẽ bàng ,chán ngán,buồn tủi :"Bẽ bàng mây sớm đèn khuya".Sớm và khuya,ngày và đêm,Kiều thui thủi một mình và dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót đau thương khiến tầm lòng Kiều như bị chia sẻ :"Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng": nửa tình là tâm trạng của Kiều,nửa cảnh là cảnh đẹp lầu Ngưng Bích .Hoặc nửa tình là tình cảm của Kiều dành cho cha mẹ và Kim Trọng nửa cảnh là hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều .Kiều tủi nhục ,buồn nhớ,chờ đợi ,hi vọng ,thất vọng ngổn ngang ,giằng xé bộn bề như chia đôi tấm lòng