Viếng lăng Bác- Viễn Phương

DD

Viết một bài văn ngắn về hình tượng bác hồ trong viếng lăng bác

Giúp mình nha mai mình kiểm tra rồi

NL
14 tháng 3 2019 lúc 21:24

Bác Hồ người là tình thương là niềm tin chiến thắng của toàn dân tộc, chính vì có người tìm ra con đường đấu tranh cho cách mạng Việt Nam thì chúng ta mới có ngày hôm nay. Bác ra đi trong sự thương tiếc của đồng bào cả nước. Ngày Bác đi nhà thơ Tố Hữu đã khóc thương Bác bằng những câu thơ thương xót nhất: “Suốt mấy ngày dày đau tiễn đưa/ Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”. Và nhà thơ viễn Phương sau này có dịp ghé thăng lưng Bác biết bao nhiêu cảm xúc nhớ thương đã dồn tụ để cho nhà thơ cất lên thành những câu thơ gửi viếng Bác.

Khổ thơ đầu tiên nhà thơ miêu tả cảnh ngoài lăng bác và hoàn cảnh nhà thơ từ miền Nam xa xôi ra Bắc để viếng bác:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”

Nhà thơ là người miền Nam trong một buổi ra thăm lăng Bác lòng nhà thơ không khỏi bâng khuâng ngậm ngùi nhớ thương vị cha già của dân tộc. Ra thăm lăng Bác hình đầu tiên mà nhà thơ nhìn thấy đó chính là hàng tre bát ngát trong sương. Có thể nói nhà thơ đi từ rất sớm mới có thể bắt gặp được hình ảnh hàng tre trong sương sớm đẹp đến như vậy. Hàng tre bát ngát xanh tươi Việt nam dẫu cho bão táp mưa sa cũng vẫn thẳng hàng. Cây tre ấy hay chính là biểu tượng cho con người nằm trong lăng. Dù cho cuộc sống phải trải qua biết bao nhiêu vất vả vì dân tộc nhưng Bác vẫn luôn vững tay lái con thuyền cách mạng tự do của dân tộc đến bền bờ cuối cùng.

Không chỉ thế nhà thơ nhìn những dòng người vào lăng viếng Bác lòng dâng trào một cảm xúc nhơ thương, nhà thơ cảm nhận được sự cao cả vĩ đại của Người:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Hai câu thơ đầu hiện lên hai hình ảnh “mặt trời” thế nhưng với mỗi một từ “mặt trời” lại có ý nghĩa khác nhau. Nếu như hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ nhất để chỉ mặt trời của thiên nhiên thì hình ảnh thứ hai chính là ẩn dụ để chỉ Bác Hồ. Đối với dân tộc Việt nam thì Bác giống như một mặt trời soi tỏ. nếu như mặt trời thiên nhiên hằng ngày mang ánh sáng đến cho nhân loại trái đất thì Bác chính là người mang lại ánh sáng cho dân tộc Việt nam mà ánh sáng đó chính là ánh sáng của độc lập tự do hạnh phúc. Mặt trời ấy bây giờ đã đỏ thể hiện sự xế bóng hay chính là cách nói giảm đi của sự mất mát. Hoặc cũng có thể hiểu là dù Bác đã đi rồi nhưng Bác mãi luôn sáng soi đỏ rực. Mặt trời thiên nhiên ngày ngày soi sáng thì con người cũng ngày ngày đến thăm Bác, kết thành những tràng hoa dâng lên bảy chín tuổi của Người.

Trong lăng ấy, Bác vẫn ngủ yên bình trong giấc ngủ ngàn thu, bên cạnh là những chú lính canh gác giấc ngủ ấy:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.”

Bác đã ra đi bác đã chìm sâu vào trong một giấc ngủ dài, nhìn gương mặt Bác thanh thản yên bình lắm. Bác sống làm bạn với trăng khi ra đi Bác cũng làm bạn với trăng dịu hiền. Cũng có thể nói rằng vầng trăng ấy chính là Bác, gương mặt vô cùng dịu hiền. Thế nhưng sao nhà thơ vẫn cứ thấy nhói ở trong tim. Có phải nhà thơ đang thương nhớ Bác hay tiếc nuối không thể gặp mặt bác lúc sống hay mong Bác sống mãi muôn đời nhưng không thể nào chống lại tạo hóa được. Có thể là tất cả những lí do đó hoặc còn nhiều hơn thế.

Từ những nhớ thương, từ những cảm nhận về cảnh vật nơi đây Viễn Phương đã thể hiện ước muốn của mình:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

Nhà thơ sử dụng điệp từ “muốn làm” như nhấn mạnh cái ước muốn của mình. Ngày mai nhà thơ phải quay về miền Nam thế nên nhà thơ chỉ muốn làm con chim hót quanh lăng Bác cho giấc ngủ của Bác trở nên yên bình hơn. Không những thế nhà thơ còn muốn làm đóa hoa tỏa ngát hương thơm, muốn làm một cây tre trung hiếu chốn này. Phải chăng nhà thơ đang muốn báo hiếu với vị cha già ấy. Muốn làm cho giấc ngủ của Bác không chỉ yên bình trong âm thanh mà còn thoảng hương thơm ngát. Cây tre chính là long mong muốn bảo vệ giấc ngủ cho Bác.

Bài thơ như kể về một lần nhà thơ Viễn Phương đến thăm lăng bác và cũng như bao nhiêu người con Việt Nam nhà thơ không giấu nổi những niềm thương nhớ tiếc thương vị cha già của dân tộc. Nhà thơ như hòa lòng mình vào không gian nơi đây khiến cho mọi thứ như đều có ý nghĩa. Bác mãi là người sáng soi cho dân tộc Việt nam.



Bình luận (0)
VH
14 tháng 3 2019 lúc 21:52

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ tài giỏi của dân tộc Việt Nam, người dẫn đường cho cách mạng đi đến bến bờ của thành công, người cũng là người mang lại cho chúng ta cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hom nay. Nói đến công lao cũng như tấm lòng của Bác đối với dân tộc Việt Nam thì không sao kể xiết. Trong văn chương, đã có rất nhiều những tác phẩm hay và độc đáo viết về Bác, đó là sự ngợi ca, lòng tự hào, yêu mến kính trọng đối với vị cha già dân tộc. Nhà thơ Viễn Phương cũng là một trong những nhà thơ rất thành công khi viết về Bác, bằng nguồn cảm xúc dạt dào, tình thương, lòng kính trọng chan chứa dành cho Bác, Viễn Phương đã viết lên bài thơ “Viếng lăng Bác” đầy xúc động.

Bài thơ “Viếng lăng Bác” là bài thơ thể hiện được sự xúc động của một người con miền Nam, sau bao ngày mong nhớ, cuối cùng cũng được đến lăng Bác, thể hiện tình cảm không chỉ của cá nhân nhà thơ mà còn là tình cảm, cảm xúc chung của tất cả những người dân miền Nam với Bác. Trong sự xúc động ấy, nhà thơ Viễn Phương đã khắc họa lại hình ảnh của Bác thật đẹp, đó là hình ảnh trong cảm nhận, trong tâm trí của chính nhà thơ:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Sau khi thể hiện những cảm xúc nghẹn ngào, xúc động khi được đặt chân đến lăng Bác, nơi vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già dân tộc yên giấc ngàn thu, thì nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện trực tiếp tình cảm kính trọng, yêu thương dành cho Bác, cũng đồng thời là sự ghi nhớ, nhắc nhở về công lao to lớn của Bác đối với dân tộc,con người Việt Nam. Ở trong những câu thơ này, hình ảnh mặt trời được lặp lại hai lần, ta có thể thấy đây là dụng ý nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. “Mặt trời” ở câu thơ đầu tiên là hình ảnh mặt trời của tự nhiên, đó là một khối cầu tròn, mang đến nguồn nhiệt lượng cũng như ánh sáng, duy trì sự sống, sự tồn tại của con người.

Từ vai trò quan trọng đó của mặt trời, nhà thơ Viễn Phương đã khéo léo gợi nhắc về một mặt trời thứ hai “Thấy một mặt trời trong lăng rất đẹp”, nhưng hình ảnh mặt trời ở câu thơ này không còn là mặt trời của tự nhiên, vũ trụ nữa mà nó là một ẩn dụ về Bác, cụ thể hơn là về công lao, vai trò của Bác đối với người dân Việt Nam. Nếu mặt trời của tự nhiên đem đến sự sống cho con người, vạn vật, thì mặt trời Bác Hồ lại là nguồn sống, là ánh sáng hi vọng của dân tộc Việt Nam. Trong màn đêm đen tối của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XX, cách mạng chìm sâu trong khủng hoảng, người dân lầm than, đau khổ. Khi ấy , Bác Hồ là người mang đến ánh sáng của hi vọng, dẫn đường cho cách mạng Việt Nam đến bến bờ thành công, dẫn lối cho con người Việt Nam đến bến bờ của hạnh phúc.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Vì Bác là người mà cả dân tộc yêu thương, kính trọng, người có công lao trời bể với dân tộc, giống nòi nên sự ra đi của Bác là sự mất mát, đau thương vô cùng to lớn. Mà nếu là người Việt Nam thì không khỏi bàng hoàng, xúc động khi nghĩ về sự mất mát quá đỗi to lớn ấy. Nhưng, về hiện thực tuy Bác đã không còn nữa nhưng đối với người dân Việt Nam thì sự sống của Bác là bất diệt, bởi sự sống ấy tồn tại trong tâm thức mỗi con người. Những người con của Bác ngày ngày vẫn hướng về Bác, về một sự sống bất diệt của “mặt trời” rất đỏ trong lăng “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ”, dâng lên người những tràng hoa của lòng kính yêu, tôn trọng “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.

“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Trong tâm thức của con người Việt Nam, không có sự ra đi nào cả, Bác chỉ là đang chìm vào trong một giấc ngủ sâu, một giấc ngủ bình yên “Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên”, khi đất nước đã được hòa bình, người dân Việt Nam đã có một cuộc sống yên bình, no ấm thì khi ấy, giấc ngủ của bác cũng trở nên “bình yên”, bởi Bác không còn phải suy tư, lo toan, dành cả cuộc đời cho dân tộc, giống nòi. “Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”, câu thơ là tình cảm thiêng liêng của nhà thơ cũng như những người dân Việt Nam dành cho Bác. Bác tuy chìm vào giấc ngủ, nhưng vầng sáng của con người Bác, cũng như tình yêu của người dân Việt Nam với Bác không bao giờ tắt, mãi tỏa rạng, như “vầng trăng sáng dịu hiền”.

Như vậy, bài thơ “Viếng lăng Bác” là những tâm sự đầy chân thành của nhà tơ Viễn Phương, đó không chỉ là sự nghẹn ngào, xúc động của người con miền Nam ra thăm người cha già yêu dấu. Mà thông qua những cảm xúc của mình, nhà thơ cũng truyền tải cho người đọc một bức chân dung thật đẹp về Bác, con người vĩ đại suốt đời tận tụy, hi sinh mình cho dân tộc, giống nòi. Những công lao trời bể ấy, hình ảnh đẹp đẽ ấy mãi cháy rực trong lòng mỗi con người Việt Nam.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
WF
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết