Ôn thi vào 10

NT

viết kết bài của bài thơ bếp lửa và mở bài ,kết bài của bài thơ ánh trăng

MN
14 tháng 6 2021 lúc 10:27

Tham Khảo !

Kết bài Bếp lửa : 

     Với “Bếp lửa” nhà thơ Bằng Việt thực đã dắt dẫn người đọc vào sâu trong mạch kể, mạch hồi tưởng của ông. Hồi ức đẹp một đi không trở lại của tuổi thơ được tái hiện không phải bằng một trí nhớ lan man, chắp vá. Trái lại, ở sâu trong tiềm thức của tác giả, hình ảnh “Bếp lửa” và “người bà” lúc nào cũng tỏa sáng lạ kì trở thành một điểm đi về trong cõi nhớ. Dòng suy tưởng và hoài niệm của người cháu xa quê nhà có lẽ đều được khởi nguồn từ những hình ảnh đầy giản dị mà thân thương, ấm áp vô cùng.

Mở bài Ánh Trăng : 

     Nhà văn Nguyễn Tuân có lần từng nói: “Thơ là mở ra một cái gì mà trước câu thơ trước bài thơ ấy dường như vẫn còn bị phong kín” vì vậy mỗi một sáng tác thơ ca đều phải mở ra một điều gì đấy mới mẻ về tư tưởng về nội dung về nghệ thuật trong tâm trí của người đọc. Nếu Lí Bạch đã từng nâng chén cùng với trăng sáng trên cao để thấm thía nỗi cô đơn mình với bóng là ba, nếu Nguyễn Du đã để vầng trăng là nhân chứng cho mối lương duyên của Thúy Kiều – Kim Trọng, thì chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng coi trăng như một người bạn tri kỷ, thân thiết “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Cũng viết về vầng trăng, hình tượng vốn bấy lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhưng bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy vẫn khơi gợi trong tâm hồn của mỗi độc giả những cảm xúc mới mẻ, sâu sắc và nhiều ý nghĩa.

Bình luận (0)
ST
14 tháng 6 2021 lúc 10:30

Tham Khảo !
Kết bài Bếp lửa : 

 “Bếp lửa” là bài thơ cảm động! Tình cảm dạt dào trong lòng đã tìm đến một giọng điệu, một nhịp điệu thật phù hợp, ấy là nhịp bập bùng của lửa! Giọng kể lể và bộc bạch cứ tràn ra, cứ dâng lên, mỗi ngày một nồng nàn, ấm nóng. Đâu phải ngẫu nhiên bài thơ bắt đầu bằng một đoạn ba câu, rồi càng những đoạn sau, số câu trong từng đoạn nhiều mãi. Khi số lượng không nhiều, thì giọng thơ lại cuộn lên. Lối trùng điệp được sử dụng hết sức biến hóa. Những kiểu câu lặp lại, những vế câu láy lại, những lời nhấn nhá thật nhiều. Tất cả phối hợp với nhau góp phần tạo nên sự dạt dào xáo động của tâm tình, tất cả góp phần tạo nên cái nhịp chờn vờn, bập bùng, dai dẳng của ngọn lửa. Vì lối viết như vậy mà người đọc bị cuốn vào âm điệu thật đặc biệt. Đọc “Bếp lửa” chẳng những thấy được một dòng tâm tư sâu nặng dạt dào của một đứa cháu nghĩa tình hiếu thảo, mà còn như thấy rõ ngọn lửa cứ chờn vờn, bập bùng suốt cả âm điệu nồng hậu của bài thơ.
Mở bài Ánh Trăng : 
Được viết bằng thể thơ năm chữ ngắn gọn cùng ngôn ngữ tinh lọc, hình ảnh trong sáng, giọng thơ thiết tha tâm tình như lời tâm sự, “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy đã đánh thức trong mỗi người những miền kí ức đẹp đẽ, tươi sáng nhưng vô tình bị bụi của thời gian cùng cái bận rộn của cuộc sống thường nhật che khuất. Nhà thơ đã gửi gắm đến độc giả những chiêm nghiệm, cảm xúc chân thành nhất của mình, để từ đó gửi gắm một triết lí được đúc rút từ chính những chiêm nghiệm thực tế của mình: Cần sống nghĩa tình, trong guồng quay bất tận của cuộc sống hiện tại, con người đừng chỉ nhìn về những thứ vật chất phù phiếm trước mắt mà hãy dành cho mình một khoảng thời gian tĩnh lặng để nhìn về phía sau, nhìn về những nghĩa tình thủy chung đã có trong quá khứ.

Bình luận (2)
ST
14 tháng 6 2021 lúc 10:41

Tham khảo 
Mở bài Ánh Trăng :

Nhắc đến thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ không thể không nhắc đến Nguyễn Duy- một nhà thơ, một nhà hoạt động cách mạng tiêu biểu. Ông là người con của vùng đất địa linh-  nhân kiệt Thanh Hoá, là người có nhiều cống hiến cho văn học hiện đại Việt Nam và đạt nhiều giải thưởng lớn về văn học, nghệ thuật của nước nhà. Những tác phẩm chính của ông như Cát trắng, Đường xa, Tình tang, Ánh trăng….gây thương nhớ trong lòng bạn đọc. Đặc biệt, bài thơ "Ánh trăng" trích trong tập thơ cùng tên đã mang đến cho người thưởng thức những cảm xúc khó quên, thức tỉnh mỗi chúng ta về lẽ sống thủy chung ở đời.
 

Bình luận (0)

Tham khảo:

Kết bài của bài thơ ''Bếp lửa'':

Theo dòng hồi tưởng của nhà thơ Bằng Việt trong bài thơ Bếp lửa, chúng ta không chỉ cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, đó là tình cảm gia đình ấm áp mà còn thấy sức mạnh của tình thương. Người cháu nhỏ bé năm nào lớn lên do một tay bà chăm sóc, chở che đã trưởng thành và tình thương của bà cũng trở thành hành trang quan trọng để nâng bước cháu đến những chân trời mới. Tuy nhiên, dù có trưởng thành, dù được đến muôn nơi, được đón nhận những ngọn lửa mới rực rỡ “có lửa trăm nhà. niềm vui trăm ngả” nhưng ngọn lửa ấm áp do bà chắt chiu ấp ủ mỗi sớm mai mãi là ngọn lửa ấp áp, rực sáng nhất trong cuộc đời của người cháu.

Mở bài của bài thơ ''Ánh trăng'':

Trăng là nguồn thi cảm bất tận trong thơ văn xưa và nay. Ngày xưa, ta thấy trăng trong những lời ca dao thân thương về chuyện tình đôi lứa, đến với thơ văn trung đại ta biết trăng qua bóng nguyệt- người thương, thơ ca hiện đại mang trăng vào trong thơ cũng đầy tự nhiên, trăng lúc này đã mang màu xúc cảm. Đó là ánh trăng mang nỗi buồn ưu tư buồn, say, nhớ thương trong thơ Hàn Mặc Tử, là ánh trăng bạn bày, tri kỷ trong tiếng thơ Tản Đà, Hồ Chí Minh hay là ánh trăng  mang màu lý tưởng trong thơ Chính Hữu. Cũng viết về chủ đề ánh trăng nhưng Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng đã mang đến cho ánh trăng vốn quen thuộc một vẻ đẹp hoàn toàn mới lạ, đó không chỉ là vẻ đẹp thuộc tự nhiên nữa mà ánh trăng còn là biểu tượng cho những ân tình thủy chung trong quá khứ. 

Kết bài của bài thơ ''Ánh trăng'':

Ánh trăng của Nguyễn Duy là bài thơ xúc động của nhà thơ Nguyễn Duy gợi nhắc về những ân tình thủy chung trong quá khứ. Sử dụng những ngôn ngữ đời thường, giản dị cùng lời dắt dắt tự nhiên tựa như lời trần thuật lại tha thiết như lời giãi bày, tâm sự Nguyễn Duy không chỉ đơn giản mang đến một câu chuyện hấp dẫn mang tính nút thắt về cuộc hội ngộ bất ngờ giữa người chiến sĩ xưa với người bạn tri kỉ “ánh trăng” mà còn chứa đựng những triết lí sâu sắc về sự thủy chung, đọc bài thơ độc giả cũng chợt “giật mình” để nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân mình về thái độ, tình cảm với những kỉ niệm, ân tình trong quá khứ, bài thơ hướng chúng ta đến lối sống nghĩa tình, thủy chung hơn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
ON
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết