Văn bản ngữ văn 8

LT

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ 2 của bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh

ST
19 tháng 4 2019 lúc 21:58

Tác giả Tế Hanh là một nhà thơ nổi tiếng gắn liền với những bài thơ về chủ đề quê hương như “Những ngày nghỉ học”, “Lời con đường quê”. Trong đó bài thơ “Quê hương” chính là bài thơ khẳng định tình cảm của một người con xa quê dành cho ngôi làng của mình. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh người dân chài bơi thuyền ra khơi.

Bài văn có bố cục rõ ràng và chặt chẽ, hai câu thơ đầu tiên, tác giả dùng như một lời giới thiệu về quê hương của mình, đó chính là một ngôi làng chài ven biển, “cách biển nửa ngày sông”. Sáu câu thơ tiếp theo, tác giả đã dẫn dắt người đọc đến với khung cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá. Hai câu thơ đầu tiên đã xác định về thời điểm đoàn thuyền ra khơi và điều kiện thời tiết buổi sáng ra khơi:

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”

Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là vào một buổi sáng với thời tiết đẹp, trời trong xanh, có gió nhẹ và ánh mặt trời ửng hồng, đó là một dấu hiệu cho thấy thời tiết rất thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt, hứa hẹn một chuyến đi an toàn và bội thu. Người dân làng chài ra khơi với vóc dáng “trai tráng”, đầy sức mạnh và khỏe khoắn, họ là những người con miền biền, gắn bó với biển khơi, công việc của họ đã trở thành thường nhật nên không hề cảm thấy khó khăn hay nặng nề mà ngược lại nhẹ nhàng, phóng lướt.

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”

Khi chiếc thuyền bắt đầu ra khơi, tức là trong khoang thuyền còn trống rỗng, khi ấy nó đang hăm hở lên đường, tác giả ví con thuyền với con tuấn mã đang hăng say, khỏe mạnh và tràn đầy sức lực. Các tính từ mạnh như “hăng”, “mạnh mẽ” kết hợp cùng các động từ như “phăng”, “vượt” đã cho thấy khí thế hừng hực của con thuyền ra khơi, sẵn sàng đối đầu với thử thách của biển cả. Đó cũng chính là tinh thần sôi sục, hăng hái của người dân làng chài khi ra khơi.

Hình ảnh cánh buồm căng gió đã cho thấy một hành trình tràn đầy hi vọng của đoàn thuyền:

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

Hình ảnh cánh buồm được tác giả so sánh với “mảnh hồn làng”, lấy một cái hữu hình để nói về một cái vô hình, khiến cho cái vô hình trở nên có hình khối, đường nét và gần gũi hơn. Cách so sánh đó của tác giả đã khiến cho cánh buồm quen thuộc gắn bó bao đời với dân chài nay trở nên thiêng liêng và lớn lao lạ kì. Cánh buồm ấy cùng hòa nhịp với người dân, đang “rướn thân” mình ra để vươn ra biển khơi.

Như vậy, dưới ngòi bút tài tình và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Tế Hanh trong đọan thơ tả cảnh người dân chài ra khơi đánh cá, chúng ta đã cảm nhận được khí thế hăng say lao động, sự khỏe khoắn, tràn đầy sức lực, sức sống của người dân làng chài trong chuyến ra khơi. Bên cạnh đó hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm cũng góp phần tô đậm thêm bức tranh lao động của người dân làng chài.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
PY
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
BB
Xem chi tiết
BB
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết