Tập làm văn lớp 8

LK

viết đoạn văn nghị luận 7->10 câu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích tiếng vọng rừng sâu

PP
2 tháng 4 2020 lúc 16:19

Người đời đã từng nói: “Bàn tay biết tặng hoa cho người khác là bàn tay giữ được hương thơm”. Vậy phải chăng hạnh phúc là ước mơ, cũng là mục tiêu của tất cả mọi người? Nhưng những người khôn ngoan luôn hiểu rằng, hạnh phúc chỉ đến khi họ biết cho đi. Ta sẽ được nhận lại thậm chí nhiều hơn khi biết san sẻ nó. Và qua câu chuyện ngắn Tiếng vọng rừng sâu, ta lại như thấm nhuần đạo lí này hơn. Chỉ qua hình tượng một cậu bé ngỗ ngược, nghịch ngợm đã buột miệng hét lớn: “Tôi ghét người” và ngay sau đó, cậu phải đón nhận những tiếng vọng lại, thậm chí còn to và nhiều hơn trước, ta như cảm nhận rằng: một lời bất cẩn có thể khiến cho chính ta và những người xung quanh bị tổn thương. Cậu nói cậu ghét người, vậy là “người” cũng ghét cậu, cậu cho đi bao nhiêu thì sẽ nhận lại bấy nhiêu. Chính sự vô tình của cậu bé đã khiến bản thân phải hoảng hốt, phải buồn bã khi nhận lấy cái giá của mình. Cậu tủi thân khi biết rằng có người ghét bỏ mình, nhưng lại chẳng thể ngẫm ra cảm giác của người khác khi cậu nói cậu ghét họ. Trái lại, khi cậu bé đã được học cách nói lời yêu thương, biết trao đi sự chân thành thì dường như niềm vui cậu nhận lại đã tăng lên gấp bội. Khi cậu nói “Tôi yêu người”, vậy là khi đó khu rừng vọng lại những tiếng nói văng vẳng “Tôi yêu người”… như thể có ai đã đáp trả tình cảm của cậu, đã yêu mến cậu. Cảm giác đó chẳng phải thật hạnh phúc hay sao? Vậy đó, trong cuộc sống, nếu ta không biết trao đi điều gì, thì thứ duy nhất ta giữ lại được chỉ là bản thân ta, không ai tin ta, không ai yêu ta, cuộc sống sẽ dần ruồng rẫy ta bởi sự ích kỉ đó. Vậy thì, hãy bắt đầu học cách cho đi vô điều kiện, cho đi mà không hi vọng; như vậy thì hạnh phúc sẽ đến khi ta ít ngờ đến nhất, giống như cậu bé trong câu chuyện vậy! Và tất nhiên, ý nghĩa của truyện không chỉ có thế, hãy thử nghĩ mà xem nếu như người mẹ phó mặc cho sai lầm của cậu bé, để cho cậu phải tự đi tìm câu trả lời mà không dạy cho cậu biết, vậy thì sẽ thế nào? Cậu sẽ chẳng thể nhận ra những điều phải trái, sống thế nào để có hạnh phúc. Từ đó mà ta nhận ra rằng, tình mẹ thật lớn lao! Người mẹ luôn là nơi mà đứa con có thể trở về khi cảm thấy buồn bã hay tủi thân; là người đã dẫn dắt cho những đứa con đi trên con đường đúng đắn từ thuở còn ấu thơ. Câu nói cuối truyện của người mẹ đã là một nút thắt sắc sảo, nó tạo nên điểm mấu chốt và là bài học đi sâu vào lòng người đọc: “Con ơi, đó chính là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con..Sở dĩ sự tồn tại về giá trị của việc cho và nhận không chỉ có trong câu chuyện này. Thậm chí nó còn có mặt ở nhiều điều rất đời thường trong cuộc sống kia. Hãy lấy ví dụ từ một chú chó, tại sao loài vật này lại được mệnh danh là “bạn thân của loài người”. Bởi một lẽ thường tình, loài chó thường trao đi sự trung thành với người chủ của mình một cách vô điều kiện; nó yêu thương con người bằng tất cả trái tim; nó nhìn con người bằng cặp mắt trìu mến và sẵn sàng bảo vệ họ. Vậy là món quà chúng nhận được chính là sự tin tưởng, sự trân trọng và lòng yêu thương vô hạn. Giống như câu chuyện trên, đây cũng chính là chân lí của “cho – nhận”. Cuộc sống sẽ hoang phí khi bạn dành hết thời gian cho bản thân mình, hãy đặt mình ở vị trí của những người xung quanh và vui lòng cho đi như khi bạn sẵn sàng nhận về…

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ”

(Tố Hữu – Một khúc ca)

THam khảo link này nhé bn: https://hoc360.net/neu-suy-nghi-ve-cau-chuyen-tieng-vong-rung-sau-van-nghi-luan-bai-van-hay-lop-8/

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NA
Xem chi tiết
SM
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
VK
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết