Phần mở đầu

KH

Viết đoạn văn ngắn về hòn đảo Trường Xa

LT
30 tháng 11 2017 lúc 17:39

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt thuộc biển Đông. Tuy nhiên, quần đảo này đang trong tình trạng tranh chấp ở các mức độ khác nhau giữa sáu bên là Brunei, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Malaysia, Philippines, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Việt Nam. Ở cấp độ quốc tế, phạm vi của khái niệm Spratly Islands vẫn chưa được xác định rõ và đang trong vòng tranh cãi.[3] Ở cấp độ quốc gia cũng có các cách hiểu khác nhau. Tuy Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam trên danh nghĩa đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, nhưng khái niệm quần đảo Nam Sa trong nhận thức của Đài Loan và Trung Quốc là bao hàm toàn bộ các thực thể địa lý nằm bên trong phần phía nam của đường chín đoạn. Đối với Philippines, phạm vi tuyên bố chủ quyền của nước này bao trùm hầu hết quần đảo và được gọi là Nhóm đảo Kalayaan. Về phần Malaysia, nước này đòi hỏi một số thực thể ở phía nam của quần đảo. Cuối cùng, chưa rõ Brunei đòi hỏi cụ thể thực thể địa lý nào vì chỉ thấy nước này đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong vùng đó có vài thực thể thuộc biển Đông. Tại Hội nghị San Francisco năm 1951 về việc phân định các lãnh thổ hải đảo mà Đế quốc Nhật Bản từng chiếm giữ, quần đảo Trường Sa là đối tượng tuyên bố chủ quyền của nhiều bên tranh chấp: Liên hiệp Pháp, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Indonesia. Kết quả là Hội nghị không công nhận chủ quyền của quốc gia nào, các quần đảo được coi là vô chủ và càng gây ra tranh chấp dữ dội hơn sau này. Tất cả những nước tham gia tranh chấp này, trừ Brunei, đều có quân đội đồn trú tại nhiều căn cứ trên các đảo nhỏ và đá ngầm khác nhau. Năm 1956, Đài Loan chiếm giữ đảo Ba Bình. Đầu thập niên 1970, Phillipnes chiếm 7 đảo và rạn đá phía đông quần đảo. Tháng 3 năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc đụng độ quân sự tại ba rạn đá là Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Tháng 2 năm 1995 và tháng 11 năm 1998, giữa Trung Quốc và Philippines đã hai lần bùng phát căng thẳng chính trị do hành động giành và củng cố quyền kiểm soát đá Vành Khăn của phía Trung Quốc. Dù rằng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đã ra đời nhằm xác định các vấn đề về ranh giới trên biển nhưng bản thân Công ước không có điều khoản nào quy định cách giải quyết các tranh chấp về chủ quyền đối với đảo.[4]

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TG
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
AS
Xem chi tiết
AL
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết