Câu thơ được trích trong bài thơ "Tràng giang" của tác giả Huy Cận. Đây là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ở câu thơ trên, tác giả đã sử dụng một hình ảnh thật độc đáo "củi khô" trôi một mình, đơn lẻ trên dòng nước mênh mông, vô tận, vô đinh. Hình ảnh này lại còn được kết hợp với biện pháp đảo ngữ vừa tạo nên điểm nổi bật cho câu thơ vừa thể hiện sự cô đơn, lạc lõng trước vũ trụ bao la. “Một” gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, “cành khô” gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, “lạc” mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên “mấy dòng” nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Hơn thế nữa, người đọc còn thấy được sức gợi tả của câu thơ. Nó thực sự đầy ám ảnh. Bởi lẽ hiện lên trước mắt là một con sông dài, một con sông mang nét đẹp u buồn, trầm tĩnh. Qua câu thơ, người đọc cũng phát hiện ra tài năng độc đáo của thi nhân Huy Cận. Đó là việc tác giả sử dụng thành công ngòi bút "tả cảnh ngụ tình", mượn hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã nói lên tâm trạng suy tư, trầm lắng, thê lương, buồn man mác và da diết của mình. Thật cảm ơn nhà thơ Huy Cận đã đem đến câu thơ hay và chất chứa nhiều cảm xúc thế này!
"củi một cành khô lạc mấy dòng"
Lúc thuyền về lại chốn cũ cũng là lúc nước ở lại với dòng sông cùng nỗi sầu, nhưng nỗi sầu này không chỉ đi theo nước một nơi mà là nhiều chốn khác nhau. Phép đối đã được sử dụng thành công để nói về sự chia cách này. Khép lại khổ một Huy Cận mang đến một hình ảnh đậm nét cô đơn - “củi". Tính chất của hình ảnh này là “khô" – héo úa, không còn sự sống cùng với phép đối giữa “một cành khô" – “mấy dòng” càng nhấn mạnh hơn sự chiếc bóng, lẻ loi của củi trên hành trình của mình. Động từ “lạc" đã nói lên được sự bấp bênh, lênh đênh của sự vật nhưng tác giả dùng “lạc mấy dòng" thì càng làm rõ hơn sự gian nan, “bảy nổi ba chìm" của củi. Chỉ với khổ một nhưng tâm trạng mang lại đã buồn bã, u sầu đến vậy.