Tập làm văn lớp 9

TN

Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lới dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động(có sử dụng yếu tố nghị luận)

KL
14 tháng 11 2017 lúc 20:01

Trong cuộc đời ai cũng có một - bà ngoại. Tuổi thơ và cuộc sống của mỗi người không giống nhau nên hình ảnh bà ngoại cũng vậy. Nhưng dù ai có ra sao, đối với mình, hình ảnh bà ngoại và cái danh từ bà ngoại là những thứ thiêng liêng nhất mà mình gìn giữ trong suốt cuộc đời mình.
Với mình, người thứ nhất quan trọng trong cuộc đời mình là bà ngoại. Mình tự hào mỗi khi kể với bất cứ ai về ngoại và có lẽ bà cũng là người ảnh hưởng nhiều trong nguyên tắc sống của mình từ nhỏ đến bây giờ .Nói đến bà ngoại, trong mình có cả một ký ức tuổi thơ gắn liền với bà mà đến bây giờ lẫn sau này mình chắc mình sẽ không bao giờ quên được .Từ lúc mình còn nhỏ mình đã ngủ chung với bà ngoại, vì vậy, mình lớn lên từ những lời ru câu hát của mẹ mình thì ít mà của ngoại mình thì nhiều. Bà ngoại mình rất thương mình, khi mình còn nhỏ và cho đến sau này bà chưa đánh mình một roi nào cả khi mình lầm lỗi, những lần như vậy mình được bà dạy cho những đều hay lẽ phải, những cách sống làm người. Mình nhớ nhất bà đã dạy mình làm người phải biết yêu thương, phải biết quan tâm đến người chung quanh mình, khi đến nhà bất cứ ai thân quen đừng ngại giúp đở họ làm bất cứ những đều mình có thể làm, cầm 1 cây chổi quét nhà, lao 1 cái bàn đang dơ, hay chỉ đơn giản là sắp xếp lại một vài cuốn sách đang bề bộn trên bàn. Bà bảo rằng hãy vì mọi người đi, mọi người sẽ không bao giờ quay lưng lại với mình..
Thật sự mình rất nhớ Ngoại nhớ những lúc còn bé dc ở bên Ngoại dc Ngoại dạy những diều hay lẽ phải , ngoại còn rất khéo tay trong việc gia chánh.Mình còn nhớ lúc nhỏ, mỗi tuần vào ngày chủ nhật là cả nhà ít khi ăn cơm vì ngoại làm các loại bánh để ăn và cũng để dạy cho con cháu cách làm: nào là bánh lá mít, lá dứa, bánh ít trần, bánh gói, bánh khọt, bánh xèo.
Mình thích ăn nhất là bánh xèo và bánh canh. Bánh xèo mình thích không phải bánh xèo thường, mình thích ăn bánh xèo mà làm nhưng bằng tép với thịt gà. Thế là mỗi lần mình về mà đòi ăn bánh xèo là ngốn mất của bà ngoại mình hẳn mấy con gà. Còn đối với món bánh canh, mình thích món bánh canh nấu bằng bột gạo, tép bạc .Mình nhớ bà ngoại mình và mình, hai bà cháu đi vô vườn ( quê mình còn gọi là đi rẫy) chặt nhiều lá chuối non, sau đó mình về xay bột gạo giúp bà, sau đó làm cho bột đặc lại rồi dùng là chúôi để cắt bột ra thành những lọn nhỏ làm bánh canh.
Ngoại rất khéo tay, bánh nào cũng ngon, nước cốt dừa ngon lắm… nói ra phát thèm và càng nhớ lại những ngày cuối tuần của thời ấy. Không những thế, ngoại còn biết làm các loại mứt và gói bánh.
Mình vẫn không quên những dịp tết khi mình còn nhỏ. Chuẩn bị tết, ngoại mua trái mãng cầu về làm mứt, chùm ruột, mứt dừa , bánh lỗ tai heo, đậu phộng da cá… các loại bánh mứt dịp tết là chính tay ngoại chuẩn bị. Và tết năm nào nhà mình cũng có nồi bánh tết nấu trước sân nhà vào đêm 30 .Mình rất thích và ngưỡng mộ bà bởi vì trong con mắt của mình bà là một người đa tài, cái gì bà cũng biết, làm ăn cũng giỏi, thương người và hay giúp đở người khác. Mình rất cảm ơn cuộc đời đã cho mình được làm cháu của bà. Mình hạnh phúc có được bà ngoại tài ba và tuyệt vời. Bà chính là người đã dạy mình nên người và có ý chí sống kiên cường kể cả những lúc hoàn cảnh rất khó khăn. Mình rất yêu ngoại của mình.

Bình luận (0)
DT
14 tháng 11 2017 lúc 22:09

Tuổi thơ tôi luôn gắn liền với hình ảnh người bà.

Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy.
Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.
Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà.
Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.
Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Bình luận (0)
DT
17 tháng 11 2017 lúc 21:01

"Đời người không thể không vấp ngã,con thất bại lần này nhưng lần sau có thể con sẽ thành công.Sự cách biệt giữa thất bại và thành công chỉ cách nhau bởi một con sông,giữa con sông có bắc một cây cầu,cây cầu đo mang tên là " sự cố gắng ",ai luôn luôn mang cây cầu ấy bên người dù có thất bại thì sau đó họ nhất định sẽ thành công".Những lời dạy bảo này cứ quanh quẩn,khắc sâu vào tâm trí tôi.Hồi tôi còn bé,lúc cái năm tôi học lớp năm,khi cô giáo phát bài kiểm tra môn toán,thật tệ hại ! bài kiểm tra của tôi chỉ đạt điểm 5,tôi buồn lắm và từ ngay giờ phút ấy cho đến hết buổi học tôi như một người mất hồn,cứ thơ thẩn mãi.Về đến nhà,người đầu tiên tôi nhìn thấy là người bà kính yêu của tôi.Tôi đã kể lại cho bà nghe về chuyện bài kiểm tra bị điểm 5,bà thấy tôi buồn rồi bà nhẹ nhàng xoa đầu tôi bảo:"con hãy đứng lên ngay chỗ mà con vấp ngã và hãy vững vàng bước tiếp vì tương lai tươi sáng đang dang tay rộng mở chờ con đấy",và rồi bà nói cái câu mà tôi phải khắc sâu trong lòng ấy.Sau khi nghe bà dịu dàng dạy bảo tôi bắt đầu hoàng hồn trở lại.Và sau ngày hôm ấy tôi lại được học ngay cái câu "Thất bại là mẹ thành công",tôi càng ghi nhớ thêm những lời bà dạy.Những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc ấy tôi chẳng thể nào quên được và đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in trong đầu,mãi mãi không quên!

Bình luận (0)
TS
26 tháng 12 2018 lúc 16:34

Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy.
Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.
Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà.
Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.
Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LM
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
3T
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết