Văn bản ngữ văn 7

DT

viết đoạn văn để làm sáng tỏ luận điểm:" học phải đi đôi với hành mới có hiệu quả cao "trong đoạn văn có sử dụng 1 câu bị động và 1 câu mở rộng (gạch chân)

KT
27 tháng 2 2019 lúc 20:16

Từ xa xưa, để động viên con cháu chăm chỉ học tập góp phần xây dựng, bảo về và phát triển đất nước; ông bà ta có câu “Học đi đôi với hành”. Nhưng học và hành có mối quan hệ như thế nào? Học và hành thì việc nào quan trọng hơn?

Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau.Vậy, mối quan hệ của chúng là gì? Chúng ta hãy cùng làm rõ. Nhưng trước tiên phãi làm làm rõ về học và hành. Học là tiếp thu kiến thức, lí thuyết từ ghế nhà trường, sách vỡ, phương tiện thông tin đại chúng và những người xung quanh. Học từ thấp đến cao, học từ dễ đến khó, học từ hẹp đến rộng. Học phải hiếu, phải suy ngẫm, mài mò. Hõ rộng, hiểu sâu và phải biết tóm gọn những gì đã học. Hành là quá trình vận chuyển, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Nhiều người ôm cả đống kiến thức mà không thực hành thì chỉ thành công trên nền tảng lí thuyết. Và có nhiều người chỉ thực hành mà chẳng có một chút gì gọi là kiến thức thì kết quả cũng chẳng được gì. Bên cạnh đó, có nhiều người đã thực hiện cả hai việc học và hành: Các kiến trúc sư sử dụng kiến thức đã học vào việc thiết kế bản vẽ. Các nhà bác học đã áp dụng lí thuyết vào việc tạo ra sản phẩm nghiên cứu. Các bác nông dân đã vận đụng vốn hiểu biết vào đồng ruộng, trang trại của mình. Và kết quả luôn luôn lúc đầu không được hoàn thiện nhưng những lần sau họ đã được như ý muốn.Vì việc học và hành luôn đi đôi với nhau. Như ông bà đã nói, học mà không hành thì không làm được gì, hành mà không học thì cũng chẳng làm được gì cả. Học và hành luôn là hai đường thẳng song song để đi đến con đường thành công và không thể tách rời. Học và hành cũng không thể so sánh với nhau, vì học tạo nền tảng cho việc thực hành, áp dụng; còn hành thì bổ sung kinh nghiệm, kĩ năng cho việc học. Vì thế chúng ta càng thấy rõ mối quan hệ giữa học và hành. Bạn hãy thử áp dụng câu “Học đi đôi với hành” cho mình nếu bạn chưa thử; những người đã áp dụng rồi thì hãy tuyên truyền cho những người xung quanh và tin chắc một điều: chúng ta đều đạt được thành công nếu chúng ta kiên nhẫn, chịu tìm hiểu, mài mò. Giả sử, tất cả mọi người đều thông suốt việc học và hành luôn đi đôi với nhau thì mội thời gian không xa, nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa của khu vực.

Bình luận (1)
TP
27 tháng 2 2019 lúc 21:07

Học phải đi đôi với hành mới có hiệu quả cao.Đó là lời khuyên hoàn toàn đúng đắn được rút ra từ những kinh nghiệm thực tiễn của ông cha. Học mà chỉ thiên về lí thuyết thì thứ lí thuyết học được sẽ chỉ là một mớ kí tự, không có tác dụng. Đó có thể là cả một bầu tri thức, nhưng chỉ như những con chữ còn ngủ yên trên mặt giấy. Còn nếu học và áp dụng ngay vào thực tiễn sẽ đem lại tác dụng không ngờ. Bởi những lí thuyết ấy sẽ được vận dụng để đoán định xem có giá trị hay không và sẽ được chắt lọc lại sau quá trình hoạt động, sử dụng trong thực tiễn. Xưa, do ảnh hưởng từ nên Nho học, sách thánh hiền mà ông cha ta đặt nặng lý thuyết. Chỉ cần thuộc tứ thư, ngũ kinh là có thể thi đỗ đạt, ra làm quan. Còn ngày nay, cuộc sống vận động không ngừng. Đặc biệt, với sự phát triển của thời đại 4.0 đã đặt ra nhiều cơ hội thách thức cho nhân loại. Học mà chỉ có lý thuyết không thôi thì thật bất ổn. Ta cần biết vận dụng và làm sống động những lý thuyết học được đó, đưa cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại. Học đi đôi với hành và thậm chí là từ lý thuyết đó biết vận dụng và sáng tạo ra những cách làm mới trong thực tiễn cuộc sống. Nếu học và hành cùng đồng hành được với nhau thì sẽ đem lại lợi ích không ngờ. Ngay sau buổi học, học sinh có thể tính được diện tích tấm vải nhà mình, có thể thực hiện được những thí nghiệm đơn giản về lí, hóa, hay làm một bài thơ vần, biết nói lời hay, ý đẹp, vâng lời, lễ phép, biết ứng xử trong cuộc sống thì sẽ thật tốt. Tốt hơn việc trả bài cho giáo viên là thuộc công thức toán, cách tiến hành thí nghiệm, trả bài cho giáo viên và nhận lại những điểm số cao chót vót. ...

Nguon:Cô Hương

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
DV
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
YN
Xem chi tiết
SM
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết