Văn bản ngữ văn 7

H24

hãy viết một đoạn văn (10-12 câu) chỉ ra nguyên nhân,hậu quả về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay.Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu trạng ngữ , gạch chân câu trạng ngữ đó 

giúp mik với mik cần lắm !! mong các bạn giúp 

AA
20 tháng 5 2021 lúc 21:25

Trong cuộc sống hàng ngày, ở bất kì ai, bất kì đâu, ta cũng bắt gặp những con người lười biếng: Người thì lười ăn, lười nói chuyện, lười đánh răng rửa mặt, lười tắm, có người lười đọc sách, lười suy nghĩ,... nhưng căn bệnh phổ biến nhất là lười làm việc, lười học ở giới trẻ hiện nay. Nhìn chung, bệnh lười tồn tại ở nhiều dạng, hình thái khác nhau và dần dần ngấm vào con người, trở thành một căn bệnh vô cùng nguy hại, bào mòn nhân cách của mỗi chúng ta. Lười ăn, lười tập thể thao, lười rèn luyện, vận động sẽ khiến ta trở nên suy nhược về thể chất, người trở nên ì ạch gây ra nhiều loại bệnh tật. Lười lao động, lười làm việc sẽ khiến ta không có cái ăn, cái mặc... Lười học, lười đọc sách, lười trau dồi tri thức sẽ khiến đầu óc tăm tối, trở nên ngu muội, không theo kịp xã hội. Căn bệnh này nếu không được "điều trị" một cách đúng đắn, sẽ trở thành thói xấu khó bỏ. Vậy nên, mỗi chúng ta khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cần rèn luyện cho mình tác phong, nề nếp, kỉ luật tốt, luôn chăm chỉ, cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ vươn tới những điều tốt đẹp để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích cho gia đình, xã hội, bởi "Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng

Bình luận (6)
TH
20 tháng 5 2021 lúc 21:42

hiện nay(trạng ngữ chỉ thời gian), việc lười học là một vấn đề đáng lo ngại của các bạn trẻ đối với các phụ huynh.Lười học có rất nhiều nguyên nhân . Chiếc điện thoại di động là một trong số nguyên nhân đáng bàn.Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian vào để chơi trò chơi trực tuyến ,nghe nhạc ,xem phim,(trạng ngữ chỉ nguyên nhân)..không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời,những cuốn sách hay các phong trào hoạt động,...còn có những người bạn có thể ngồi tán gẫu với bạn bè cả ngày(trạng ngữ chỉ nguyên nhân) mà không để dành chút thời gian để tâm sự .nói chuyện với cha mẹ.Điều đó là một vấn đề khiến trẻ lười học mà xã hội ta đang chú ý .Vậy nên ta cần biết sử dụng điện thoại một cách hợp lí để thuận tiện cho cả việc học(trạng ngữ chỉ mục đích).

 

 

Bình luận (1)
VT
20 tháng 5 2021 lúc 22:40

làm theo bố cục đoạn văn :
-giới thiệu vấn đề + giải thích
-giải quyết vấn đề :
+nêu biểu hiện 
+phân tích nguyên nhân 
+hậu quả- tác hại 
+giải pháp 
-rút ra bài học ( liên hệ bản thân )
AD vào đoạn văn : 
- giới thiệu vấn đề :
Xoay quanh học sinh chúng ta có những vấn đề , trong đó vấn đề được quan tâm là hiện trượng lười học của học sinh .
-giải thích:
Lười học là lười suy nghĩ , không quan tâm đến việc học , chỉ biết chép mà không động não . Lười tiếp thu , ko tập trung nghe giảng từ trường , lớp.
-biểu hiện :
Lười học là một cách học không tốt với học sinh , làm cho ta bị rỗng kiến thức , không có mục tiêu . lười trong cách suy nghĩ,....
-nguyên nhân 
+có nhiều nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng lười học . sức ép từ gia đình  thầy cô....
+phương pháp dạy học chưa có sự sáng tạo , gây chán nản , học sinh không có hứng thú với việc học , kiến thức ngày 1 khó hơn
+ học sinh không có lịch trình cụ thể , chưa biết sắp xếp thời gian khoa học ..
-Hậu quả- tác hại 
+ Lười học gây nên nhiều tác hại xấu đến chúng ta 
+ không có kiến thức trong tay -> khó có thể mà vẫn dụng vào cuộc sống .
+Học sinh trở nên sút dần trong học tập ...
- Giải pháp :
+ gia đình giảm áp lực cho học sinh , sắp xếp thời gian chơi và học hợp lí 
+ nhà trường cũng phối hợp tạo nên những bài giảng hay gây hấp dẫn cho học sinh đối với việc học .
+ đặt ra mục tiêu học tập .
- bài học 
vì vậy là học sinh , mỗi chúng ta cần rèn luyện tránh hiện tượng lười học để có thể hoàn thiện bản thân và đạt được điều ta mong muốn 
* Kiến thức tiếng việt : tự áp dụng ( chép ko giải quyết vấn đề gì đâu , lúc thi chẳng có ai nhắc , giúp đỡ đâu ) 

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
IT
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
YN
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết