tk
Viết đoạn văn nghị luận về lối sống giản dị (17 Mẫu)
Tham khảo ở đây:
https://vanmautuyenchon.net/van-mau-hay-lop-7/chung-minh-rang-moi-chung-ta-deu-can-thuc-hanh-tot-loi-song-tiet-kiem-8211.html
THAM KHAO
Chúng ta luôn băn khoăn tự hỏi, tại sao có những người làm được rất nhiều tiền bạc, nhưng cuối cùng cũng chẳng thể trở nên giàu có. Có nhiều lí do khác nhau, cả khách quan và chủ quan, nhưng theo tôi nghĩ chính là vì họ không biết tiết kiệm số tiền mà mình đã làm ra. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta nên thực hành cách tiết kiệm.
Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là tiết kiệm? Tiết kiệm là sử dụng tiền bạc, của cải, tài nguyên và thời gian một cách hợp lí. Đó là khi chúng ta không phung phí chúng, coi chúng là lẽ dĩ nhiên sẽ có. Người biết tiết kiệm luôn phải tính toán trong đầu làm sao để tiêu tiền hợp lí, làm sao để có thể không lãng phí thời gian. Họ hiểu được tầm quan trọng của những giá trị, của cải mình đã làm ra và họ sử dụng cho những việc thật cần thiết. Tiết kiệm chưa hẳn đã là nghèo, cũng không phải là thấp kém. Đó là một lối sống mà lâu nay chúng ta đã lãng quên, và đây là lúc ta cần hồi phục lại nó.
Vậy vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm?
Tiết kiệm đã trở thành một truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Đất nước ta thuộc nền văn minh lúa nước, con người gắn cả đời mình với mảnh ruộng con trâu. Vậy nên, kinh tế chưa bao giờ thực sự dư dả. Càng chăm chỉ làm lụng bao nhiêu, họ lại càng chắt chiu bấy nhiêu. Họ để dành cho con cái sau này, cho những lúc ốm đau bệnh tật, hay cho những khi mất mùa đói kém. Hay đơn giản hơn, họ thấy những thứ xa hoa là không cần thiết. Vậy mà giờ đây, chúng ta lại phá vỡ đi truyền thống ấy bằng cách tiêu xài hoang phí, cả thời gian, sức lực và tiền bạc. Thử hỏi như vậy, có đáng hay không? Học một lối sống tiết kiệm là trở về với những nét đẹp văn hoá của một dân tộc, là làm giàu có thêm truyền thống của quê hương. Vậy cớ sao, chúng ta lại bỏ đi lối sống ấy?
Chúng ta tiết kiệm, còn là cho chính chúng ta. Bởi cuộc đời vốn nhiều xoay vần, hôm nay ta sống trong nhung lụa, biết đâu ngày mai sa cơ lỡ vận. Đến lúc ấy, những ngày tháng hưởng lạc không còn, tiền bạc hết, thời gian hết, chúng ta sẽ lấy gì để trang trải cho cuộc đời sau này? Biết tiết kiệm, là ta biết lo cho chính tương lai của mình sau này, để ta có thể yên tâm khi những chuyện không may xảy ra. Hơn thế nữa, tiết kiệm còn thể hiện sự chân quý sức lao động mà mình đã bỏ ra. Bởi kiếm được một đồng tiền không phải là điều đơn giản. Đó là mồ hôi nước mắt, là trí lực và trí tuệ của chính chúng ta. Ta lãng phí của cải, có phải là đang vứt bỏ những công sức của chính mình? Và ta cũng nên nhớ, tài nguyên, tiền bạc, thời gian không phải là vô hạn. Nó không mãi mãi ở đó để ta có thể lấy bất cứ lúc nào. Nếu mỗi chúng ta không tiết kiệm được những thứ ấy, thì chính chúng ta sau này cũng không còn mà sử dụng. Tiết kiệm cho ta hôm nay, chính là để cho chính chúng ta ngày hôm sau. Còn muôn vàn những lí do nữa để chúng ta phải nhận thức rằng, ngay hôm nay cần phải tiết kiệm.
Nhưng quá tiết kiệm lại có phải là điều tốt. Khi tiết kiệm được đẩy lên cực đoan, nó trở thành hà tiện, nhỏ nhen. Con người hà tiện không bao giờ muốn chia sẻ những gì mình có cho người khác, thậm chí là cho chính mình. Nó khiến con người trở nên tách bạch với xã hội, không một ai muốn đến gần, không một ai muốn giúp đỡ. Và họ lại làm khổ chính bản thân mình, dù có đau ốm bệnh tật cũng không dám chữa trị. Tiết kiệm luôn phải đúng nơi, đúng chỗ và đúng cách.
Là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta chưa đủ khả năng để làm ra đồng tiền, nên phải tiết kiệm là điều đương nhiên. Bên cạnh đó, sắp xếp thời gian để học hành, giải trí một cách hợp lí cũng là cách để tiết kiệm thời gian. Có rèn luyện từ bây giờ thì sau này, chúng ta mới biết tiết kiệm cho tập thể, xã hội, chúng ta mới có thể xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.
Các bạn có sẵn sàng để tiết kiệm ngay từ hôm nay. Chúng ta là những thế hệ trẻ. Sự tiết kiệm của chúng ta ngày hôm nay chính là tương lai của đất nước ngày mai.