Hoàng Lê nhất thống chí- Ngô gia văn phái

MA

Viết đoạn văn cảm nhận về lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An của Quang Trung.
Giúp mình nhanh với ạ!!!

PD
29 tháng 10 2020 lúc 11:46

Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Hình tượng vua Quang Trung được giới thiệu trong hồi thứ XIV – Hoàng Lê nhất thong của Ngô gia văn phái gợi chúng ta lòng tự hào về quê hương đất nước vì đã sản sinh ra người hùng áo vải Quang Trung tài trí, đức độ hơn người. Đặc biệt, lời dụ của ngài đã thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Thân bài:

Giải thích: Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm, thái độ của con người đối với quê hương đất nước, luôn lo lắng cho sự tồn vong của dân tộc, và sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân khi Tổ quốc cần.

Nêu ý khái quát:

Lời dụ của vua Quang Trung được truyền trước binh lính tại Nghệ An vào ngày 29 tháng Chạp, trước khi hành quân ra Tam Điệp. Trong lời dụ, vua Quang Trung khẳng định chủ quyền dân tộc bằng cách nhắc đến lịch sử chống ngoại xâm của dân ta. Đồng thời qua đó, khơi gợi lòng yêu nước, quyết chiến quyết thắng ở binh sĩ.

Trình bày cảm nhận về hình tượng vua Quang Trung:

– Nhà vua mở đầu bằng lời cảnh báo: “ Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện đang ở thành Thăng Long các người có biết?

– Câu hỏi có tác dụng đánh thức lương tri của binh sĩ.

– Lập luận đanh thép khẳng định chủ quyền dân tộc “Xưa nay trong vũ trụ … chia nhau cai trị”.

+ Tố cáo tội ác của giặc bằng giọng điệu chất ngất hờn căm: “Chúng đã mấy phen cưóp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải…”

+ Viện dẫn về những người anh hùng dân tộc trong quá khứ để thuyết phục binh sĩ: Trưng Nữ Vương, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ… với chiến công lừng lẫy phá Tống, đuổi Mông Nguyên, diệt Minh…

+ Tuyên bố với binh sĩ về mục đích của cuộc tiến quân ra Bắc, ý nghĩa của ngọn cờ Tây Sơn: “đánh đuổi quân Thanh, đem lại thái bình thịnh trị cho non sông gấm vóc…”

+ Động viên binh sĩ “Các ngươi là những người có lương năng lương tri.. lập nên công lớn..”

Nhận xét:

Qua lời phủ dụ chứng tỏ vua Quang Trung là nhà chính trị, quân sự, ngoại giao có trí tuệ sáng suốt, nhìn xa thấy rộng, biết mình biết người, sâu sắc và tâm lí, ân uy gồm đủ.

Âm vang trong lời phủ dụ của vua Quang Trung có tinh thần của “Nam quốc sơn hà”, có hào khí của “Hịch tướng sĩ”, của “Bình Ngô đại cáo”. Tất cả bắt nguồn từ cảm hứng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Lòng yêu nước của nhà vua đã truyền thấm vào binh sĩ.

Đánh giá nhân vật:

Vua Quang Trung – nhân vật lịch sử, người anh hùng dân tộc hội đủ đức tài. Khi trở thành hình tượng văn học thì vẻ đẹp ấy lại càng uy nghi. Tác phẩm của Ngô gia văn phái không chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn lưu lại ánh hào quang về người anh hùng kiệt xuất với lòng yêu nước mãnh liệt ở thế kỉ XVIII.

Các tác giả Ngô gia văn phái viết Hoàng Lê nhất thong chỉ đã dành cho vua Quang Trung những trang đẹp nhất, hào hùng nhất. Ngô gia văn phái là những người cầm bút chân chính, biết tôn trọng lịch sử.

Liên hệ thực tế, nêu cảm nghĩ về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta: Những năm đất nước có chiến tranh, yêu nước là phải biết ra chiến trường. Ngày nay, trong thời kỳ xây dựng đất nước, yêu nước phải biến thành hành động cụ thể trong đời sống: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh, hoàn thành tốt nhiệm vụ lao động, học tập, đua tài đấu trí trên đấu trường quốc tế…

Phê phán những người sống thực dụng, chỉ biết vun vén cho quyền lợi cá nhân, biết đòi hỏi mà không biết cống hiến hoặc vô tâm, thờ ơ trước thời cuộc, luôn mang tu tưởng vọng ngoại, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc…

Kết bài:

Với bút pháp tài tình của Ngô gia văn phái, người anh hùng dân tộc Quang Trung hiện lên như một ngôi sao chính trị rực rỡ giữa bầu trời. Đó là một con người đầy bản lĩnh, nhìn xa trông rộng, biết điều binh khiển tướng, dũng cảm trong chiến đấu. Tất cả xuất phát từ lòng yêu nước mãnh liệt. Nhà vua đại diện cho ý chí tâm hồn của một dân tộc anh hùng. Ca ngợi Quang Trung là ca ngợi ý chí và trí tuệ của dân tộc Việt Nam

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
KG
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KV
Xem chi tiết
LC
Xem chi tiết