Văn bản ngữ văn 9

MQ

Viết đoạn văn 10 câu giới thiệu về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh

*Lưu ý: đề bài là giới thiệu chứ không phải cảm nhận ạ. Mng giúp em với em đang cần gấp ạ.

QD
1 tháng 9 2019 lúc 11:31

GỢI Ý

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà: Một nhà quân sự, một nhà báo tài năng chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh

- Vài nét về đoạn trích: “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” đã làm nổi bật phong cách giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc

II. Thân bài

1. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phong cách của mình

- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây, chính bới vậy, Bác đã thu nhận được vốn tri thức văn hóa sâu rộng:

+ Vốn tri thức sâu rộng có được do Bác hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học và nói thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp. Hoa, Nga…

+ Bác học hỏi ngay cả khi trải qua những công việc kiếm sống: bác làm nhiều nghề và đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến một mức khá uyên thâm

b. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ở Bác là sự tiếp thu có chọn lọc

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài:

+ Không phải tất cả văn hóa các nước Bác đều tiếp thu, Người chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực ⇒ tiếp thu một cách chủ động

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài

2. Những vẻ đẹp trong lối sống và làm việc thể hiện phong cách Hồ Chí Minh

- Nơi ở, nơi làm việc của Bác rất giản dị, là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc “mộc mạc, đơn sơ”

- Tư trang rất giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp

- Cách ăn uống rất đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối… ⇒ những món ăn dân tộc không chút cầu kì

3. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh

- Phong cách sống của Bác là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao:

+ Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời

+ Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên

⇒ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc sợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyến Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng, cách trình bày ngắn gọn…

- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm ngưỡng vọng chân thành đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Mỗi chúng ta có thể học tập lối sống giản dị mà thanh cao rất Việt Nam ấy để vững vàng sống trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

Bình luận (0)
TT
1 tháng 9 2019 lúc 11:43

Tham khảo:

I. Dàn ý chi tiết cho đề bài cảm nhận về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh 1. Mở bài cho đề cảm nhận về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh

– Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh”.

– Nêu ngắn gọn nét đẹp chính, chủ đạo trong phong cách Hồ Chí Minh:

=> Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc, “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”.

2. Thân bài cho đề cảm nhận về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh

– Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồ sộ và lớn đến đâu

+ Cách Người tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

+ Cách người vận dụng tinh hoa đó như thế nào.

– Sự giản dị và thanh cao của Bác

+Lối sống của Bác: nơi ở, tư trang, trang phục, ăn uống

+Cách hành xử của Bác: đối đãi với mọi người…(vận dụng kiến thức bên ngoài)

– Vân dụng những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh vào cuộc sống

+Đối với học tập

+Đối với mọi người xung quanh

3. Kết bài cho đề cảm nhận về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh

Khẳng định những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. Ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay.

Bình luận (0)
H24
1 tháng 9 2019 lúc 15:28

Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc, “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”. Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.

Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người làm nhiều nghề”. Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi “Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.

Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. “Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.“Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ …”. “Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc…,” “tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời…” Áo bà ba, áo trấn thủ, đối dép lốp, cá kho, rau luộc, …tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là nhứng thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào.

Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo, từ những anh lính canh phủ chủ tịch, những cháu nhỏ hay cụ già, Bác đều chu đáo yêu thương như những người ruột thịt. Tình yêu của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân không có gì so sánh được.

Sự thanh cao giản dị của Bác “như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người”. Mà đó chính là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”

Qua đây chúng ta cần học tập và noi theo tâm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ,…

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ở Người ta thấy được “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học tập và noi theo tấm gương sáng của Bác.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LA
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MG
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết