Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du

TT

Viết cẩm nhận của em về số phận cuộc đời Thúy Kiều (có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm vag nghị luận)

Mọi người ơi giúp mình với

PP
29 tháng 10 2020 lúc 22:32

Mỗi trang thơ- một trang đời, thơ ca là hành trình muôn thưở bên dòng thời gian thăm thẳm. Lúc nghi ngút như khói, khi đàm đìa như sương, lúc giao thoa giữa tơ trời và mạch đất. Thơ ca từ lâu đã trở thành bến đỗ đợi chờ của nhiều thi sĩ, nơi tâm hồn gửi gắm yêu thương và số phận con người. Nguyễn Du từ giã cõi đời đạm bạc, một con người suốt đời vẫn luôn đâu đáu đi tìm tri âm.Song ông vẫn luôn là ngôi sao sáng trên thi đàn văn học Việt Nam. Ngòi bút của ND như có máu chảy, nước mắt trên đầu ngọn bút, đặc biệt là số phận người phụ nữ phong kiến. Tôi muốn bạn cùng tôi cảm nhận số phận nàng Kiều qua tác phẩm Tk

Thật vây, Trong xã hội phong kiến xưa với đầy những hủ tục, lạc hậu, số phận người phụ nữ có thể nói là vô cùng cực khổ, bấp bênh, chìm nổi, họ không được coi trọng. Họ là nạn nhân của xã hội phong kiến với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ. Thúy Kiều cũng đã nhiều lần tự tử với mong muốn để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.Thúy Kiều là nạn nhân của của xã hội đồng tiền đen bạc. Vì đồng tiền mà sia nha đã gây nên cảnh tan tác, chia lìa trong gia đình khiến Kiều phái bán thân mình cho Mã Giám Sinh. Cũng vì tiền mà Mã Giams Sinh và Tú bà độc ác đã đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Số phận của người phụ nữ phong kiến thật xót xa.

Thương thay thân phận đàn bà

Lời rằng mệnh bạc cũng là lời chung

Vẻ đẹp bên ngoài còn đi liền với một tâm hồn thanh cao, đúng là " đẹp người, đẹp nết".Thúy Kiều là 1 người đa tài , chung thủy, sắt son; hiếu thảo với cha mẹ, Trong “tứ đức”, “công” là tiêu chuẩn đánh giá một người phụ nữ tài giỏi khi họ có đủ các món nghề: “cầm, kỳ, thi, họa”. Và Thúy Kiều có đủ các món ấy. Nàng luôn thủy chugng một lòng với Kim Trọng. Vì hiếu thảo với cha mẹ nên nàng đã quyết định bán thân chuộc cha. Kiều là người phụ nữ phong kiến vừa đẹp người lại đẹp nết.Trong hoàn cảnh phong kiến khắc nghiệt, số phận có bi đát nhưng không làm mờ đi vẻ đẹp của họ.

" Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều" ND là người có con mắt trông khắp sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời. Kiều là nhận vật điển hình cho bút pháp tài hoa của nhà thơ, thể hiện tâm trạng nhận vật rất sâu sắc.

Mở đầu tác giả đã vẽ ra khung cảnh không gian và thời gian tại lầu Ngưng Bích, không gian rộng lớn, tĩnh mịch làm nổi bật lên tâm trạng cô đơn và cảnh ngộ bi kịch của Kiều:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân…

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

“Khóa xuân” chính là tình cảnh bị giam hãm, cầm tù của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích, cảnh ngộ của Kiều đầy bi kịch. Các từ ngữ miêu tả: “vẻ non xa”, “bốn bề bát ngát”, “cát vàng cồn nọ”,… gợi không gian mênh mông rợn ngợp, bày tỏ tâm trạng lạc lõng, bơ vơ của Kiều trước đất trời rộng lớn. Bức tranh có màu sắc, đường nét nhưng lại vắng bóng con người, sự sống, càng tăng thêm vẻ trống trải, hoang vắng và lạnh lẽo. Từ chính hoàn cảnh đó, Thúy Kiều đã ý thức về cảnh ngộ đầy bi kịch của mình:

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

“Bẽ bàng” chính là tâm trạng hoang mang dến tột độ và chua xót khôn cùng của Kiều với số phận. “Mây sớm đèn khuya” là vòng tuần hoàn khép kín của không gian và thời gian, chính như nỗi đau không có điểm dừng của nàng Kiều. Tám câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ của Kiều về người yêu, cha mẹ, trước hết là nàng nhớ về Kim Trọng:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng…

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Đây là một nỗi nhớ kín đáo mà Kiều dành cho Kim Trọng, nàng cảm thấy tiếc nuối và xấu hổ khi đã không giữ được lời thề trăm năm. Sau nỗi nhớ về Kim Trọng, nàng nhớ về gia đình:

“Xót người tựa cửa hôm mai…

Sân lai gốc tử đã vừa người ôm”

Nghĩ về cha mẹ, Kiều không ngừng xót xa thương cảm, nàng đã không thể làm tròn chữ hiếu, không thể bên cạnh phụng dưỡng cho cha mẹ. Nàng nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau cũng là điều dễ đồng cảm, bởi nàng đã phá lời thề với Kim Trọng, phụ tấm lòng của chàng nên cảm thấy rất có lỗi. Còn với cha mẹ, nàng đã kịp báo hiếu phần nào, hơn nữa còn có em trai và Thúy Vân chăm lo. Đặc biệt trong tám câu thơ cuối bài, tâm trạng buồn đau của Thúy Kiều được diễn tả theo nhiều cung bậc khác nhau:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa.

Đây là bức tranh chiều hôm nhớ nhà của Kiều.Cánh chiều hôm muôn thuở gợi buồn nhớ giữa không gian mênh mông, gợi trong lòng người lưu lạc nỗi cô đơn, da diết nhỡ về cha me, người yêu

Buồn trông ngọn đước mới xa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Nhìn cánh hoa trôi man mác, Kiều càng buồn cho thân phận vô định của mình. Hình ảnh mang tính ẩn dụ gọi nỗi nhớ thương da diết, như tự bộc lộ tâm trang là một niềm tự thương, là tiếng than

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh\

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Bốn cặp câu thơ lục bát với điệp từ “buồn trông” ở mỗi cặp câu vừa làm hiện lên bức tranh cảnh vât lại tô đậm tâm trạng của nàng Kiều. Nỗi buồn đau, xót xa ngày càng tha thiết, nàng hoang mang trước những dự cảm chẳng làng về một cuộc đời đầy rẫy những sóng gió, đau khổ.

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh đầy tâm trạng, tâm trạng của nàng Kiều được đại thi hào Nguyễn Du diễn tả thật sinh động và chân thực. Qua tâm trạng đó, người đọc cảm nhận được cảnh ngộ đầy bị kịch, số phận bèo bọt của Thúy Kiều nói riêng và người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặt dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về vấn đề nhân sinh. Số phận nàng Kiều đã đc ND miêu tà rất tinh tế, đặc sắc. ND đã từng rõ biết bao nước mắt khóc thương cho những con người đau khổ, chẳng lẽ nào ta chẳng một lần khóc thay ông, đế bi kịch của người sẽ in dấu mãi trên những dòng thơ bồi chạm kia....

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
BV
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
MD
Xem chi tiết
HF
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết