Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải

TN

Viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu phân tích khổ 2 bài "Mùa xuân nho nhỏ"

H24
29 tháng 12 2019 lúc 16:07

Gợi ý:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm cuối cùng của đời người, đời thơ Thanh Hải.

- Đoạn thơ trên thể hiện rõ nét vẻ đẹp của đất nước cũng như khát vọng cống hiến chân thành đầy mê say của tác giả.

II. Thân bài

1. Mùa xuân đất nước trên đà phát triển tươi mới, mạnh mẽ

- Tác giả yêu mến, ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân đất nước qua hình ảnh con người cụ thể: “người cầm súng” chiến đấu bảo vệ đất nước và hình ảnh “người ra đồng” sản xuất, lao động tạo ra nguồn vật chất cho đất nước

+ Đây là hai lực lượng chủ đạo của đất nước lúc bấy giờ, bởi họ vừa là những người làm nên lịch sử lại vừa là con người mới trong thời kì chủ nghĩa xã hội

+ Tác giả trân trọng, ngợi ca đất nước trong thời kì lịch sử trải qua khó khăn đau thương vẫn hướng lên phía trước, trỗi dậy mạnh mẽ

- Tác giả cảm nhận và gọi tên được sự hối hả, khẩn trương mùa xuân của đất nước

+ Nhà thơ dùng từ láy gợi nhịp điệu “hối hả”, “xôn xao” để nói về không khí khẩn trương, không dừng lại, cùng tâm trạng náo nức trước không khí chung của dân tộc

+ Tác giả tin tưởng, tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước dù trước mắt còn nhiều khó khăn, gian khổ:

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

+ Hình ảnh hiện thân của đất nước được miêu tả bằng hình ảnh so sánh đẹp đẽ, tác giả bộc lộ niềm tự hào, lạc quan về một quốc gia Việt hùng cường

2. Nguyện ước của tác giả về sự cống hiến

- Lời tâm nguyện thiết tha, đầy cảm động của tác giả thể hiện khát vọng dâng hiến cho cuộc đời:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

- Nguyện ước vừa giản dị, chân thành vừa âm thầm lặng lẽ được thể hiện qua những hình ảnh thiên nhiên đẹp kết hợp với phép điệp từ, lặp từ

+ Tác giả sử dụng đại từ “ta” nhằm khẳng định khát vọng cống hiến cho cuộc đời cho dân tộc là khát vọng chung của nhiều người

- Ước nguyện của tác giả đọng kết thành “một mùa xuân nho nhỏ”, đây là ẩn dụ cao đẹp nói về lẽ sống, sự tận hiến sức trẻ

+ Mùa xuân nho nhỏ chính là hình ảnh ẩn dụ sáng tạo của tác giả nói về khát vọng tha thiết muốn được đóng góp công sức của mình cho cuộc đời và đất nước

+ Điệp từ “dù là” thể hiện khát vọng của nhà thơ là cống hiến trọn đời, tha thiết với tất cả sức trẻ của mình:

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

III. Kết bài

- Đoạn thơ thể hiện tâm nguyện thiết tha, cảm động của Thanh Hải đối với đất nước, với con người, hướng người đọc đến những giá trị sống cao đẹp và trách nhiệm của con người trước cuộc đời

- Sức hấp dẫn nghệ thuật của đoạn thơ thể hiện ở thể thơ năm tiếng với nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca

- Khẳng định giá trị bài thơ, đánh giá về tài năng, tấm lòng Thanh Hải suy nghĩ về lẽ sống ở con người chân chính

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TP
29 tháng 12 2019 lúc 16:24

Cảm xúc về mùa xuân của đất nước

- Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình ảnh “người ra đồng”, “lộc”- niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước

- Nhịp độ khẩn trương: “Tất cả như…xôn xao”: Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động

⇒ Nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy…=> Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước

- Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao…phía trước”

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MN
29 tháng 12 2019 lúc 23:12

Tham khảo:

Mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng:
- Từ mùa xuân thiên nhiên đất trời, nhà thơ cảm nhận về mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng. Tác giả hướng tình cảm tới những con người cụ thể - những con người làm nên lịch sử:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”.
Các điệp ngữ “mùa xuân”,”lộc”,”người” như trải rộng khung cảnh hiện thực khi gắn với cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân.Nhà thơ đã sáng tạo cặp hình ảnh sóng đôi đẹp như hai vế của câu đối mừng xuân để nói về hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước. Đó là người chiến sĩ và người lao động – bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, quê hương. Từ “lộc” được dùng với hai lớp nghĩa : tả thực chồi non, nhành biếc và ẩn dụ cho sức sống, thế vươn lên, sức phát triển mới, thành quả tốt đẹp là mùa xuân. “Lộc” trên cành lá ngụy trang theo bước chân người cầm súng ra trận,“lộc” trải dài trên những nương mạ theo bàn tay người ra đồng. Như thế, người chiến sĩ, người lao động đã đem mùa xuân, gieo mùa xuân đến mọi miền đất nước.Họ trở thành những con người làm ra mùa xuân, bảo vệ mùa xuân. Và họ đã làm nên cái giai điệu chính của bản hợp xướng mùa xuân, tạo nhịp điệu hối hả, hào hùng:
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Nghệ thuật điệp ngữ “tất cả” cùng các từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm nổi bật không khí khẩn trương, náo nức của đất nước trong những năm tháng gian lao, hào hùng. Cách ngắt nhịp 2/1/2 làm cho câu thơ vang lên một nhịp điệu tươi vui, mạnh mẽ. Đó là hành khúc mùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TV
29 tháng 12 2019 lúc 17:14

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, người đọc biết đến ông qua bài thơ Cây tre Việt Nam. Vào thời bình, ông như bao thi nhân khác luôn viết về trăng, đối với ông trăng được coi là nguồn sáng lung linh để thanh lọc tâm hồn, để ăn năn hối lỗi. Bài thơ “Ánh trăng” (1978) của ông được khơi nguồn từ những cảm xúc chân thành và cao đẹp như thế. Và đặc biệt là phần mở đầu vô cùng tự nhiên, trôi chảy về mối quan hệ gắn bó giữa trăng và nhà thơ:

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn Nguyễn Du đã dựng lại được cả thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành, một không gian thân thương: đồng, sông, bể.

Nguyễn Du đưa ta từ không gian đầy ắp kỉ niệm ấy ta nhận ra niềm say mê, sảng khoái của con người trong cái mát lành dịu ngọt ân tình của quê hương qua ánh trăng lai láng trên cánh đồng, dòng sông, bãi biển. Về với năm tháng tuổi thơ với hình ảnh cậu bé sống nông thôn cùng bạn bè dạo chơi đồng sông bể có ánh trăng đầy kỉ niệm. Không gian cứ mở rộng mãi ra, bao la bát ngát theo nhịp trưởng thành của con người.

Thời gian không ngừng vận động và cậu bé lớn lên từ quê hương ấy đã trở thành chiến sĩ. Đó là những năm tháng gian lao cùng với đồng đội chiến đấu, trăng soi đường lúc hành quân,lúc nghỉ ngơi trăng tự tình trở thành tri kỉ:

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Khi xa quê, đi vào cuộc chiến, nỗi nhớ thương chợt hiện về quay quắt tâm hồn, lúc này người và trăng lại càng gắn bó thì ánh trăng là người bạn tri kỉ chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn, mọi buồn vui sướng khổ trong những năm tháng chiến tranh của ông cùng đồng đội. Như vậy là tuổi thơ chớp mắt đã trôi qua. Cái còn lại lúc này là vầng trăng thật đơn sơ, chung thuỷ. Hai chữ hồi ở câu thơ đầu và thứ 3 làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân. Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và trưởng thành.

Mở đầu bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Du đã cho ta nhận thấy tình cảm những năm tháng ấy thật hoang sơ mộc mạc, về kỉ niệm vầng trăng gắn liền trong quá khứ gằn liền với hồi ức một cách thật tự nhiên.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
GL
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
MD
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết