Hướng dẫn soạn bài Nhớ rừng - Thế Lữ

HL

Việc mượn " lời con hổ ở vườn bách thú " có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt và lòng yêu nước kín đáo của nhà thơ?

TS
25 tháng 12 2018 lúc 22:26

Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để gián tiếp nói lên tám sự của một lớp thanh nicn trí thức yêu nước, khao khát tự do, bất hòa sâu sắc với xã hội thực tại, một xà hội thực dân, tay sai tù túng, giả dối, ngột ngạt lúc bấy giờ. Đấy cũng là tâm sự của người dân Việt Nam nói chung troiìg cảnh nước mất, nhà tan. Những điều tâm sự ấy không được nói thẳng mà phải nói quanh co, bóng bẩy, kín đáo để tránh sự kiểm soát gắt gao của chính quyền thực dân và tay sai. Tinh cảnh và tâm sự của con hổ có những nét tương đồng với tình cảnh và tâm sự của người dân mất nước, mất tự do. Mượn lời con hổ sẽ rất thuận lợi cho việc thê hiện nội dung và cảm xúc của nhà thơ.

Bình luận (3)
NH
25 tháng 12 2018 lúc 22:29

Nhớ rừng mượn lời con hổ bị giam cầm trong vườn thú để bộc lộ tâm sự của chính tác giả Thế Lữ. Toàn bài thơ xoay quanh tâm sự của con hổ.

- Sự chán ghét thực tại tầm thường, giả dốì được thể hiện thông qua hình ảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt. Đó là cảnh tù túng (cũi sắt), nhàm tẻ (những cảnh không đời nào thay đổi), cảnh nhân tạo do bàn tay con người sửa sang (hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng) tầm thường, giả dối, học đòi bắt chước vẻ hoang vu của chốn núi rừng (dải nước đen giả suối, mô gò thấp kém, vừng lá hiền lành, không bí hiểm,..).

- Niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt được thể hiện thông qua sự hồi tưởng của con hổ về núi rừng oai nghiêm (đối lập với cảnh rừng bách thú tầm thường. Núi rừng chứa đựng nhiều bí ẩn: hang tối, thảo hoa không tên không tuổi, rừng sâu bí mật,... những âm thanh dữ dội, man dại: gió gào ngàn, nguồn thét núi,... cảnh vật rực rỡ: những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bôn phương ngàn, những bình minh cây xanh nắng gội, những chiều lênh láng máu sau rừng với tiếng chim ca giấc ngủ...

- Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên rất uy nghi, lẫm liệt ngự trị tối cao trong vương quốc của chính mình. Đại từ xưng hô T’a đầy quyền uy, kiêu hảnh tôn thêm tư thê vị chúa sơn lâm. Tác giả sử dụng nhiều động từ, tính từ mạnh để khắc họa sự hùng tráng của núi rừng và tư thế uy nghi của con hổ: tung hoành, hống hách, gào, hét, dữ dội, dõng dạc, cuộn, quắc,...

- Tâm trạng con hố thế hiện bất hòa với thực tại tầm thường, bó buộc, giam hãm (gặm một khối căm hờn trong củi sắt, bị nhục nhàn tù hãm), khao khát vươn lên cái cao cả, tự do, phi thường không chấp nhận thực tại vô nghĩa (tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt).

Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm sự của tác giả, là một cách khẳng định cái Tôi cá nhân của con người. Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dốĩ và tù túng dưới con mắt hổ chính là thực tại xã hội dưới con mắt của những tâm hồn lãng mạn. Thái độ căm ghét của con hổ đối với vườn bách thú chính là thái độ của con người đối với xã hội đương thời. Bài thơ đã chạm đến những gì nhạy bén nhất của một xã hội đang sông trong cảnh nô lệ, tù túng nhưng không nguôi nhớ về quá khứ vàng son với những chiến công hiển hách của cha ông.

- Như vậy bài thơ chính là tâm sự yêu nước thám kín được gửi gắm qua hình tượng con hổ.

Bình luận (4)
NT
25 tháng 12 2018 lúc 22:38

Nhớ rừng mượn lời con hổ bị giam cầm trong vườn thú để bộc lộ tâm sự của chính tác giả Thế Lữ. Toàn bài thơ xoay quanh tâm sự của con hổ.

- Sự chán ghét thực tại tầm thường, giả dốì được thể hiện thông qua hình ảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt. Đó là cảnh tù túng (cũi sắt), nhàm tẻ (những cảnh không đời nào thay đổi), cảnh nhân tạo do bàn tay con người sửa sang (hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng) tầm thường, giả dối, học đòi bắt chước vẻ hoang vu của chốn núi rừng (dải nước đen giả suối, mô gò thấp kém, vừng lá hiền lành, không bí hiểm,..).

- Niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt được thể hiện thông qua sự hồi tưởng của con hổ về núi rừng oai nghiêm (đối lập với cảnh rừng bách thú tầm thường. Núi rừng chứa đựng nhiều bí ẩn: hang tối, thảo hoa không tên không tuổi, rừng sâu bí mật,... những âm thanh dữ dội, man dại: gió gào ngàn, nguồn thét núi,... cảnh vật rực rỡ: những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bôn phương ngàn, những bình minh cây xanh nắng gội, những chiều lênh láng máu sau rừng với tiếng chim ca giấc ngủ...

- Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên rất uy nghi, lẫm liệt ngự trị tối cao trong vương quốc của chính mình. Đại từ xưng hô T’a đầy quyền uy, kiêu hảnh tôn thêm tư thê vị chúa sơn lâm. Tác giả sử dụng nhiều động từ, tính từ mạnh để khắc họa sự hùng tráng của núi rừng và tư thế uy nghi của con hổ: tung hoành, hống hách, gào, hét, dữ dội, dõng dạc, cuộn, quắc,...

- Tâm trạng con hố thế hiện bất hòa với thực tại tầm thường, bó buộc, giam hãm (gặm một khối căm hờn trong củi sắt, bị nhục nhàn tù hãm), khao khát vươn lên cái cao cả, tự do, phi thường không chấp nhận thực tại vô nghĩa (tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt).

Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm sự của tác giả, là một cách khẳng định cái Tôi cá nhân của con người. Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dốĩ và tù túng dưới con mắt hổ chính là thực tại xã hội dưới con mắt của những tâm hồn lãng mạn. Thái độ căm ghét của con hổ đối với vườn bách thú chính là thái độ của con người đối với xã hội đương thời. Bài thơ đã chạm đến những gì nhạy bén nhất của một xã hội đang sông trong cảnh nô lệ, tù túng nhưng không nguôi nhớ về quá khứ vàng son với những chiến công hiển hách của cha ông.

- Như vậy bài thơ chính là tâm sự yêu nước thám kín được gửi gắm qua hình tượng con hổ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
MV
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
MV
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết