Vì gia cầm các loại không có răng nên không có biến đổi cơ học như ở các loài động vật khác, nên chúng nuốt các loại sỏi đá nhỏ để nghiền nát thức ăn, tăng cường hiệu quả biến đổi cơ học.
Vì sao trong dạ dày của gà, vịt lại có sỏi?
Sỏi và các dị vật chứa trong dạ dày có một ý nghĩa nhất định trong việc nghiền và làm sạch những tiểu thể thức ăn trong khoang dạ dày. Chúng làm tăng tác dụng nghiền của vách dạ dày. Sỏi tốt nhất là từ thạch anh, chúng bền với acid clohidric của dịch dạ dày. Để hệ tiêu hóa hoạt động bình thường thì kích thước của viên sỏi với gà con mới nở nên nhỏ (đường kính 2,5 - 3mm) và tăng lên theo tuổi. Gia cầm đã trưởng thành có thể nuốt được loại sỏi có đường lính đến 10mm. Không nên thay sỏi bằng cát, đá vôi, thạch cao, vỏ sò, vỏ ốc hến. Cát sẽ đi rất nhanh từ dạ dày vào ruột và gây kích thích. Những chất khác đã kể trên sẽ bị acid clohidric hòa tan và gây rối loạn tiêu hóa ở dạ dày và sau đó là ở ruột.
Nếu không có sỏi trong dạ dày cơ thì sự hấp thu các chất dinh dưỡng và hệ số tiêu hóa thức ăn sẽ bị giảm xuống. Ở gia cầm non, Việc thiếu sỏi trong dạ dày sẽ làm giảm khối lượng tuyệt đối của dạ dày 30 -35%. Các cơ của dạ dày sẽ trở nên nhũn và sẽ xuất hiện những vết loét trên màng nhày.
Tiêu hóa thức ăn của lớp chim nói chung (gà vịt ngan ngỗng chim) đều phải có sỏi để hỗ trợ nghiền nát thức ăn theo nguyên lý vật lý. Sự tham gia của sỏi ở trong diều (làm cân bằng thể tích trong diều), khi xuống mề (dạ dày đơn giản) thì sỏi cùng thức ăn có tác dụng hỗ trợ rõ rệt trong việc nghiền nhỏ thức ăn. Qua diều, sỏi được thải qua ngoài theo phân.
Với đặc thù tiêu hóa này, lớp chim có thói quen 'ăn sỏi' theo tập tính phản xạ tự nhiên sinh ra đã có, mặc dù sỏi chẳng bổ béo gì.
Ngày này, việc chăn nuôi thường được công nghiệp hóa, chúng ta ít bắt gặp sỏi trong mề gà... khi mổ giết thịt. Tuy nhiên việc tiêu hóa thức ăn vẫn đảm bảo. ........