Di truyền học người

NT

Vì sao ta nên súc miệng bằng nước muối?

TN
19 tháng 6 2016 lúc 19:56

Thời tiết thay đổi là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công đường hô hấp. Việc rửa mũi, súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công đã được nhiều chuyên gia khuyên dùng và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, việc dùng nước muối thế nào cho đúng không phải ai cũng biết.

Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi sử dụng nước muối mà nhiều người bỏ qua:

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Không dùng nước muối nồng độ cao

Khoa học đã chứng minh nước muối có tính năng sát khuẩn rất tôt. Súc miệng bằng nước muối một vài lần trong ngày có thể giúp giảm sưng, tiêu đờm, đồng thời giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và dứt điểm cơn đau…

Tuy nhiên, nhiều người có thói quen súc miệng bằng nước muối nồng độ cao, thậm chí còn có người ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì nghĩ muốn mặn sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn.

Đó là một quan niệm sai nghiệm trọng bởi súc miệng bằng nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây thừa muối trong cơ thể.

Đừng quên súc miệng trước khi súc họng

Để làm sạch họng, trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn ở miệng. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới nên súc họng.

Khi súc họng nên ngửa cổ ra sau. Khi nước muối chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn. Nên nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 - 4 lần với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.

Đối với người bị viêm họng, nên cứ 3 giờ súc họng một lần, hoặc khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.

Đừng quên súc miệng lại bằng nước lọc

Sau khi súc miệng, họng xong bằng nước muối loãng thì nên súc miệng lại bằng nước lọc. Nhiều người vẫn nghĩ sau khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không được súc lại bằng nước lọc  mới có hiệu quả.

Nhưng lời khuyên ở đây là bạn nên tráng miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối.

Bình luận (0)
LQ
19 tháng 6 2016 lúc 19:56

Khi súc miệng bằng nước muối trong miệng sẽ có môi trường ưu trương (nồng độ chất tan cao hơn so với trong tế bào vi sinh vật gây bệnh) \(\Rightarrow\) nước trong tế bào vi sinh vật thẩm thấu ra ngoài làm tế bào vi sinh vật bị co nguyên sinh, mất khả năng hoạt động (bị bất động) \(\Rightarrow\) Khi ta nhổ ra thì vi sinh vật sẽ đi theo. 

Bình luận (0)
NM
20 tháng 6 2016 lúc 13:53
Khi súc miệng bằng nước muối trong miệng sẽ có môi trường ưu trương (nồng độ chất tan cao hơn so với trong tế bào vi sinh vật gây bệnh) => nước trong tế bào vi sinh vật thẩm thấu ra ngoài làm tế bào VSV bị co nguyên sinh, mất khả năng hoạt động (bị bất động) => Khi ta nhổ ra thì vi sinh vật sẽ đi theo. Chúc bạn học tốthaha
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DD
Xem chi tiết
HK
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết