Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến

IB

Vì sao nhà Lý quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long ?

NM
27 tháng 10 2016 lúc 20:12

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

Bình luận (4)
LT
27 tháng 10 2016 lúc 21:02

Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ bàn việc dời đô. Do thấy Hoa Lư chật hẹp, đường sá đi lại không thuận tiện, không xứng là kinh đô của nước Việt Nam đang lớn lên nhanh chóng. Vua chọn đất Long Đổ vì đất này ở giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, sản vật giàu có, đường bộ đường sông thông với cả nước, cho nên dân cư tụ hội đông đảo làm ăn. Ngoài ra, theo lời vua thì : Chọn đất này đóng đô để dễ dàng coi sóc cả nước, có thế mới làm cho non sông ta giàu có mãi mãi.
Năm 1010, Lý Thái Tổ ra chiếu dời đô về Long Đổ nhằm : Chọn đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau.
Tục truyền khi thuyền vua đến nơi, may gấm bay đầy trời, có con rồng vàng hiện ra rồi bay lên không trung. Lý Thái Tổ bèn đặt tên cho đô mới là Thăng Long.

Bình luận (0)
LD
5 tháng 12 2016 lúc 21:58

vì đâị la được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giưac Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước.Mặt đất rộng, bằng phẳng , thế đất cao, sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm mà muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh, xứng đáng làm nơi xây kinh đô nên đẫ chuyển từ hoa lư về đại la và đôit ên thành thăng long ( rồng bay lên ).

Bình luận (0)
TN
14 tháng 12 2016 lúc 21:05

lí do
Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư, kinh đô cũ của nhà Đinh và Tiền Lê chật hẹp không có thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn định dời đô về thành Đại La (hay La Thành), ngày nay là Hà Nội. Tháng 7, Thuận Thiên năm thứ nhất (1010) thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La Thành, ông lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành, và cải Hoa Lư làm Trường An phủ và Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ.

Quyết định rời bỏ hẳn một kinh đô từ vùng núi non hiểm trở ra vùng đồng bằng có thể cho thấy bản lĩnh và tầm nhìn của một vị vua khai sáng ra triều Lý và thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Trong chiếu dời đô, Lý Thái Tổ khẳng định làm thế không phải theo ý riêng mà để mưu việc lớn, thấy thuận tiện thì thay đổi.

Bình luận (1)
TN
14 tháng 12 2016 lúc 21:06

Nhà Lý dời đô về Thăng Long do đây là ở trung tâm của đất nước và đồng bằng rộng lớn màu mỡ khác với ở Hoa Lư vùng núi hiểm trở đi lại khó khăn và không ở trung tâm của đất nước. => Thuận lợi cho việc phát triển đất nước

Bình luận (0)
NH
28 tháng 12 2016 lúc 21:25

vì Thăng Long là nơi có địa hình thuận lợi bốn phương hội tụ,.....

Bình luận (0)
DS
31 tháng 5 2019 lúc 21:19

thang cho may o thang long a

Bình luận (3)
DK
28 tháng 10 2021 lúc 21:09

vì :
Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
 Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển của đất nước.
Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

Bình luận (0)
DH
1 tháng 11 2021 lúc 20:27

Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ bàn việc dời đô. Do thấy Hoa Lư chật hẹp, đường sá đi lại không thuận tiện, không xứng là kinh đô của nước Việt Nam đang lớn lên nhanh chóng. Vua chọn đất Long Đổ vì đất này ở giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, sản vật giàu có, đường bộ đường sông thông với cả nước, cho nên dân cư tụ hội đông đảo làm ăn. Ngoài ra, theo lời vua thì : Chọn đất này đóng đô để dễ dàng coi sóc cả nước, có thế mới làm cho non sông ta giàu có mãi mãi.
Năm 1010, Lý Thái Tổ ra chiếu dời đô về Long Đổ nhằm : Chọn đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau.
Tục truyền khi thuyền vua đến nơi, may gấm bay đầy trời, có con rồng vàng hiện ra rồi bay lên không trung. Lý Thái Tổ bèn đặt tên cho đô mới là Thăng Long.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TT
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết