Bài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

LL

Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm Âm lịch?

(Mọi người đừng chép mạng nha, ai trả lời đúng và hay mình tick cho)

H24
10 tháng 9 2019 lúc 8:35

Ta đã biết: nguyệt thực xảy ra khi và chỉ khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng. Vào đêm rằm, Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng, lúc đó Trái Đất là vật chắn không cho ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến => xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

Bình luận (0)
DH
10 tháng 9 2019 lúc 8:45

Vì đêm rằm âm lịch Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất mới có khả năng nằm trên cùng 1 đường thẳng. Trái đất có thể chắn ánh sáng Mặt Trời không cho chiếu xuống Mặt Trăng.

Bình luận (11)
NH
10 tháng 9 2019 lúc 8:53

Vì vào những đêm rằm âm lịch thì Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất theo hàng năm sẽ thẳng hàng với nhau mà Trái Đất thì che khuất Mặt Trăng không cho ánh sáng Mặt Trời đến Mặt Trăng nên sinh ra hiện tượng nguyệt thực

Bình luận (0)
NQ
10 tháng 9 2019 lúc 11:23

Và có 2 loại nguyệt thực : Nguyệt thực toàn phần và nguyệt thực 1 phần. Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng mặt trăng máu khi đó mặt trăng , trái dất, mặt trời thẳng hàng và trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời khi đó mặt trăng sẽ hiện lên màu đỏ tự nhiên của nó vì vào ban ngày mặt trời chiếu một nguồn ánh sáng mạnh nên mọi người cứ ngỡ là mặt trăng có màu trắng. Hiện tượng nguyệt thực một phần là 1 nửa của mặt trăng nhận đc ánh sáng của mặt trời còn 1 nửa kia thì ở trong vùng bóng tối của trái đất

Bình luận (0)
VT
10 tháng 9 2019 lúc 12:22

Vì vào đêm rằm âm lịch, bộ ba Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng mới có khả năng nằm trên cùng một đường thẳng, lúc đó Trái Đất nằm giữa ngăn không cho ánh sáng từ Mặt Trời chiếu xuống Mặt Trăng, do đó không có ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng soi sáng Trái Đất, tạo nên hiện tượng Nguyệt thực.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
H24
11 tháng 9 2019 lúc 22:14

Vì đêm rằm âm lịch Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất mới có khả năng nằm trên cùng 1 đường thẳng. Trái đất có thể chắn ánh sáng Mặt Trời không cho chiếu xuống Mặt Trăng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CN
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
NU
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết