Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

DM

Vì sao cần phải có sự thay đổi hiến pháp?

NT
30 tháng 4 2018 lúc 19:53

Việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp là một việc làm hết sức bình thường, không chỉ ở nước ta mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Bởi lẽ, xuất phát từ vị trí của Hiến pháp là văn bản luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất – luật cơ bản của Nhà nước – làm nền tảng pháp lý cho một nhà nước, một chế độ xã hội nên khi thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đã thay đổi, đòi hỏi phải tạo ra một thể chế mới hoặc để ban hành luật vượt ra ngoài giới hạn điều khoản của Hiến pháp hiện hành hoặc nhằm cải cách căn bản, toàn diện đất nước hoặc thay đổi bản chất Hiến pháp cũ để phúc đáp yêu cầu phát triển của thực tiễn đất nước và nhu cầu của đông đảo nhân dân, các nước đều phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Hiến pháp để tạo cơ sở hiến định cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Ở nước ta, Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Đến nay, đất nước ta đã có nhiều đổi mới, trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi nhanh chóng, to lớn và phức tạp, thực tiễn cách mạng trong tình hình mới đặt ra những yêu cầu mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là yêu cầu cần thiết để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.

Bình luận (1)
LD
2 tháng 5 2018 lúc 21:24

mỗi lần đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới với chính sách mới do Đảng đề ra, chúng ta đều đặt vấn đề phải sửa đổi hiến pháp

Bình luận (2)
LD
8 tháng 5 2018 lúc 20:06

bài kia dài quá bài mình ngắn nè

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SV
Xem chi tiết
LG
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết