Ôn tập lịch sử lớp 8

FS

vì sao bắc kì là xứ nửa bảo hộ,trung kì là xứ bảo hộ

TP
26 tháng 6 2020 lúc 9:31

- Năm 1897, Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam. Để phục vụ đắc lực cho công cuộc khai thác, Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”, tìm mọi cách chia cắt đất nước, chia rẽ dân tộc Việt Nam hòng phân tán lực lượng để dễ bề cai trị.

- Ngày 17-10-1887, thực dân Pháp lập Liên bang Đông Dương gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Campuchia, đến 19-4-1899 thêm Lào. Liên bang Đông Dương do một viên toàn quyền người Pháp cầm đầu. Theo đó, Việt Nam được chia thành 3 "kì", với 3 chế độ chính trị khác nhau:
- Nam Kỳ là một thuộc địa do thực dân Pháp trực tiếp cai trị về mọi mặt, do một viên thống sứ người Pháp đứng đầu.

- Trung Kì là xứ bảo hộ với chính quyền chính trên danh nghĩa là triều đình vua Nguyễn, đồng thời chịu sự kiểm soát của Khâm sứ Trung Kì.

-Bắc Kì cũng là xứ nửa bảo hộ, nhưng với hệ thống chính quyền độc lập với Trung Kì, đứng đầu là Thống sứ Bắc kì.

Trong thực tế, vua nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn, mọi quyền hành ở Trung Kỳ nằm trong tay viên Khâm sứ. Năm 1897, Pháp bãi bỏ chức Kinh lược sứ Bắc Kỳ, cho viên Thống sứ kiêm nhiệm chức Kinh lược sứ. Từ đó, Bắc Kỳ không còn là xứ bảo hộ nữa mà cũng chưa phải là thuộc địa, nên gọi là nửa thuộc địa.

Bình luận (0)
TL
26 tháng 6 2020 lúc 5:46

Vào năm 1883 - 1884 , thực dân Pháp đã chia nước ta thành 3 xứ để chúng dễ cai trị. Bao gồm: Bắc Kì , Trung Kì , Nam Kì . Trong đó , có các kiểu như sau:

- Bắc Kì theo chế độ bảo hộ

- Trung Kì theo chế độ nửa bảo hộ

- Nam Kì theo chế độ thuộc địa (Thời kì này , thực dân Pháp đã chiếm Định Tường , Hà Tiên , Vĩnh Long và 3 vùng khác)

=> Bắc Kì theo chế độ bảo hộ, Trung Kì là nửa bảo hộ, Nam Kì là chế độ thuộc địa.

Bạn nhầm lẫn gì không?

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NA
Xem chi tiết
MS
Xem chi tiết
PP
Xem chi tiết
DM
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết