Làng - Kim Lân

H24

văn 9 : em hãy viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu cảm nhận của em về tâm trạng ông hai trong vb " Làng " trong đó có sử dụng thuật ngữ phép nối ( chú thích rõ) 

KT
22 tháng 12 2020 lúc 20:30

Qua văn bản " Làng ", có thể thấy, hình ảnh ông Hai hiện lên là một người nông dân vô cùng yêu làng, yêu nước.(1) Trước hết, trước khi nghe tin làng Dầu-cái nơi mà ông yêu quý nhất Việt gian theo Tây, ông vẫn luôn vô cùng tự hào mà đi khoe mọi người về cái làng của mình.(2) Dù ở nơi tản cư, những ông Hai vân luôn một lòng nhớ về cái làng của mình, ông mong muốn được trở lại làng Dầu để cùng anh em chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc: " Chao ôi . Ông lão nhớ làng,nhớ cái làng quá.".(3) Cũng vì nhớ làng mà ông Hai trở nên lầm lì, ít nói mà hay cáu giận vô cớ, cũng vì nhớ làng mà ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến, tin tức về làng Dầu, ông Hai như cùng vui, cùng buồn với kháng chiến, hễ quân ta có chiến công gì mới là ruột gan ông lão lại cứ như múa cả lên(4). Đây không chỉ đơn thuần là niềm vui của riêng ông Hai, mà nó còn là niềm vui mộc mạc của những người nông dân yêu làng, yêu nước(5). Nhưng rồi một tin dữ bất ngờ đến với ông Hai khi ông đang ngồi ở quán nước ve đường, đó là cái tin Làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây, lức này đây ông Hai thất vọng vô cùng, từ đỉnh cao của hạnh phúc, ông lão như bị đẩy xuống vực sâu của sự đau khổ.(6) Ông lão đã vô cùng sững sờ, bàng hoàng mà choáng váng đến nỗi thay đổi cả thần sắc: da mặt ông tê rân rân, cổ ông nghẹn ắng lại, tưởng như không thở được, giọng lạc hẳn đi mà hỏi lại : " Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ lại.....", câu hỏi bỏ dở thể hiện được sự hoài nghi và cả niềm hi vọng trong ông, nhưng những bằng chứng xác thực đã buộc ông Hai phỉa đau khổ chấp nhân cái tin làng Dầu của ông Việt gian theo Tây, bán nước để được lạ cá nhân(7). Trên đường về nhà, ông lão bị ám ảnh nặng nề với cái tin ấy, ông chỉ dám cúi gầm mặt xuống mà đi(8). Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con mà tủi thân, ông tự hỏi "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ túng hắt hủi đấy ư?", rồi ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên " Chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồn mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này." nhưng sau đó,ông lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm, ông tự kiểm điểm từng người trong óc rồi ông lại càng buồn bã mà tủi nhục hơn, vì thằng Chánh Bệu thì chắc chắn là người làng ông rồi. (9). Cứ thế, ông Hai đã ba, bốn ngày ở nhà, hễ cứ thấy một đám đóng túm lại, hay hễ nghe thấy những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông.... là ông lão lại nghĩ thầm tròng lòng là nhắc đến 'chuyện ấy' mà lủi ra một góc nhà, nín thin thít, chi tiết này cho thấy nỗi đau đớn và lẻ loi đến tột cùng của ông Hai(10). Rồi khi mụ chủ nhà có ý định đuổi khéo gia đình ông Hai ở nơi tản cư, ông đã thoáng nghĩ đến chuyện về làng, nhưng rồi ông lập tức gạt bỏ vì về làng là ông chấp nhận theo Tây, chấp nhận bỏ cụ Hồ, bỏ kháng chiến, và ông đã cứng cỏi mà dứt khoát đưa ra một quyết định là:" Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"(11) Nhưng ông yêu làng như thế, đâu phải nói bỏ là bỏ ngay được, trong tột cùng của sự đau khổ  ông Haingồi tâm sự với đứa con út:là thằng Húc, qua cuộc trò chuyện này, ông muốn khắc sâu trong trái tim bé bỏng của con về tình yêu làng Dầu, đó là gia đình,là gốc gác của con, cũng qua cuộc trò chuyện này mà ông Hai đã khẳng định tình yêu của ông với làng quê, với kháng chiến là bền chặt, thiêng liêng không có thử thách, biến cố nào làm gục được tình cảm này(12). Và rồi đến cuối truyện, một tình huống bất ngờ đã xảy đến, ông Hai nghe tin làng Dầu cải chính, lúc này đây, ông lại quay trở về với bản chất thật của chính con người ông, ông đi khắp lằng khoe cái tin làng Dầu Việt gian theo Tây là giả, rồi khoe cả tin nhà ông bị Tây đốt sẵn, lúc này đây,khuôn mặt ủ rũ, lầm lì,buồn thỉu của ông Hai mọi ngày cũng được thay bằng một gương mặt vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, ta cảm nhận được niềm vui sướng,hạnh phúc tột cùng trong ông lão lúc này(13). Tóm lại, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, cùng lối kể chuyện tự nhiên và ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm cùng ngôn ngữ kể chuyện tự sự  đặc sắc, tác giả đã khắc họa vô cùng thành công hình ảnh ông Hai với lòng yêu làng đã hòa quyện với tình yêu nước, tình yêu nước, ông Hai chính là biểu tượng cho lớp người nông dân yêu nước thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp(14) 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
3V
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
QH
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết