Bài 56. Tuyến yên, tuyến giáp

LH

Vai trò của hoocmon sinh dục đối với tuổi dậy thì

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh ưu năng tuyến giáp

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh tiểu đường

PL
18 tháng 3 2017 lúc 20:45

Vai trò của hoocmon sinh dục đối với tuổi dậy thì

Đối với trẻ trai: Các hormone này di chuyển qua máu và phát tín hiệu đến tinh hoàn (2 tuyến có hình dạng quả trứng, nằm trong bìu, ở gốc dương vật) để sản sinh testosterone và tinh trùng. Testosterone là hormone gây ra hầu hết các thay đổi trong cơ thể của trẻ trai ở giai đoạn tuổi dậy thì như bể giọng, mọc lông và râu, cơ thể săn chắc hơn, cơ quan sinh dục phát triển và sx tinh trùng

Đối với trẻ gái

FSH và LH tác động đến hai buồng trứng (2 tuyến nhỏ nằm trong khung xương chậu), nơi trứng đã có từ khi mới ra đời. Các hormone này kích thích sản sinh các hormone giới tính của buồng trứng là estrogen và progesterone, bắt đầu thay đổi cơ thể của trẻ gái, như: phát triển ngực, hông và đùi, lông vùng kín và lông nách phát triển, buồng trứng sản xuất trứng, xuất hiện kinh nguyệt. Những đặc điểm này làm cho cơ thể trẻ gái trưởng thành và chuẩn bị cho việc mang thai. Trong giai đoạn dậy thì, các hormone cũng góp phần làm xuất hiện mụn và mùi cơ thể

Bình luận (1)
NH
18 tháng 3 2017 lúc 21:30

Vai trò của hoocmon sinh dục đối với tuổi dậy thì

+Làm phát triển tuyến tiền liệt, túi tinh, cơ quan sinh dục nam và đặc tính sinh dục thứ yếu.

+Đối kháng với oestrogen.

+Làm tăng tổng hợp protein, phát triển xương, làm cho cơ thể phát triển nhanh khi dậy thì (cơ bắp nở nang, xương dài ra). Sau đó sụn nối bị cốt hóa.

+Kích thích tạo hồng cầu, làm tăng tổng hợp heme và globin.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh tiểu đường

Nguyên nhân:

– Đối với bệnh tiểu đường loại 1 thì nguyên nhân chính gây bệnh là do tụy không tiết đủ insulin hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, dẫn đến cơ thể thiếu hụt lượng insulin cần thiết, làm tăng đường huyết và tiểu đường.
– Đối với bệnh tiểu đường loại 2: được coi là một bệnh mãn tính gây ra bởi sự ảnh hưởng của quá trình chuyển hóa đường(glucoz) trong cơ thể làm cho cơ thể tạo lên 1 sức đề kháng đối với insulin.
– Đối với bệnh tiểu đường do thai nghén: đây là thể bệnh chiếm tỷ lệ ít nhất trong các nhóm bệnh tiểu đường và được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ và có nhiều khả năng biến chứng thành bệnh tiểu đường loại 2

Triệu chứng:

– Ở bệnh tiểu đường loại 1 có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như: chuột rút, táo bón, mắt mờ, nhiễm trùng da tái diễn.
– Ở bệnh tiểu đường loại 2 các triệu chứng rất khó và hầu như không được nhận ra trong nhiều năm đầu mắc bệnh, nó chỉ được phát hiện khi xuất hiện các biến chứng như: loét chân hoặc mắt nhìn mờ…

Phòng chống:

- Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa…

Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo… là cách phòng bệnh tiểu đường cho bạn.

- Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.

- Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.

- Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, lượng bột đường vừa đủ theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, tránh dư thừa sẽ dễ làm tăng cân.

- Nên ăn các loại thịt nạc bỏ da, ăn cá nhiều hơn thịt. Ăn thêm các loại đạm thực vật như đậu hũ, các loại đậu khác.

-Tập thể dục, vận động cơ thể thường xuyên không những rất tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn phòng bệnh tiểu đường

chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
BT
18 tháng 3 2017 lúc 21:55

hoocmon sinh dục là Estrogen ( ở nữ ) và Testosteron (ở nam)

Estrogen

Do buồng trứng bài tiết từ thời kỳ dậy thì cho đến khi mãn kinh, hormone này tham gia điều hoà phát triển cơ thể trong suốt thời gian trưởng thành của người phụ nữ đặc biệt tuổi dậy thì và thời kỳ sinh đẻ. Estrogen không chỉ quan trọng vì làm phát triển cơ thể về hình thể mà cả về tâm lý và chức năng duy trì nòi giống. Estrogen có các tác dụng sau:

+ Tăng tổng hợp protein do đó làm tăng trọng lượng cơ thể.

+ Tăng hoạt động của các tạo cốt bào do đó làm tăng quá trình cốt hoá xương.

+ Tăng ứ đọng Ca++ đặc biệt ở xương.

+ Tăng phát triển sụn liên hợp ở các đầu xương dài, đồng thời làm tăng cốt hoá các sụn liên hợp ở đầu xương dài, tác dụng này mạnh hơn so với tác dụng của testosteron, do vậy sự phát triển cơ thể ở nữ ngừng sớm hơn ở nam.

+ Làm phát triển cơ quan sinh dục ngoài.

+ Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát.

+ Nếu rối loạn bài tiết estrogen sẽ gây rối loạn sự phát triển cơ thể, đặc biệt vào tuổi dậy thì và rối loạn chức năng sinh dục và sinh sản ở nữ giới.

Testosteron

Do tế bào Leydig của tinh hoàn bài tiết, tương tự như estrogen đây là một hormone có tác dụng trên nam giới cả về sự phát triển cơ thể vầ thể chất, về tâm lý, chức năng sinh sản và sinh dục thông qua các tác dụng sau:

+ Tăng tổng hợp protein ở mọi tế bào đặc biệt tế bào cơ làm cơ bắp nở nang và tăng trong lượng cơ thể.

+ Kích thích tổng hợp khung protid của xương, kích thích hoạt động của các tế bào tạo xương, kích thích sự phát triển xương và tăng cốt hoá sụn liên hợp ở đầu xương dài. Tất cả những tác dụng trên xương sẽ góp phần làm cơ thể phát triển đặc biệt ở tuổi dậy thì.

+ Phát triển cơ quan sinh dục ngoài, làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục thứ phát.

+ Nếu thiếu testosteron sẽ làm chậm dậy thì, ảnh hưởng không chỉ đến sự phát triển cơ thể về hình thể mà cả về chức năng, đặc biệt chức năng sinh dục và sinh sản. Ngược lại nếu bài tiết quá nhiều testosteron cũng gây ra những rối loạn trong quá trình phát triển như dậy thì sớm ở nam hoặc nam hoá ở nữ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DK
Xem chi tiết
QA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
PP
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết