Văn bản ngữ văn 9

LD

Ước nguyện cống hiến trong khổ 4 bài thơ Viếng Lăng Bác, và khổ 4,5 bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ.

*Chú ý: sau khi viết mở bài và thân bài xong:

- cần có sự so sánh sự giống và khác nhau của 2 bài

- cần so sánh nghệ thuật, nội dung...

TP
22 tháng 3 2019 lúc 16:57

Mở bài: Ai cũng có những ước muốn của riêng mình, ước muốn ấy có thể bình thường, giản dị nhưng cũng có thể là khao khát nguyện vọng thực hiện được khi thoát khỏi cái tôi cá nhân hóa thân, hòa nhập vào cộng đồng. Đứng trước thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân xứ Huế, Thanh Hải đã thể hiện khát vọng dâng hiến mùa xuân của mình vào mùa xuân chung đất nước qua bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ. Hay đó là niềm thành kính, nỗi xúc động chân thành của Viễn Phương lần đầu ra thăm lăng Bác được bộc lộ qua bài thơ Viếng lăng Bác.

Thân bài:

Khổ 4,5 của bài Mùa xuân nho nhỏ: màu xuân gợi cho con người niềm tha thiết và hi vọng, dù ở cái tuổi gần đất xa trời và những ngày trên giường bệnh nhưng Thanh Hải vẫn bộc bạch tâm niệm của mình:

Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến

Điệp ngữ “ta làm” cộng với nhịp thơ dồn dập diễn tả khát vọng thôi thúc mãnh liệt trong lòng nhà thơ. Đó là khát vọng góp một phần nhỏ bé của mình để tô điểm cho mùa xuân quê hương. Ước nguyện làm con chim để mang tiếng hát cho đời thêm rộn ràng, một cành hoa để khoe sắc trước ánh mặt trời tô điểm cho vẻ đẹp của cuộc sống, một nốt trầm góp nên bản hòa ca xao xuyến. Những nguyện ước ấy không cao xa, không ồn ào chứng tỏ nhà thơ rất khiêm tốn và mong muốn được cống hiến lặng thầm đời mình. Tiếng chim ấy, cành hòa ấy, khúc ca ấy đều là tấm lòng của nhà thơ để mừng cho ngày xuân thống nhất của quê hương, mừng cho xứ Huế thanh bình, mỗi ngày càng phát triển.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Thái độ sống tích cực, lạc quan của một nhà thơ đã nhiều đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam và cho cả cuộc kháng chiến vẫn cho sự cống hiến của mình là lặng lẽ. Dẫu qua cái tuổi xuân của cuộc đời vẫn muốn cồng hiến sức lực của mình. Điệp ngữ “dù là” là lời nhắc nhở bản thân luôn cố gắng để đối đầu với tuổi già, bệnh tật. Theo nhà thơ, không chỉ tuổi trẻ mới có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội mà đó là nghĩa vụ của tất cả mọi người. Hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc, giọng thơ nhẹ nhàng, ngọt ngào như tiếng lòng thủ thỉ của chính nhà thơ. Ước nguyện đó là ước nguyện cao đẹp không cho riêng mình mà dành riêng cho cuộc đời. Khổ thơ cuối Viếng lăng Bác

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng

Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Mặc dù đang đứng trước hình hài người lãnh tụ nhưng Viễn Phương đã lo sợ khi mai phải lìa xa nơi này. Nỗi thôi thúc trong lòng thành kính và tình cảm vô bờ đối với người lãnh tụ đã khiến nhà thơ bật lên thành tiếng khóc “thương trào nước mắt” ý thơ mộc mạc mà chân thành. Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh khát vọng được hóa thân để ở bên cạnh Người. Viễn phương muốn làm con chim để hót chào bình minh thức dậy trước lăng và mang tiếng hát say sưa cho Bác ngủ yên bình, muốn làm đóa hoa trước lăng khoe sắc, muốn làm cây tre canh giữ sự thiêng liêng. Hình ảnh cây tre Việt Nam được lặp lại phần đầu thêm vào phẩm chất trung hiếu để hoàn thiện tính cách của người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, trung hiếu. Viễn Phương sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi cảm, tinh tế và khéo léo trong chọn lựa hình ảnh để bày tỏ tấm lòng thành kín của đứa con miền Nam khi đứng trước lăng Bác. Bài thơ truyền cho người đọc tình yêu mến vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân và thái độ sống ơn nghĩa, trung hiếu đối với đất nước. So sánh: Điểm giống nhau:

+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân… Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.

+Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
– Khác nhau :

+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.

+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.

Kết bài: Dù ngày Viễn Phương ra viếng lăng Bác đã rất xa, Thanh Hải thì không còn nhìn thấy mùa xuân quê hương mình nữa. Nhưng mỗi nhà thơ đều để lại những dòng thơ chan chứa, ấm áp về tình người, tình cảm sâu nặng với quê hương, xứ sở.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TH
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết