Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

PT

Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật ngụ ngôn mà em đã học. 

HH
31 tháng 1 2016 lúc 12:18

Xin chào tất cả các loài động vật, cỏ cây hoa lá…Mình là gà con. Mẹ mới sinh ra mình được một tháng nhưng mình thấy mọi thứ đều đẹp đẽ biết bao. Lúc còn ở trong trứng, được mẹ gà ngày ngày ấp ủ, mình cứ nghĩ mình là cao quý nhất. Nhưng từ lúc ra ngoài cuộc sống, mình đã học tập được rất nhiều, song các bạn biết không, có người còn tự cao tự đại hơn mình. Mình xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về chú ếch « quen ngồi đáy giếng » một người bạn mình mới gặp hôm qua.

Chả là chú ếch vốn quen sống torng giếng nọ, xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ nên hàng ngày ếch cứ kêu vang ồm ộp khiến các con vật nhỏ kia hoảng sợ, ếch được thế tự đắc, mình là chúa tể.

Ở dưới đáy giếng nhìn lên, ếch chỉ thấy một khoảng trời rất nhỏ, ếch thường nói bằng giọng coi thường, tưởng gì, hóa ra trời cũng chỉ bằng cái vung thôi. Đến con cóc xấu xí còn có thể làm tới cậu ông trời được chẳng lẽ ta lại chỉ bằng thứ cóc xấu xí ấy sao. Và ếch mong có ngày vượt qua miệng giếng.

Ngày hôm qua trời mưa tầm tã, đến ngập tràn cả giếng. Lúc tạnh, cũng là lúc tôi vươn đôi cánh ngắn ngủi chạy một mạch ra vườn. Không ngờ vừa ra đến thành giếng, tôi bỗng nghe tiếng quát to.

Này con vật kia, ngươi tên gì mà gặp ta không hỏi ?

Tôi hốt hoảng toan bỏ chạy nhưng nhìn thấy chú ếch, tôi kịp định thần :

Em là gà con, xin chào anh ếch nhưng sao anh lớn tiếng vậy ?

Ta là chúa tể muôn loài ngươi không biết hay sao ?

Ồ ra vậy ! Tôi nhanh trí nói :

Vậy nếu anh là chúa tể, anh hãy ra kia quát bác vịt xem nào !

Tưởng chuyện gì ! Hãy giương mắt lên mà xem đây này.

Anh ếch huênh hoang nhảy tới trước mặt bác vịt xám nhưng chưa kịp cất tiếng nào thì đã bị bác vịt đớp cho túi bụi. May thay anh chạy kịp nên chỉ bị què một chân. Chiều tối hôm qua anh mới gặp tôi nhưng không còn kênh kiệu nữa.

Thật tôi cứ tưởng ! Nên tôi huênh hoang quá, đâu ngờ mình cũng chỉ là người hiểu biết nông cạn mà thôi. Bây giờ tôi mới hiểu người ta luôn pải học tập không ngừng để mở rộng tầm hiểu biết của mình, không bao giờ được chủ quan, kiêu ngạo. Các bạn trẻ hãy nhớ lấy, đừng để như mình, đi đâu cũng người đời chê « ếch ngồi đáy giếng ».

 

Bình luận (0)
TH
31 tháng 1 2016 lúc 15:29

Tôi là Cún con, hàng ngày tôi rong ruổi dạo chơi loanh quanh trong nhà và ít khi được đi đâu xa, do đó tôi ít biết được những việc ngoài xã hội ngoại trừ những chuyện xảy ra quanh mình. Một hôm tôi tha thẩn chơi ngoài bờ ao xem mấy chú cá rô phi tung tăng bơi lội dưới nước, bỗng tôi thấy tiếng ộp, ộp rất to và thoắt một cái, một anh ếch xanh đã ngồi chồm hỗm trước mặt tôi. Đôi mắt mắt anh mở to nhìn tôi một hồi, rồi đằng hắng giọng, anh hỏi tôi: - Này nhà anh kia. Anh là ai mà dám ngồi trên đất của nhà ta. Tôi nhận ra đó chính là anh ếch đã trú ngụ khá lâu ở trong ao nhà chủ tôi. Thấy anh ta lớn tiếng, tôi nói: - Sao anh lớn tiếng như vậy? Đây là nhà anh hả? - Phải rồi, trên thế gian này có chỗ nào không phải là đất của nhà ta. Bởi ta là chúa tể của muôn loài mà. Ngươi có thấy mỗi khi ta lên tiếng là át hết tất cả muôn loài. Bởi vậy ai nghe thấy tiếng của ta cũng phải khiếp sợ. Đồ nhãi nhép như ngươi kia ta chỉ cần hô lên một tiếng là sợ ngay. - Anh nghĩ rằng kể cả chúa tể rừng xanh cũng phải khiếp sợ anh ư? - Đúng vậy, ta là nhất nhất, chẳng loài nào vượt qua được ta cả. Nghe anh ta hênh hoang tôi phì cười: - Anh dám khinh thường cả chúa sơn lâm kia à. - Với ta hắn chẳng là cái gì hết. - Vậy anh có dám đấu với hắn không? - Ta chẳng sợ, nếu ta mà gặp hắn, ta sẽ cho hắn một trận. Vừa lúc đó bác Trâu đang nhai rơm ở góc vườn bỗng lên tiếng: - Thế ngươi có dám đấu với ta không? Nhìn mặt bác Trâu đỏ nhừ, đôi mắt trợn lên, có lẽ bác bực mình vì sự huênh hoang của anh ếch quá nên mới lên tiếng, chứ thường ngày bác rất hiền lành. ếch ta nghe thấy tiếng bác ồm ồm, và trông dáng điệu lại có ì ạch, nên có vẻ chẳng sợ sệt gì cả. Anh ta nhìn bác một hồi từ đầu đến chân, giọng đầy khinh miệt: - Hừ, cái thứ như ngươi mà cũng dám trêu ngươi với ta hả. Bác Trâu lúc này đã bực mình thực sự, bác đi nhanh về phía chú ếch, lấy mõm hất tung chú ếch xanh lên, làm chú ta lộn mấy vòng trên không trung. Tôi hoảng qua vội nhắm tịt mắt lại. Và tôi nghe rất rõ tiếng chú ếch xanh kêu cứu thất thanh. Nhưng may quá khi rơi xuống thì anh ếch rơi đúng đám lá sen nên vẫn giữ được mạng sống. 
 

Bình luận (0)
XY
14 tháng 8 2019 lúc 20:12

Tôi là một người nông dân hàng ngày làm việc chăm chỉ trong ngôi làng thân yêu của mình. Một hôm, tôi đang trên đường đi về nhà. Tôi đã gặp một chuyện vô cùng thú vị và hài hước. Tuy nhiên, qua câu chuyện này, tôi đã học được rất nhiều điều bổ ích. Đó là ở đời phải xem xét tổng thể sự vật, sự việc, không nên mới chỉ xem một khía cạnh đã vội vàng đưa ra kết luận để rồi dẫn đến một tình huống đáng thương nhưng cũng bi hài. Sau đây, tôi sẽ kể lại câu chuyện mà tôi đã gặp về năm ông thầy bói mù xem voi.

Hôm nay, khi tôi đang trên đường về nhà, tôi bắt gặp cảnh tượng rất hỗn loạn đó là năm ông thầy bói mù đang đánh nhau. Người nào người nấy áo quần xộc xệch, giằng co nhau không ngừng. Thấy thế, tôi liền vội vàng chạy đến can ngăn họ. Vất vả lắm tôi mới đỡ được một ông thầy bói ra ngoài, sau đó, nhờ mọi người giúp đỡ.

Nhân tiện, thấy ông thầy bói bình tĩnh hơn, tôi mới lân la hỏi chuyện: "Tại sao các thầy lại đánh nhau đến toác đầu, mẻ trán thế?" Ông thầy bói nhăn nhó kể lại câu chuyện xem voi của năm người. Chẳng là khi năm ông thầy bói mù này trong lúc rảnh rỗi không có khách ngồi tán gẫu với nhau, cả năm người chưa từng thấy con voi bao giờ nên họ rất tò mò không biết hình dáng nó ra sao.

Đúng lúc nghe thấy dân nói có voi về làng, năm ông liền chung tiền biếu người quản voi để được chiêm ngưỡng và sờ xem hình dáng con voi nó như thế nào? Câu chuyện bắt đầu từ đây. Khi cả năm người cùng nhau lại để sờ voi, điều kỳ lạ đã xảy ra bởi họ chỉ sờ một bộ phận của con voi và đưa ra kết luận về hình dáng của nó.

Năm người mỗi người sờ vào một bộ phận của con voi. Ông thứ nhất sờ vào cái vòi của con voi và phán "Tưởng con voi nó thế nào chứ hóa ra nó cũng sun sun như con đỉa!" Ông sờ ngà phán: "Tôi thấy nó đâu có như con đỉa, nó dài dài, cứng cứng như cái đòn càn đấy chứ!" Ông sờ tai thì lại nói "Không phải! Nó bè bè như là cái quạt thóc", ông sờ chân phản đối: "Nó sừng sững như là cái cột đình vậy!" và cuối cùng ông sờ đuôi nói: "Tôi thấy nó tua tủa như là cái chổi sể cùn".

Khi họ sờ xong mỗi người lại đưa ra kết luận khác nhau dẫn đến bất đồng quan điểm. Họ lại không ai nhường ai dẫn đến xô xát và đánh nhau toác đầu mẻ trán. Bởi điều họ không ngờ tới chính là con voi quá to lớn, mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của con voi: Người sờ vòi, người sờ ngà, người sờ tai, người thì sờ chân, người sờ đuôi. Nhận xét của họ đều rất đúng, đây là năm bộ phận của cơ thể con voi nhưng điều họ không nghĩ tới là đó đều là những bộ phận tạo nên hình dáng của một con voi nên dẫn đến đưa ra kết luận nhầm lẫn.

Tôi giải thích cho năm ông thầy bói về hình dáng thật của con voi. Cả năm ông đều nói rất đúng về năm bộ phận của con voi nhưng nó vẫn chỉ là bộ phận mà thôi. Con voi được tạo bởi các bộ phận ghép lại. nghe các ông ghép từng bộ phận lại. Năm ông thầy bói như ngộ ra điều mới lạ. Họ giảng hòa với nhau với thái độ niềm nở và vui vẻ như trước.

Có lẽ họ đã nhận ra bài học quý giá cho mình, vì vậy, họ đã cảm ơn tôi và tôi cảm thấy mình đã làm được một việc có ích. Và qua câu chuyện mà tôi gặp hôm nay, tôi đã rút ra được bài học cho bản thân mình. Mọi sự vật, sự việc, hiện tượng,...đều có nhiều khía cạnh khác nhau. Khi bạn tìm hiểu về chúng, bạn cần lắp ghép tất cả các bộ phận và khía cạnh của nó lại, đưa ra cái nhìn đa chiều thì kết luận mới chính xác được.

Bình luận (0)
LD
15 tháng 2 2020 lúc 19:02

Bài làm

Hôm nay, khi vừa mới tan học thì trời bỗng đổ cơn mưa to tôi và các bạn đứng ở mái hiên của trường để đợi bố mẹ đến đón. Nhưng chợt có một cơn gió to thổi đến và cuốn tôi vào trong đó, khi mở mắt ra thì tôi phát hiện ra mình ở một nơi hoàn toàn mới lạ, cũng ở đây, tôi bắt gặp những nhân vật kì lạ, đặc biệt là một con ếch màu xanh, nó rất giống với con ếch ngu ngốc, kiêu ngạo trong câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” mà vừa nãy thôi cô giáo đã giảng giải vô cùng thú vị cho lớp chúng tôi. Đến tận khi trở về tôi mới biết, thì ra con ếch mà tôi vừa gặp gỡ thực sự là con ếch ở trong câu chuyện ngụ ngôn nọ.

Khi đang ngơ ngác ngăm nhìn những giọt mưa rơi lộp độp trên sân thì bỗng nhiên có một cơn gió lớn kéo đến, cuốn tôi đến một nơi hoàn toàn xa lạ, tôi lo sợ nhìn ngắm xung quanh, toàn là những con vật nhỏ như: ốc, cua, tôm và một số loại côn trùng nhỏ khác. Và nơi tôi đang đứng lại là một miệng giếng cạn bị bỏ hoang lâu ngày, xung quanh cỏ mọc um tùm. Tôi sợ hãi nhìn xung quanh xem ngoài tôi ra thì có bạn nào bị cuốn đến đây không, ở nơi đây tuy có thú vị với những người bạn nhỏ bé dễ thương, nhưng chỉ có một mình tôi nên không tránh được cảm giác sợ hãi. Khi tôi còn ngơ ngác đứng nhìn thì những người bạn nhỏ tiến về phía tôi và cất tiếng chào.

Tôi đã rất bất ngờ vì những động vật nhỏ bé này đều có thể nói đươc tiếng người, khi trở về nhất định tôi sẽ kể lại cho bạn bè và người thân của tôi nghe mới được. Tôi vui vẻ làm quen và trò chuyện vô cùng vui vẻ với những người bạn mới. Thì ra những loài vật nhỏ bé mà trong cuộc sống của mình tôi không mấy quan tâm, để ý lại có thể đáng yêu như vậy. Chúng đều rất chân thành, vui vẻ, còn kể cho tôi những câu chuyện cười vô cùng vui vẻ. Chúng như những người bạn thực sự của tôi vậy, nên tôi rất nhanh chóng hòa đồng, nỗi sợ hãi nãy giờ cũng bay biến, không còn chút cảm giác.

Khi chúng tôi còn đang vui vẻ trò chuyện thì bỗng nhiên có tiếng quát nạt đâu đây, các bạn của tôi nhanh chóng kéo tôi đứng gọn vào một bên đường. Chú cua nhỏ ở dưới chân còn thì thầm vào tai tôi rằng tránh xa kẻ đang đến gần kia ra, vì hắn ta rất đáng sợ, chuyên ức hiếp, đàn áp mọi người xung quanh đây nên ai cũng sợ hãi và căm ghét hắn. Tôi cũng nghe lời các bạn đứng gọn vào một bên, tò mò vì không biết người đang đến đáng sợ như thế nào, có dáng vẻ ra sao mà mọi người ở đây ai cũng sợ hắn. Tuy nhiên, hình dáng của kẻ đang đến lại hoàn toàn trái ngược với giọng nói hống hách, vang vọng của nó, thì ra chỉ là một con ếch nhỏ bé.

Trong thế giới của những loài vật nhỏ bé dưới đáy giếng bị bỏ hoang này thì xem chừng con ếch chính là người to lớn, có uy quyền nhất ở đây. Vì nó chuyên dùng sức mạnh mình có mà ngang ngược bắt nạt, chèn ép những con vật nhỏ hơn mình. Nhìn con ếch này, đột nhiên tôi lại liên tưởng ngay đến hình ảnh của con ếch ngu ngốc, kiêu ngạo ở trong câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” mà chúng tôi vừa được học trong tiết ngữ văn. Quả nhiên, con ếch này hống hạch hệt như vậy, tôi bỗng hiểu tại sao mọi người ở đây dù căm ghét nhưng vẫn phải dè chừng nó đến vậy.

Con ếch ngang nhiên đi giữa đường, không coi ai ra gì, còn tự xưng là chúa tể ở nơi này, hành động của nó đáng ghét vô cùng, nó true trọc bạn ốc, dùng chân đá bạn tôm, ngảy lên đầu bạn ốc sễ, thật vô cùng ngang ngược. Khi tôi nói nó thật vô lí khi bắt nạt bạn bè thì nó kiêu ngạo cười lớn, và nói nó là chúa tể ở nơi đây, ai cũng phải theo nó, và mặt trời trên kia chẳng qua cũng chỉ to bằng cái vung. Quả thực ngu ngốc, nông cạn, nói đến đấy trời chợt mưa to, nước trong giếng nâng lên cao, đưa mọi người và tôi ra khỏi giếng. Con ếch nghênh ngang đi lại thì bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Con ếch đã phải chịu hậu quả thích đáng cho sự ngông cuồng, ngạo mạn của mình. Vậy là từ nay những người bạn của tôi không bị ai chèn ép, bắt nạt nữa. Bỗng nhiên lại có một cơn gió lạ thổi đến và lần này mở mắt ra thì tôi lại đang ở nhà của mình. Tôi kể lại câu chuyện kì lạ với cuộc gặp gỡ kì lạ với con ếch và những người bạn thì ai nấy đều bất ngờ và tỏ vẻ khó tin. Nhưng trước sự hào hứng, vui mừng cùng đôi mắt long lanh vui mừng của tôi thì mọi người cũng tạm tin tưởng. Đây quả thực là một sự trải nghiệm đầy thú vị, qua đó tôi hiểu hơn về thế giới của những loài vật, đồng thời cũng lĩnh hội bài học một cách chân thực, hiệu quả hơn rất nhiều.




Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
TT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
HI
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
BM
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
AA
Xem chi tiết