Ôn tập lịch sử lớp 8

H24

Từ kiến thức kịch sử đã học ,hãy chứng minh sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong những cuối thế kỉ XIX đến những năm 1918

OF
20 tháng 9 2020 lúc 12:29

Năm 1858, thực dân Pháp tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) do người anh hùng Hoàng Hoa Thám lãnh đạo tuy gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nhưng cuối cùng cũng thất bại. Trong ảnh: Nhóm khởi nghĩa của Đề Thám (hình chụp của trung úy Romain-Desfossés).

Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hoá sâu sắc. Một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam; bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề nên đã tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, tăng thêm ý chí đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do. Giai cấp công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột. Giai cấp tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa chèn ép, có tinh thần dân tộc và yêu nước ở mức độ nhất định. Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm học sinh, trí thức, những người làm nghề tự do... đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản, có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, có khả năng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào.

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.

Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu: Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; Hai là, xoá bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc.

Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
LL
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết