Văn bản ngữ văn 8

NT

Từ đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, em hãy viết một bài văn nghị luận về tinh thần tự hào dân tộc.

DH
5 tháng 9 2019 lúc 9:26

Gợi ý :

a. Mở bài

- Nước Đại Việt ta là đoạn trích mở đầu trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Có thể nói, đoạn trích là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc.

- Thôi thúc từ tinh thần ấy, mỗi cá nhân ý thức được trách nhiệm của mình trước vận mệnh đất nước.

b. Thân bài

- Giải thích: Tinh thần tự hào dân tộc

+ Sự ngưỡng mộ, tự tôn về những vẻ đẹp trong bản sắc dân tộc.

+ Ý thức về việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.

+ Là biểu hiện kết tinh song hành cùng lòng yêu nước.

- Phân tích – chứng minh

* Biểu hiện của tinh thần tự hào dân tộc:

+ Nhận thức rõ hơn về bản sắc dân tộc, quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước, luôn giữ gìn những vẻ đẹp truyền thống của bản sắc dân tộc.

+ Thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế, mang những vẻ đẹp về giá trị cốt lõi của dân tộc mình đến thế giới.

+ Tự hoàn thiện bản thân, sống có ích, tử tế, có đam mê và hoài bão.

* Tại sao chúng ta có tinh thần tự hào dân tộc?

+ Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước để ghi tên mình vào bản đồ thế giới, mang lại ấm no cho nhân dân của Việt Nam trải qua không ít khó khăn, gian khổ. Dân tộc ta đã vượt qua tất cả, để “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.

+ Chúng ta có nền văn hiến lâu đời, có kho tàng văn chương phong phú, có các di sản vật thể và phi vật thể đại diện của nhân loại, có những vị anh hùng, hiền triết nổi danh thế giới (Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp...).

+ Chúng ta có những truyền thống tốt đẹp làm rạng danh dân tộc: yêu nước, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, đoàn kết...

- Bình luận

+ Tự hào dân tộc là tinh thần đáng trân quý và hoàn toàn đúng đắn.

+ Tuy nhiên, không nên tự hào dân tộc mù quáng, thái quá mà vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác.

+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động. Thế hê trẻ phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình: có ý thức trong việc giữ gìn và thể hiện bản sắc dân tộc, ra sức tìm tòi, học tập từ bạn bè quốc tế, tự hoàn thiện bản thân, sống xứng đáng với thế hệ đi trước đã đổ xương máu để chúng ta được hưởng nền hòa bình tự chủ như hôm nay.

c. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị và sự cần thiết của việc hun đúc ở mỗi người tinh thần tự hào dân tộc.

Bình luận (0)
H24
5 tháng 9 2019 lúc 10:25

I Mở bài

Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là lịch sử chống quân xâm lược phương Bắc. Đó là lịch sử của 2 lần chiến thắng quân Tống, 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông hùng mạnh và 10 năm gian khổ chống quân Minh ... mà những chiến công hiển hách Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng ... vẫn còn vang dội đến tận ngày nay. Chính vì vậy, văn học thời kì đó đã phản ánh khá rõ nét tư tưởng yêu nước cùng lòng tự hào sâu sắc của dân tộc ta, nhất là qua ba văn bản “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ” và “Nước Đại Việt ta”.

II. Thân bài:

Trước hết, trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý nguyện muốn dời đô từ Hoa Lư về Đại La để đóng đô ở nơi “trung tâm trời đất,mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng dân”. Như vậy, tư tưởng yêu nước đã được thể hiện ở việc gắn liền sự bền vững của một triều đại với ý nguyện của muôn dân. Khi nhìn lại các triều đại trước, ông đã rất đau xót cho số vận quá ngắn ngủi, để cho “trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”.

Từ đó ta thấy rằng, xây dựng đất nước là đem lại hạnh phúc, thái bình cho dân. Xưa nay, thủ đô là trung tâm về văn hoá, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có các cuộc dời đô như thế. Mỗi lần dời là một thử thách của cả dân tộc.

Đó phải là quyết định của người có đầu óc ưu tú nhất thời đại . Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lợi thế về lịch sử, địa lý, hình thế núi sông, về sự thuận tiện trong giao lưu văn hóa và phát triển mọi mặt của thành Đại La, nhưng ông cũng không quên chỉ ra những thuận tiện cho nhân dân. Đặc biệt, ông khẳng định “đây quả thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước,cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Những lời lẽ ấy tuy giản dị nhưng lại thấm đẫm niềm tự hào khi nói về đất nước, thể hiện một khao khát mãnh liệt đó là thống nhất giang sơn về một mối. Trong lời khẳng định ấy, ta còn đọc được khí phách của một dân tộc: Đại La sẽ là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Giá trị chủ yếu của bài là tư tưởng yêu nước. Tiếng nói của tác giả là tiếng nói của nhân dân, của thời đại và khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh .

Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công oanh liệt. Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách. Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là một ví dụ . Đọc “Hịch Tướng Sĩ” -một áng thiên cổ hùng văn, ta cứ ngỡ như được nghe tiếng nói của cha ông , của non nước.

Nó nồng nàn một tinh thần yêu nước, nó biểu hiện một lòng căm thù giặc sâu sắc , một ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù không chỉ là của riêng Trần Quốc Tuấn mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc. Trước tai hoạ đang đến gần: quân Mông - Nguyên đang lăm le xâm lược lần thứ hai với quy mô chưa từng thấy hòng không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn quân, Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng, chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn.

Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm, những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã làm thức tỉnh tinh thần trách nhiệm và ý thức dân tộc ở các tướng sĩ, chỉ ra tình hình nguy ngập của đất nước, chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giặc, và những việc cần làm để chống giặc. Ông đã tự bày tỏ lòng mình, lòng căm giận như trào ra đầu ngọn bút, thống thiết và sâu lắng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Để giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến, quyêt thắng, Trần Quốc Tuấn đã khéo động viên khích lệ tướng sĩ. Một mặt, ông chỉ ra cho họ cái nỗi nhục của kẻ làm tướng phải hầu quân giặc mà không biết tức, chỉ ra cho họ thấy cái nỗi ân tình sâu nặng mà ông và triều đình dành cho họ để họ nghĩ suy và báo đáp. Mặt khác ông vừa nghiêm khắc phê phán những thói bàng quan, thờ ơ, sự ham chơi hưởng lạc của tướng sĩ, vừa chân tình chỉ bảo cho họ thấy những sai lầm mà họ mắc phải. Tất cả nhằm kích thích lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng của kẻ làm tướng mà xông ra chiến trường giết giặc.

Còn đối với Nguyễn Trãi khát vọng ấy đã trở thành chân lí độc lập dân tộc:

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phươngTuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có.

Càng yêu nước bao nhiêu, càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình bấy nhiêu!

Tuy nhà Lí mới thành lập và vẫn còn non trẻ, nhưng từ sâu thẳm trái tim mình, hoàng đế Thái Tổ vẫn vững tin ở thế và lực của đất nước cho phép họ đàng hoàng định đô ở một vùng đất rộng mà bằng, cao mà thoáng. Kẻ thù vẫn đang dòm ngó Đại Việt, nhưng họ tin vào khả năng của mình có thể chiến thắng kẻ thù, giữ yên giang sơn bờ cõi, để cho để vương muôn đời trị vì đất nước. Từ bài Chiếu toát ra một niềm tự hào cao độ về bản lĩnh và khí phách Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Cũng vẫn với niềm tin ấy, Hưng Đạo Vướng khẳng định với tướng sĩ rằng có thể “bêu đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ờ Cảo Nhai”, và rồi xã tắc của ông sẽ mãi mãi vững bền, nhân dân sẽ đời đời hạnh phúc, tiếng tốt sẽ mãi mãi lưu truyền.

Niềm tự hào Đại Việt được biểu hiện tập trung cao độ ở Nguyễn Trãi:

Ra đời cách chúng ta hàng thế kỉ, mà tinh thần yêu nước bất khuất của cha ông trong ba áng vặn chương cổ đại này, vẫn còn nồng nàn mãi trong tim mỗi người dân Việt Nam.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
XT
Xem chi tiết
LB
Xem chi tiết
XT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
XT
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
VA
Xem chi tiết