Tập làm văn lớp 8

TN

Từ ba áng thơ văn nổi tiếng ''Nam quốc sơn hà,Hịch tướng sĩ,Nước Đại Việt ta''chỉ ra những nội dung yêu nước trong giai đoạn lịch sử này.

GIÚP MÌNH VS MÌNH THANKS NHÌU

LP
11 tháng 4 2017 lúc 21:46

Lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc ta ở các thế kỉ XI, XV và XX đã được văn học nước nhà ghi lại qua một số tác phẩm bất hủ. Chúng ta còn nhớ cách đây hơn 900 năm, năm 1077, quân xâm lược nhà Tống với binh hùng tướng mạnh, hùng hổ kéo sang xâm lược nước ta. Bọn chúng đã bị người anh hùng dân tộc Lí Thường Kiệt cùng quân dân chặn đánh quyết liệt. Cuộc hành quân tàn bạo của giặc Tống bị chặn đứng trên trận tuyến sông Như Nguyệt nổi tiếng trong lịch sử. Bài thơ thần hay còn gọi là bài Nam quốc sơn hà đã ra đời trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt này. Bài thơ nguyên tác bằng chữ Hán:Nam quốc sơn hà Nam đế cư có nghĩa là “sông núi nước Nam là của vua nước Nam”. Điều đó đã trở thành bất di bất dịch, ở đây, Lí Thường Kiệt nói đến vua nhưng điều chủ yếu là trong giai đoạn lịch sử này, quyền lợi của dân tộc với quyền lợi của giai cấp thống trị gắn bó chặt chẽ với nhau. Nước mất thì ắt nhà tan, điều đó ai cũng hiểu. Chính vì vậy ở thời điểm đó, đế - vua không tách rời dân tộc mà biểu hiện cho sức mạnh vùng lên của dân tộc. Kế đó, tác giả nhấn mạnh thêm điều mình vừa khẳng định, nước Nam là của vua Nam, của dân Nam là điều tiệt nhiên định phận tại thiên thư - ghi rõ ràng ở sách trời, có nghĩa li mộl sự quả quyết chắc chắn. Giai cấp thống trị xưa khi cần củng cố địa vị của mình thường dùng thần quyền để mê hoặc con người. Cho nên ngay từ khi giai cấp phong kiến hình thành, chính nó đã không ngừng gieo sâu vào tiềm thức của mọi người: vua là con trời, vua thay trời trị vì dân chúng, vua là người trung gian cầm cân nảy mực trong quan hệ giữa các thành viên của xã hội phong kiến. Và cũng chính vì thế, theo quan niệm của người xưa, trời là một lực lượng siêu nhiên có uy quyền tối cao, có sức mạnh vô địch. Lí Thường Kiệt đã rất khéo léo trong việc lấy uy quyền của trời để xác nhận một cách vững chắc chủ quyền độc lập của dân tộc. Thực chất là ông đã mượn luân lí phong kiến để khẳng định quan điểm của mình. Trên cơ sở đó, rõ ràng quyền lợi của dân tộc, của đất nước đã được đặt lên trên hết. Và nếu bóc đi cái vỏ thần linh màu nhiệm ấy thì sự khẳng định của Lí Thường Kiệt không gì khác là một sự khẳng định của lí trí, của sức mạnh dân tộc, của sức mạnh chính nghĩa. Thần linh ở đây hiểu rộng ra đó chính là cha ông ta, những người đã từng làm nên lịch sử giữ nước vẻ vang và giờ đây trở thành linh hồn của đất nước tiếp sức cho con cháu bảo vệ Tổ quốc thân yêu này. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn đó. Bài thơ có thể coi là một bản anh hùng ca tràn đầy khí thế tiến công......

Tiếp nối truyền thống quý báu cùa dân tộc, ở thế kỉ XV, nhân dân ta tiếp tục nên những trang sử chói lọi trong sự nghiệp chiến đấu giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc. Trước đó ở thế kỉ XIII, quân dân nước Đại Việt đã ba lần đánh giặc Mông - Nguyên. Đất nước chưa hoà bình được bao lâu thì giặc Minh sang gây cho dân ta bao đau thương tang tóc. Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã đứng lãnh đạo toàn dân làm một cuộc khởi nghĩa ròng rã mười năm trời, và kết bằng thắng lợi vẻ vang. Cuộc khởi nghĩa ấy đã đi vào văn học qua bài Đại binh Ngô tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc.Niềm tự hào ấy có được là do đâu? Một điều hiển nhiên là lịch sử hào hùng dân tộc đã được xem như là một cơ sở, một điểm tựa cho một quan niệm mẻ về dân tộc, về đất nước. Tác giả đã đặt dằn tộc mình ở thế ngang hàng các triều đại phong kiến Trung Quốc, phủ nhận sự cai trị của phong kiến Trung Quốc, phủ nhận tham vọng của một nước lớn muốn thôn tính nước bé. Điều đó một lần nữa khẳng định: Dù thế nào đi chăng nữa, nước ta vẫn là một gia độc lập có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không một thế lực ngoại bang nào có thể chà đạp lên được điều đó. Tác giả đã kể tội ác tày trời của quân thù.

Có thể nói, trải qua thử thách gian lao, ông cha ta đã dạn dày, đã hiểu thế nào là thế đứng của một dân tộc có chính nghĩa, thế nào là “lửa thử vàng gia nan thử sức”. Chính vì vậy mà trải qua những ngày nếm mật nằm gai, quân dải ta càng thêm đoàn kết sát cánh bên nhau vì sự nghiệp lớn lao.Tác giả đã thấy rõ khả năng và sức mạnh to lớn của toàn dân khi họ đoàn kết chiến đấu dưới ngọn cờ chính nghĩa giành độc lập, tự do. Hình ảnh nhân dân đã được tác giả nhắc đến trong bài. Sự nghiệp chính nghĩa là của nhân dân thuộc về nhân dân. Nhân dân là một lực lượng đông đảo, nhân dân làm nên chiến thắng và làm nên lịch sử. Và người cầm quân chính là người thấy được sức mạnh vô địch đó ở nhân dân và biết phát huy sức mạnh đó. Rõ ràng là so với Nam quốc sơn hà thì Đại cáo bình Ngô đã có một bước tiến vượt bậc. Tổ quốc, giang sơn ở đây không chỉ còn bó hẹp trong khái niệm ông vua và ông trời mà đã bao hàm một nội dung rộng lớn hơn: Tổ quốc là nhân dân. Do vậy mà không cần thiết phải viện dẫn thần linh, Nguyễn Trãi chinh phục lòng ngườibằng chính lịch sử và bằng chính chiến công trong hiện tại với một quan điểm nhân nghĩa đúng đắn.

==> Thế là lịch sử của dân tộc ta đã làm nên những trang sử hào hùng. Lịch sử đó đã được phản ánh vào trong văn học thông qua những nhà văn, nhà thơ lớn và đồng thời cũng là những anh hùng của dân tộc. Những áng văn thơ đó thật xứng đáng là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, khẳng định chủ quyền của dân tộc, tính chất chính nghĩa của những cuộc chiến tranh hảo vệ Tổ quốc của ông cha ta trong thời đại phong kiến......

Còn rất dài nữa nhưng mình đã tóm tắt các ý chính bạn dựa vào đây nhé! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (1)
TP
12 tháng 4 2017 lúc 19:49

Gợi ý:

*Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi
– Nguyễn Trãi là người có công lớn giúp Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc Ngô. Đại cáo bình Ngô không chỉ là bản tổng kết toàn bộ cuộc kháng chiến chống giặc Minh mà còn là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc.
– Chủ nghĩa yêu nước trong Đại cáo bình Ngô thể hiện sâu sắc, bao quát nhiều phương diện khác nhau (học sinh lựa chọn một số dẫn chứng tiêu biểu để phân tích làm rõ):
+ Khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, ý thức tự cường, tự tôn, niềm tự hào về nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, sức mạnh dân tộc,… Tư tưởng của Nguyễn Trãi về độc lập dân tộc thể hiện sâu sắc toàn diện.
+ Căm thù giặc, quyết tâm vượt qua khó khăn để kháng chiến
+ Ca ngợi, tự hào về chiến thắng hào hùng của cuộc khởi nghĩa.
+ Khát vọng hòa bình muôn thuở, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước.
– Nghệ thuật: vận dụng linh hoạt sáng tạo kết cấu thể loại cáo; lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng thuyết phục; kết hợp giữa bút pháp tự sự, trữ tình và bút pháp anh hùng ca.
Đánh giá về cảm hứng yêu nước, bài học tư tưởng và hành động
– Cảm hứng yêu nước không chỉ là nội dung lớn trong văn học trung đại mà còn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam. Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão và Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi là 2 tác phẩm tiêu biểu với những sắc thái cảm xúc, hình thức nghệ thuật khác nhau song đều góp phần làm nên âm điệu hào hùng riêng của văn học trung đại ở 2 giai đoạn đầu.
– Tự hào về truyền thống yêu nước, trân trọng di sản văn học trung đại. Đề xuất những hành động phù hợp với học sinh nhằm góp phần bảo vệ, giữ gìn, tô thắm truyền thống vẻ vang của dân tộc.

* Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt:
+ Tự hào về chủ quyền đất nước “Sông …….ở” -> “nước nam, vua Nam”-> khẳng định nền độc lập và chủ quyền của dân tộc VN => đánh đổ quan niệm của bọn pk phương Bắc coi VN như một quận, một châu của chúng, vua VN là do chúng lập ra. Hiện tại VN đã hoàn toàn độc lập, tự chủ, vua VN cũng là Hoàng đế nước Nam như Hoàng đế TQ -> VN hoàn toàn bình đẳng với TQ. Đó là một lời khẳng định đanh thép, có chứng cớ, có cơ sở “Rành……trời”: Trời đã quy định nên kẻ nào nghịch mệnh trời sẽ bị trừng trị.
+ Tự hào về khả năng chiến đấu và chiến thắng của dân tộc VN “Như………hư”. Yêu nước LTK tự hào và dũng cảm tuyên bố về nền độc lập và chủ quyền công khai trước áp lực của giặc Tống, đồng thời thể hiện quyết tâm sắt đá và bản lĩnh để báo trước bản án tử hình đối với kẻ thù xâm lược.

* Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
– Căm thù giặc sâu sắc:
+ Lên án bọn giặc xâm lược với thái độ sục sôi, coi giặc như cú diều, dê chó, hổ đói “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem tấm thân dê chó mà bắt bạt tể phụ.
+ Lời tâm sự : “Ta thường…..vui lòng”
+ Khích lệ tinh thần quân sĩ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KJ
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
EA
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
VQ
Xem chi tiết