Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

NS

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.

a.Theo em, từ nhòm gợi cho em hình dung gì về trăng có gì độc đáo?

b.Theo em,có nên thay từ ngắm bằng từ nhìn được không?Vì sao?

https://hoc24.vn/vip/thankyou0123 https://hoc24.vn/vip/thodatthongminh https://hoc24.vn/vip/phuonganh123456789

NH
13 tháng 11 2017 lúc 14:36

a. Từ "nhòm" khiến ta hình dung trăng như người bạn tâm giao, tâm tình và thấu hiểu hoàn cảnh, cảm xúc của Bác. "Trăng nhòm khe cửa" cũng phần nào nói lên hoàn cảnh của Bác, bị giam cầm. Trăng như người bạn thấu hiểu, khẽ khàng đến bên cửa sổ và sẵn sàng tâm tình với nhà thơ...

b. Không nên vì từ "ngắm" gợi ra cái nhìn đắm đuối, say đắm của thi nhân. Trong khi từ "nhìn" không biểu hiện trạng thái cảm xúc, không khiến người đọc cảm nhận được tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng.

Bình luận (0)
NH
17 tháng 12 2017 lúc 9:45

Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” - “nguyệt”, “hướng” - “tòng”, “song tiền” - “song khích”, “minh nguyệt” - “thi gia”. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ. “Nhân” đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà “hướng song tiền khán minh nguyệt”. Trong tiêng Hán, “khán” có nghĩa là xem, là thưởng thức. Đáp lại tấm lòng của người tù - thi nhân, vầng trăng cũng “tòng song khích khán thi gia”. Trong tiếng Hán, “tòng” là theo; trăng theo song cửa mà vào nhà lao “khán” thi gia. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh

tick em nhà cố hương

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NS
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
AC
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
KQ
Xem chi tiết