Văn bản ngữ văn 9

GD

"Trong truyện người con gái nam xương có nghĩa Nguyễn Dữ chi tiết cái bóng có vai trò đặc biệt quan trọng." Viết đoạn văn chuyển khai câu câu chủ để trên (đoạn văn văn có sử dụng 1 phương tiện liên kết câu)

H24
25 tháng 7 2019 lúc 19:36

Trong tác phẩm "chuyện người con gái Nam Xương" của tác giả Nguyễn Du là một chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩ. Câu chuyện nói đến có chi tiết thắt nút, đêm nào Vũ Nương cũng chỉ cái bóng mình trên vách đá và nói rằng đó là cha Đản, để dỗ dành bé khi thiếu tình yêu của người cha. Trương Sinh trở về, chỉ do lời nói ngây thơ một đứa bé mà đã dẫn đến cái chết của Vũ Nương, đã trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời của nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ thắt nút ma còn là một chi tiết mở nút, vào một đêm bé Đản lại chỉ vào cái bóng của Trương Sinh , khi đó chàng mới nhận ra nỗi oan của vợ mình nhũng đã quá muộn. Chi tiết cái bóng còn là phản ảnh xã hội phong kiến và chế độ Nam Quyền là không phải nơi tốt đẹp cho những người như Vũ Nương được sống. Chi tiết cái bóng còn góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.

Bình luận (0)
TP
26 tháng 7 2019 lúc 20:34

Gợi ý

Sáng tạo độc đáo của Nguyễn Dữ trong Chuyện người con gái Nam Xương chính là nghệ thuật thể hiện hình tượng “cái bóng ”.Cái bóng ” xuất hiện dần dần ở những điểm quan trọng nhất của tác phẩm vừa làm cho truyện phát triển hợp lý, tạo nên kịch tính của tác phẩm.

(1). “Cái bóng” xuất hiện 2 lần trong tác phẩm. Lần một: chỉ nín thin thít…mẹ đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi; lần hai: Đản chỉ bóng chàng trên vách …

+ “Cái bóng” là đầu mối trực triếp dẫn tới sự nghi ngờ của Trương Sinh buộc Vũ Nương phải tìm đến cái chết và cũng là đầu mối giải toả sự nghi ngờ của Trương Sinh đối với Vũ Nương.

+ “Cái bóng ” đã thể hiện tấm lòng của Vũ Nương : cô đơn, khát khao hạnh phúc, tấm lòng chung thuỷ…

+ “Cái bóng” thể hiện bi kịch của Vũ Nương : khát khao đoàn tụ mà phải chia li.

(2). “Cái bóng” có một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng so với những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong Chuyện người con gái Nam Xương

- “Cái bóng ” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất của tác phẩm:

+ “Cái bóng” vừa thể hiện vẻ đẹp tâm hồn vừa thể hiện số phận mang tính bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Hơn thế nữa, hình ảnh “cái bóng” còn góp phần thể hiện hai nhân vật phụ trong tác phẩm : sự ngộ nhận ngây thơ của con trẻ; sự hồ đồ độc đoán của của người chồng đa nghi.

=> Có thể nói “cái bóng” đã thể hiện cô đọng cảm hứng hiện thực và cảm hứng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Dữ trong Chuyện người con gái Nam Xương.

Bình luận (0)
H24
25 tháng 7 2019 lúc 19:30

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ xoay quanh số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến mà tiêu biểu là nhân vật Vũ Nương. Nàng là người con gái công dung ngôn hạnh, tam tòng tứ đức nhưng lại có một số phận vô cùng đen đủi mà ta có thể thấy rõ nhất trong nhiều lần nàng nói với Trương Sinh, nói với đất trời khi bị nghi oan. Qua nhiều lần giải thích với Trương Sinh, than thở với đất trời, ta thấy Vũ Nương là một người phụ nữ trong sáng, thủy chung, không bao giờ có thói hư thân mất nết khi chồng xa nhà. "Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết", ngày ngày chỉ hướng về người chồng đương đăng lính xa, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót, nàng vẫn luôn thủy chung son sắt cùng con đợi chồng về. Thế nhưng chế độc Nam Quyền đã không cho phép nàng được sống hạnh phúc. Đến lúc bần cùng và nghĩ đến cái chết, nhưng nàng vẫn mong "vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ", mãi giữ trọn tấm ân tình thủy chung đối với chồng. Ta còn biết Vũ Nương xuất thân từ một gia đình nghèo khó nên đó có thể là một sự mặc cảm của nàng. Nhưng qua nhiều lần nói với Trương Sinh, nàng đã không ngần ngại mà giải bày với Trương Sinh rằng: "Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu." Một cuộc hôn nhân không tình yêu khó cỏ thể mà hạnh phúc bền lâu. Dù nàng có hết lời phân trần nhưng Trương Sinh vẫn một mực nghi oan. Niềm mong đợi sau một thời gian dài để có được hạnh phúc gia đình trọn vẹn đã tan vỡ. Bị dồn đến mức đường cùng, người con gái đức hạnh tủi nhục và thất vọng vô cùng bèn nghĩ đến cái chế. Cuối cùng, chỉ qua những lần nói với Trương Sinh, nói với đất trời, Vũ Nương thể hiện lên là một người phụ nữ ân tình, thủy chung và trong sáng nhưng không may nàng lại sống trong chế độ phong kiến - một chế độ thù địch với hạnh phúc gia đình của người phụ nữ, khiến cho nàng mang phải các tội ngoại tình, mọi người phỉ nhổ, chỉ mong được chết để bảo toàn nhân cách cho mình.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
LK
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết