Trong "chuyện người con gái nam xương " có đoạn : đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch , ra bến hoàng giang ngửa mặt lên trời mà than rằng : Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu ,chồng con rẫy bỏ , điều đâu bay buộc , tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh,xin ngài chứng giám .Thiếp nếu đoan trang giữ tiết , trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc mị nương, xuống đất xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
1. Hãy tìm các thành ngữ trong lời thoại đó?
2. Từ đoạn trích trên , hãy viết một đoạn văn 15 câu theo phép tổng-phân- hợp để làm rõ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ việt nam qua nhân vật Vũ Nương . Đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép nối .
1. Thành ngữ: duyên phận hẩm hiu, đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng
2.
1. Mở bài:
Từ xa xưa, người phụ nữ đã trở thành một đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn chương, trong ca dao, trong những truyện dân gian. Đến văn học trung đại: hình ảnh người phụ nữ đã được thể hiện cụ thể, sâu sắc hơn. Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.2. Thân bài:
a. Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời lại đầy đau khổ, bất hạnh:
Là một người phụ nữ đẹp: vẻ đẹp hình thức (tư dung tốt đẹp); vẻ đẹp nhân cách (yêu thương và thủy chung với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng chăm lo hạnh phúc gia đình). Phải chịu những đau khổ, bất công, ngang trái: bị chồng nghi oan mà không nghe nàng thanh minh, giãi bày; bị mắng nhiếc thậm tệ rồi đuổi đi, đau khổ tột cùng, nàng phải tìm đến cái chết. Không tự bảo vệ được hạnh phúc của mình.b. Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
Sống cam chịu, nhẫn nhục...(sự cam chịu, nhẫn nhục càng làm cho những bất công, ngang trái đè nặng lên cuộc đời, số phận của họ). Không thể quyết định được tương lai và hạnh phúc của mình (Vũ Nương, người phụ nữ trong "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du...) Hiểu nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh cho họ (chế độ đa thê, tư tưởng trọng nam khinh nữ, chiến tranh...đã gây ra những bất hạnh, oan trái...cho người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, trong "Chinh phụ ngâm" của Đoàn Thị Điểm...). Cảm thương cho số phận đau khổ, bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.3. Kết bài
Qua cuộc đời, số phận đầy đau khổ của Vũ Nương, người đọc càng hiểu hơn những bất hạnh, oan trái mà người phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội phong kiến. Liên hệ với hiện tại: người phụ nữ ngày càng được bình đẳng, được tôn trọng...từ đó, thêm trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống hiện tại. Mơ ước về tương lai: Người phụ nữ không còn phải chịu những bất công, đau khổ... CÓ GÌ BẠN NHÌN DÀN Ý VIẾT NHA!!