Văn bản ngữ văn 8

HY

trong bài hịch tướng sĩ,tác giả đã làm như thế nào để có sức thuyết phục được người nghe về cả hình thức và tình cảm

ND
23 tháng 2 2018 lúc 18:07

Phải nói ngay rằng đây là một bài văn tuyệt hay, đầy sức thuyết phục. Phân tích văn trước hết phải nắm được đặc trưng thể loại của bài văn.

Hịch tướng sĩ văn thuộc thể loại gì?

Hịch là lời kêu gợi của một vị chủ soái đối với các quân sĩ trước một trận đánh lớn. Kêu gọi, thúc giục, kích động tất phải hùng biện, hùng hồn. Vậy trước hết phải dùng lý lẽ đanh thép để thuyết phục đốì tượng của mình. Đồng thời phải đánh vào tình cảm, xúc động lòng người, khiến cho nghe xong, ai nấy đều không thể đứng yên, chỉ muốn lao ngay vào hành động.

Bài hịch của Hưng Đạo Vương quả đã đạt được Hiệu quả cao ở cả hai mặt ấy:

Tuy nhiên xét đến cùng điều quyết định tạo nên hiệu quả nói trên của bài văn là ở cơ sở chính nghĩa của lời kêu gọi và uy tín của người viết hịch.

Đây là lời kêu gọi đánh giặc cứu nước, là việc giải quyết quyền lợi thiêng liêng của đất nước và của mỗi người dân. Đây là sự thống nhất giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích tinh thần và lợi ích vật chất thiết thực.

Đây lại là lời kêu gọi của một vị đại tướng đầy uy tín một lời nói ra là xuất phát từ tâm huyết của một người đã từng hết lòng vì nước vì dân, là tiếng nói của giang sơn Tổ quốc qua một tâm hồn quang minh chính đại không ai dám nghi ngờ.

1. Trước hết hãy xem xét về lý lẽ, về sự lập luận của bài hịch.

a) Đối tượng của bài hịch là các tướng sĩ

Luận điểm đưa ra là: Làm tướng sĩ thì phải hết lòng với vua với nước, với chủ tướng của mình, đó là một chân lý. Tác giả khẳng định chân lý của luận điểm này bằng hàng loạt bằng chứng lịch sử. Bằng chứng càng nhiều, sức thuyết phục càng cao. Những bằng chứng lại được sắp xếp từ xa đến gần, từ xưa đến nay để thấy tính phổ biến của chúng trong thời gian, và tính nhỡn tiền còn nóng hổi của chúng ngày nay chứ không chỉ là chuyện sách vở xa xưa.

“Các ngươi con nhà võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi những chuyện xưa, ta không nói nữa. Nay là chỉ kể chuyện Tống, Nguyên mới đây

b) Từ luận điểm chung về tư cách người làm tướng, tác giả chuyền tư tưởng của mình

Ở đây tính chính nghĩa của bài hịch được khẳng định một cách đầy xúc cảm Bọn sứ thần nhà Nguycn xức phạm triều đình, ức hiếp vua tôi, ra lấy vơ vét của ta, lòng tham vô cùng, chắc chắn sẽ dẫn đến hoạ xâm lược. Trước tình hình ấy, chủ tướng vô cùng đau đớn, nhục nhã, ngày đêm lo việc đánh giặc, thà chết không chịu để mất nước

Nhưng đó có phải chỉ là chuyện của triều đình, lạ quyền lợi của nhà vua, của hoàng tộc và các vị đại thần? Không, không phải thế. Lời hịch khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa lợi ích của triều đình, của chủ lương với lợi ích của các tướng sĩ: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không cổ mặc thì lạ cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng...” Cần lưu ý đến mấy chữ “đã lâu ngày”. Nghĩa là quan hệ tốt đẹp giữa vua và tôi, chủ và tướng và quân là quan hệ đã lâu đời đã bền chặt tấm và rất đáng tin cậy, không kém gì quan hệ chủ tớ lý tưởng trong những chuyện anh hùng nghĩa sĩ bên Tàu (Cách đối đãi so với Vương Công Kiên đãi sĩ tướng, cốt Đãi Ngột Lang đãi người phụ tá nào cổ cúm gì).

c) Đến đây, luận điểm: làm tướng thì phải hết lòng với chủ đă được khẳng định đầy đủ không phải chỉ như một chân lý chung, mà còn là lẽ phải của ngày hôm nay, của vua tôi, chủ tớ nhà Trần trước nguy cơ ngoại xâm đã đến trước mặt.

Và như vậy thì vấn đề đặt ra là phải thực hiện lẽ phải ấy. Bài hịch chuyển sang một giọng văn vừa lâm ly thống thiết khi gợi ra hậu quả vô cùng khủng khiếp và thê thảm nếu không chống nổi giặc ngoại xâm, vừa mỉa mai chì chiết nhằm “khích tướng”, nghĩa là cố tình chọc vào,cứa vào lòng tự hào, tự trọng, ý thức về liêm sỉ của tướng sĩ nhà Trần vốn nổi tiếng với "hào khí Đông Á với tinh thần sắt thép, với thái độ quyết đánh của hội nghị Diên Hồng:

"Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, bằng lý và bằng tình - chủ yếu là bằng tình - bởi vì rút ra lý là chuyện đánh giặc cứu nước, cứu nhà, cứu mình, có gì phải bàn cãi nhiều.

3. Bài hịch không phải chỉ hay bằng lý lẽ, lập luận. Xét đến cùng, như đã nêu ở trên, sứ mạng của nó chủ yếu là tác động bằng tình cảm. Đây là thời kỳ văn học chứa phần biệt tách bạch giữa văn sử triết, giữa văn nghệ thuật, văn tình cảm, văn hình tượng với văn nghị luận, chính trị, triết luận.

Bài hịch xét về mặt thể loại vừa là một bài nghị luận (dùng luận điểm, luận cứ, thuyết phục bằng sức mạnh lôgic) vừa là văn nghệ thuật, văn hình tượng thuyết phục bằng tình cảm, cảm xúc.

Vì thế nổi lên trong bài văn, trên những lý lẽ, là hình tượng cái tôi vĩ đại Trần Hưng Đạo.

Ấy là một vị anh hùng có trái tim lớn. Trái tim chứa đầy tình cảm vĩ đại trong quan hệ với nước, với dân. Đây là trái tim đau cái đau lớn, oăm cái căm lớn, nhục cái nhục lớn. Một trái tim sôi sục mãnh liệt:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.

- Ấy là một vị tướng hết sức nhân hậu, gắn bó với quân sĩ, bộ hạ, bằng một tình cảm ruột thịt, như tình cha con một nhà “Không có mặc thì ta cho áo, không cổ ăn thì ta cho cơm (...) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết (...) thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi nguỵ sứ mà không biết căm (...) nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thổ đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh”. Đến lúc ấy “chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên: chẳng những thân xa kiếp này chịu nhục, mà đến trăm ngưm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bây giờ, dẫu các ngươi muôn vui vẻ phỏng có được không?”

d) "Khích tướng” là cốt để dẫn đến hành động. Nhưng hành động chỉ có hăng hái nhiệt tình không đủ. Phải có chuẩn bị chu đáo, phải biết cách dùng binh và phải biết luyện quân cho tốt vì thế bài hịch kết thúc bằng sự chỉ ra cụ thể công việc phải làm: học và luyện tập quân sĩ theo Bình thư yếu lược. Để nhấn mạnh lầm quan trọng của việc học tập cuốn sách này, tác giả coi đấy như là tiêu chuẩn để phân biệt địch la một cách dứt khoát:

“Nếu các ngươi biết chuyện tập sách này theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ nhược hằng khinh bỏ sách này trái lời dạy bảo của ta tức là kè nghịch thù”.

Nhìn chung lập luận của bài hịch đi từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ giải quyết nhận thức, kích động tình cảm đến kết thúc hằng hành động có chỉ dần thiết thực cụ thể. Lập luận cũng dùng lọi thắt buộc, thắt buộc chết, lúc ở nhà thì cùng nhau vui cười... ”

Ấy là một vị chủ soái đầy quyết tâm sắc đá, quyết đánh, quyết thắng, tin ở mình, tin ở tướng sĩ của mình, thể hiện ở lời văn cuồn cuộn, với những mệnh đề khẳng định dứt khoát, dồn dập, không cho ai có thể nghi ngờ, không cho ai có thể chối cãi hay do dự. Do dự lừng chừng là theo giặc, là phản bội, là nhục nhã, không đáng sống ở đời: “Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung. Các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ

Chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu giặc (...) muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa ”.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
XT
Xem chi tiết
QA
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết